Thế giới ngày càng thay đổi ở mọi phương diện, khía cạnh trong cuộc sống. Một hơi thở mới đang được thổi qua các ngành nghề khác nhau trong thời đại mới này. Trong đó sự phát triển có thể kể đến là việc ra đời của vô vàn kiểu dáng nhà ở khác nhau để đáp ứng nhu cầu của con người. Những ngôi nhà mang tính tích hợp, đa dạng tiện nghi đang trở thành những cơn sốt vì vậy nhà có tầng hầm lửng xuất hiện.
Hôm nay, Mogi xin giới thiệu cũng như chia sẻ với quý bạn đọc về một số điều về khái niệm, tiện ích và những thứ liên quan đến nhà có tầng hầm lửng nhé.
Thế nào là nhà có tầng hầm lửng?
Nhà tầng hầm lửng hay là nhà có tầng bán hầm được định nghĩa là một ngôi nhà có thiết kế khác biệt hơn so với lại nhà có tầng hầm thông thường. Phần trệt và lầu thì có phần giống nhau. Sự khác biệt đó được thể hiện bằng việc đối với nhà có tầng hầm lửng thì một nửa sẽ nằm ngang hoặc trên mặt đất và phần còn lại nằm dưới mặt đất nên là có thể được ánh sáng chiếu vào bên trong được, còn đối với ngôi nhà có tầng hầm bình thường thì được xây dựng cách biệt với mặt đất. Và có thể tự do chọn lựa chiều cao của hầm. Phụ thuộc vào gia chủ và điểm khác đó là không có ánh sáng chiếu vào.
>>> Xem thêm: Bỏ túi bí kíp thiết kế xây nhà cấp 4 khoảng 150 triệu đẹp, sang trọng
Ưu và nhược điểm của mẫu nhà có tầng hầm lửng
Ưu điểm
Những điểm sáng mà bạn có thể có được khi lựa chọn việc xây nhà theo mẫu nhà có tầng hầm lửng đó là:
- Có không gian để lưu trữ: Nếu ngôi nhà bạn có thêm được một tầng hầm thì sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí trong việc xây dựng thêm kho để lưu trữ đồ đạc. Song song, đó thì sẽ tiết kiệm được thêm không gian trong nhà; vì bạn đã tận dụng tối đa diện tích cũng như chức năng của hầm. Ở khu vực trong tầng hầm này thì bạn có thể để nhiều loại máy móc như là cục nóng máy lạnh, kệ dép, tủ giày,…
- Dùng hầm để làm gara xe hơi, xe máy: Đây là một nguyên nhân nữa để gia chủ quyết định xem mình sẽ xây dựng nhà tầng hầm lửng. Vì ở một số gia đình có số lượng người sử dụng xe nhiều thì chi phí gửi xe cũng là một khoản tiền không hề nhỏ.
- Dùng hầm là nơi trang trí: tầng hầm cũng là nơi để mọi người có thể thỏa sức sáng tạo của mình. Có thể thiết kế, trưng bày hoặc làm một quầy rượu nhỏ, kết hợp với một chiếc loa và một cây ghi-ta thì lúc ấy tầng hầm của bạn đã trở thành nơi vô cùng lý tưởng để thư giãn, tụ tập cùng hội bạn thân của mình.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm đã được liệt kê thì cũng có một số ý kiến trái chiều về việc xây dựng kiểu nhà này. Chúng ta sẽ bắt đầu xem xét lần lượt nhé:
- Điều đầu tiên phải lựa được khu vực có chất lượng đất ổn định. Không thể xây dựng nhà có tầng hầm lửng ở các khu vực gần bờ sông. Vì đất ở khu vực này không tốt có thể gây nước chảy vào hầm gây ảnh hưởng không hề nhỏ đến ngôi nhà, chỉ áp dụng cách xây dựng nhà này ở khu vực thành thị là chủ yếu.
- Cần phải kiểm tra định kỳ để đảm bảo các hệ thống điện và nước ở tầng hầm vẫn hoạt động ổn định. Điều này cũng tốn một lượng chi phí nếu xảy ra trục trặc trong bất kỳ hệ thống nào.
