Đất NHK là đất gì và những quy định hiện hành liên quan như thế nào? Đất này có chuyển đổi lên đất thổ cư được không? Tất cả những câu hỏi này sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết này mời các bạn cùng theo dõi.
Hệ thống pháp luật và đất đai được áp dụng cho đất trồng cây hàng năm, cùng quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đều có sự tương đồng với đất nông nghiệp.
Đất đai được phân loại theo quy định mới nhất của pháp luật Việt Nam thành 3 nhóm:
- Nhóm đất nông nghiệp
- Nhóm đất phi nông nghiệp
- Nhóm đất chưa sử dụng (các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng)
Theo điều 10 khoản 1 Luật đất đai 2013 đất nông nghiệp bao gồm:
- Đất trồng cây hàng năm gồm (đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác)
- Đất rừng sản xuất
- Đất trồng cây lâu năm
- Đất rừng phòng hộ
- Đất nuôi trồng thuỷ sản
- Đất rừng đặc trưng
- Đất làm muối
- Đất nông nghiệp khác gồm diện tích đất dùng để xây dựng cơ sở vật chất trồng trọt như nhà kính, chuồng trại chăn nuôi, khu nghiên cứu, nơi ươm giống…
>>> Xem thêm:Đất BHK là gì? Các quy định sử dụng đất BHK mới nhất hiện nay
Quy định hiện hành liên quan tới đất NHK
NHK là đất gì có giống đất CLN không?
NHK là đất gì? So với đất CLN có những điểm khác nhau không? Đất CLN (đất trồng cây lâu năm) dùng để chỉ nhóm đất trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng trên 1 năm. Các loại cây này cần được chăm sóc và có thể thu hoạch trong nhiều năm.
Ví dụ như các loại cây lấy gỗ, cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm, cây dược liệu lâu năm, cây bóng mát, cây tạo cảnh quan.
Thời hạn sử dụng của đất NHK?
Đất NHK không có quy định về thời hạn sử dụng đất. Chủ sở hữu có thể sử dụng đất cho đến khi địa phương có chính sách quy hoạch mới. Ví dụ như chuyển đổi đất sang đất thổ cư.
>>> Xem thêm:Luật đất đai 2020: Những điểm đáng lưu ý nhất
Đất NHK chuyển đổi về đất thổ cư được không?
NHK là đất gì và có thể chuyển đổi thành đất thổ cư không? Căn cứ theo Luật đất đai và các văn bản hiện hành thì đất trồng cây hàng năm khác có thể chuyển đổi thành đất để ở. Trường hợp này phải được sự cấp phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 57 Luật đất đai 2013. Người sử dụng đất khi muốn chuyển đổi phải thực hiện theo trình tự, thủ tục như sau:
- Chủ sở hữu đất nộp đơn xin phép chuyển đổi mục đích để sử dụng đất kèm với giấy chứng nhận liên quan đến cơ quan tài nguyên và môi trường.
- Cơ quan nhà nước có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, xác minh vị trí, thẩm định nhu cầu chuyển đổi sử dụng đất. Hướng dẫn chủ sở hữu thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định pháp luật. Trình hồ sơ lên UBND cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển đổi sang đất thổ cư, chỉ đạo cập nhật, chỉnh sửa dữ liệu, hồ sơ địa chính.
- Đối với trường hợp nhà đầu tư muốn chuyển đổi quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư thì đồng thời thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất và thủ tục cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng.
Đất NHK có được xây nhà không?
Đất NHK là đất gì? Dùng để xây nhà ở được không? Đất NHK sau khi hoàn thành thủ tục sang chuyển đổi từ đất đất trồng cây hàng năm sang đất thổ cư hoàn toàn có thể xây được nhà. Đồng thời cần có giấy phép xin cấp quyền xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
>>>Tham khảo thêm:LUC Là Đất Gì? Đất LUC Có Dùng Để Xây Nhà Được Không?
Chi phí chuyển đổi đất NHK là bao nhiêu?
NHK là đất gì? Chi phí chuyển đổi đất ra sao? Cách tính chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng theo quy định của nhà nước được tính như sau:
Chi phí chuyển đổi = Tiền sử dụng đất tính theo giá đất phi nông nghiệp – tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp.
Quy trình chuyển đổi đất NHK sang đất ở
Hồ sơ chuyển đổi
NHK là đất gì? Hồ sơ chuyển đổi đất ra sao? Hồ sơ chuyển đổi đất NHK sang đất ở được quy định: Người sử dụng đất nộp 1 bộ hồ sơ đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, hồ sơ gồm:
- Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
(Nguồn tham khảo: Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT từ Chính Phủ)
Quy trình chi tiết
Bước 1: Nộp hồ sơ
Chủ sở hữu đất muốn chuyển đổi mục đích sử dụng cần nộp hồ sơ đến Phòng Tài Nguyên và Môi Trường (cấp huyện). Hồ sơ gồm đơn đăng ký biến động đất đai, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bản sao giấy tờ cá nhân của chủ sở hữu.
Bước 2: Xử lý và giải quyết nếu hồ sơ chưa đạt
Cơ quan nơi tiếp nhận hồ sơ tiến hành xem xét tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn lại người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ lại theo quy định.