- Cần vệ sinh thường xuyên để tránh trường hợp là căn hầm của bạn trở thành nơi ở của các loại côn trùng và những loài động vật ưa bóng tối. Vì tầng hầm thông thường khi sử dụng thì gia chủ mới bật đèn; khi không sử dụng thì tầng hầm đi vào trạng thái tối tăm và có một chút hơi ẩm. Đây là điều kiện thuận lợi cho các loài kể trên phát triển. Vì vậy, việc vệ sinh đóng vai trò quan trọng trong việc khắc phục nhược điểm này.
Diện tích trung bình của mẫu nhà có tầng hầm lửng
Để có thể thiết kế thêm tầng hầm lửng thì diện tích của khu đất phải đạt một số yêu cầu nhất định đó là kích thước cho phần tầng hầm lửng phải từ 3x5m hoặc 3×5.5m phụ thuộc vào loại xe ô tô của bạn là loại 4 chỗ hay 7 chỗ.
Khi diện tích đất nhỏ hơn yêu cầu trên thì sẽ rất khó để xây dựng được tầng hầm lửng. Vì việc xe di chuyển ra vào tầng hầm này sẽ gặp nhiều điều hạn chế, không gian bị ngột ngạt và trong quá trình xây dựng, lắp đặt, bảo trì sẽ trở nên khó khăn hơn.
>>> Xem thêm: Mẫu nhà cấp 4 có gác lửng 4×16 và 5 bí kíp tối ưu diện tích nhất
Bản vẽ mẫu nhà có tầng hầm lửng
Về bản vẽ cần phải được dựa trên các thiết kế chuẩn xây dựng đi kèm với các kinh nghiệm thực tế khi xây dựng nhà ở. Những tiêu chí đã được đút kết khi xây dựng một ngôi nhà có tầng hầm lửng là:
- Chiều cao cơ bản của tầng hầm lửng luôn ở mức 2.2m đến 2.5m. Vì khi đó mới đảm bảo được việc cất giữ phương tiện vận chuyển của gia chủ. Ngoài ra đối với cả biệt thự hay nhà phố; thì chiều cao này được xem là mức tiêu chuẩn chung.
- Phần nổi của căn hầm tính đến tầng trệt của ngôi nhà thì không được phép vượt qua chiều cao 1m2 so với chiều cao của vỉa hè.
- Đường dốc phải cách ranh lộ giới một khoảng tối thiểu là 3m.
- Nếu ngôi nhà này được xây dựng liền kề với nhà khác; có mặt tiền giáp với đường lộ thì nhỏ hơn 6m. Thì khi đó không thể thiết kế hầm có dốc hướng trực tiếp ra đường lộ.
- Độ dốc là điều cũng cần phải lưu ý đó là phải có những rãnh xẻ chống trơn trượt. Thiết kế như vậy sẽ giảm thiểu tối đa rủi ro xảy ra và an toàn tuyệt đối với tầng hầm lửng.
- Độ rộng của của đường xuống hầm phụ thuộc vào số lượng tầng mà ngôi nhà đó sở hữu. Ví dụ biệt thự với số tầng dưới 3 tầng; thì đường dốc cho phép là từ 3.5m đến 5.5m dành cho các loại ô tô 4 và 7 chỗ.
Chi phí xây dựng của mẫu nhà có tầng hầm lửng
So với những ngôi nhà không cần xây dựng tầng hầm thì việc ngôi nhà xây thêm tầng hầm sẽ có chi phí chênh lệch theo ước tính là từ 115% đến gần 140%. Nếu có thêm chi phí gia cố đào đất thì tỷ lệ phần trăm này sẽ tăng lên thêm một khoản phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như là mức độ đào; sử dụng máy móc tiên tiến hay chỉ cần nhân công và các dụng cụ đơn giản như xẻng và cuốc.
Nhưng có một điều khá là thú vị. Đó là chi phí xây tầng hầm lửng thấp hơn so với việc xây thêm một tầng lầu. Vì tầng hầm lửng không được tính là một tầng chính vì chiều cao tiêu chuẩn của tầng lửng chỉ nằm xấp xỉ từ 2.2m đến 2.5m.
Do đó, một số gia đình vẫn ưu ái chọn lựa nhà có tầng hầm lửng. Bởi vì không những làm cho ngôi nhà đẹp hơn mà còn tối đa hóa không gian sử dụng cũng như tiết kiệm được chi phí cho gia chủ.