Bước 3: Xử lý và giải quyết yêu cầu
- Phòng Tài Nguyên và Môi Trường có tách nhiệm thẩm tra hồ sơ, xác minh thuộc địa, thẩm định nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
- Phòng Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
- Phòng Tài nguyên và Môi trường trình UBND cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
- Phòng Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.
- Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Bước 4: Trả kết quả
- Phòng Tài Nguyên Và Môi Trường trao quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân sau khi cá nhân thực hiện nghĩa vụ tài chính.
- Thời gian làm việc không quá 15 ngày tại vùng đồng bằng. Đối với vùng núi, hải đảo thời gian giải quyết không quá 25 ngày. Tính từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ; không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.
(Nguồn tham khảo: Quy trình chuyển đất nông nghiệp sang đất ở – Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam)
>>> Xem thêm:SKC là đất gì? Tìm hiểu mọi thông tin liên quan về đất SKC
Đất NHK có nên đầu tư hay không?
Ưu điểm
- Đất NHK có nguồn cung phong phú, giá bán cũng rẻ hơn nhiều so với đất thổ cư. Nhờ đó chủ đầu tư dễ dàng tìm kiếm nguồn đất và không cần bỏ quá nhiều vốn.
- Đất NHK với tiềm năng sinh lời lớn, nếu nằm gần khu đông dân cư cũng dễ thanh khoản. Sau khi chuyển đổi thành công đất trồng cây hàng năm khác nhà đầu tư sẽ có được khoản lãi không hề nhỏ.
>>> Xem thêm:DKV là đất gì? Hiện tại có thể xây nhà trên đất DKV không?
Rủi ro
- Đất NHK tuy giá thấp nhưng diện tích lớn vì vậy việc đầu tư cũng cần một khoản vốn không hề nhỏ. Hình thức đầu tư để sinh lời thường là mua xong rồi chờ cơ hội chuyển đổi lên đất thổ cư, phân lô bán nền. Nếu nhà đầu tư theo hiện tượng “sốt đất” hoặc sử dụng vốn phần lớn đi vay thì rủi ro rất cao. Một số trường hợp chưa chuyển đổi được đất thì thị trường bỗng chững lại nhà đầu tư khó mà sang nhượng.
- Nếu nhà đầu tư mua đất không thuộc khu vực quy hoạch thành đất thổ cư thì xem như vốn sẽ bị “đóng băng” rất lâu. Giải pháp là phải chuyển hướng đầu tư sang chăn nuôi, trồng trọt hoặc cho thuê với giá thấp.
- Chẳng may nhà đầu tư mua phải đất thuộc khu vực giải toả thì chỉ được bồi thường theo giá đất nông nghiệp. Đất bị thu hồi, bồi thường không đáng kể, mất cơ hội đầu tư sinh lời.
>>>Tham khảo thêm:DGT Là Đất Gì? Cập Nhật Quy Định Hiện Hành Về Đất DGT 2023
Những lưu ý khi đầu tư đất NHK
NHK là đất gì? Một số kinh nghiệm nhà đầu tư có thể tham khảo để giảm thiểu rủi ro khi đầu tư đất NHK:
- Chọn vị trí có tiềm năng như gần khu dân cư hoặc có khả năng hình thành cộng đồng dân cư trong tương lai. Có như vậy khi chuyển đổi sang đất thổ cư mới dễ dàng sang nhượng, sinh lời cao.
- Xác minh khu đất đó có nằm trong diện quy hoạch đất ở không. Đây là việc phải làm đầu tiên để giảm thiểu rủi ro đất nằm trong khu giải toả hoặc không chuyển đổi được sang đất thổ cư. Để xác minh bạn có thể đến UBND quận, huyện để hỏi về quy hoạch đất hàng năm.
- Xác minh xem đất có đủ điều kiện để chuyển đổi sang đất ở hay không. Đất cần có chứng nhận quyền sử dụng đất và còn thời hạn sử dụng, không xảy ra tranh chấp hoặc đang bị thi hành án.
- Thương lượng về chi phí chuyển đổi đất sang thổ cư với người bán. Phí này sẽ tùy thuộc vào quy định của từng địa phương.
- Tính pháp lý của hợp đồng mua bán đất cần được đảm bảo. Theo khoản 3 điều 167 luật đất đai 2013 hợp đồng mua bán, chuyển nhượng đất đai cần được công chứng, chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây của Mogi có thể giải đáp được thắc mắc đất NHK là đất gì?Ký hiệu NHK là đất gì? Các cá nhân, nhà đầu tư đang sở hữu đất NHK hoặc những ai đang có nhu cầu mua đất để đầu tư sinh lời sẽ có được những thông tin bổ ích. Truy cập Mogi thường xuyên để cập nhật các tin tức mới nhất về nhà đất, phong thủy, mẹo vặt,…
>> Xem thêm:
- Hộ khẩu thường trú có quan trọng không? Thủ tục đăng ký hộ khẩu thường trú
- LUK Là Đất Gì? Những Thủ Tục Cần Thiết Để Chuyển Đổi Đất LUK