>>>Xem thêm: Chi phí xây làm trọ 20m2 – Những lưu ý khi xây phòng trọ cho thuê
Cách tính kinh phí dự kiến đối với nhà có hầm lửng
Giả sử rằng với diện tích đất là 120m2 nhà dùng để ở gồm có 1 trệt và 3 lầu, có hầm để xe và sân thượng. Vậy tổng kinh phí dự kiến là
- Diện tích dùng để xây móng: 120 x 50% = 60m2
- Diện tích dùng để xây hầm: 120 x 150% = 180m2
- Diện tích dùng xây tầng trệt: 120 x 100% = 120m2
- Diện tích xây dựng 3 lầu: 120 x 100% x 3 = 360m2
- Diện tích dùng để xây sân thượng: 120 x 50% = 60m2
- Diện tích dùng để xây mái: 120 x 50% = 60m2
- Tổng diện tích sàn để xây dựng: 840m2
- Đơn giá xây dựng phần thô và nhân công: 3.200.000 đồng
Kinh phí dự kiến cho toàn bộ: 840 x 3.200.000 đồng = 2.688.000.000 đồng
Ngoài ra độ sâu cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xây dựng. Chúng ta có thể xem thao khảo để lựa chọn được kích thước hầm mong muốn nhé:
- Đối với độ sâu nhỏ hơn 1m2 so với vỉa hè thì tính bằng 150% diện tích của sàn.
- Đối với độ sâu từ 1m2 đến 1m8 so vỉa hè được tính bằng 170% diện tích của sàn.
- Đối với độ sâu 1m8 đến 2m5 so với vỉa hè tính bằng 200% diện tích của sàn.
- Nếu cao hơn 2m5 so với vỉa hè thì được tính bằng 300% diện tích sàn.
Lưu ý một vài yếu tố khi xây dựng mẫu nhà này
Hệ thống giao thông trước cửa tầng hầm
Về cơ bản tầng hầm lửng được ra đời để gia chủ có thể đỗ xe ô tô của mình nên vị trí mở cửa phải có sự xem xét về giao thông thuận lợi. Ngoài ra cần kiểm tra sự ma sát của đường dẫn vào hầm để xe ra vào không bị trơn gây nguy hiểm. Đây là một điểm cần lưu ý đầu tiên khi bạn có ý định xây nhà có hầm lửng.
>>> Xem thêm: 11+ thiết kế nhà gác lửng 2 phòng ngủ đẹp, đa dạng phong cách
Hệ thống thoát nước ở tầng hầm
Việc lưu ý về hệ thống thoát nước vô cùng quan trọng đặt biệt là vào mùa mưa. Khi nâng cấp, cải tiến hệ thống thoát nước ở hầm thì giảm thiểu được những rủi ro từ mưa dẫn đến ngập nước, ẩm mốc và đọng nước khi hiện tượng triều cường xuất hiện.
Ở các khu vực thành thị thì điều này càng cần phải đắng đo suy nghĩ. Vì một số nơi kết hợp đường ống thoát nước hộ dân chung với nhau và nối với thành phố dẫn đến khi mưa lớn xuất hiện thì hệ thống thoát nước của thành phố bị nghẽn dẫn đến hệ thống thoát nước của hộ dân sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực.
Hệ thống điện dưới tầng hầm
Vì không gian của tầng hầm lửng dưới nằm chìm dưới mặt đất chiếm một nửa. Vì vậy điều quan tâm tiếp theo là hệ thống điện vì nó ảnh hưởng đến nhiều yếu tố khác nhau đặt biệt đó là yếu tố ánh sáng. Cần phải đảm bảo cơ bản rằng lượng điện năng cung cấp cho các loại đèn như là Neon, Compact ở dưới hầm lửng phải duy trì ở mức ổn định. Nên thường xuyên kiểm tra định kỳ hệ thống điện ở dưới tầng hầm để đảm bảo an toàn và tránh hạn chế việc lãng phí điện năng.
Nên lựa chọn cửa tầng hầm nào để an toàn
Theo những người có kinh nghiệm trong ngành xây dựng truyền tai nhau; thì việc chọn cửa cuốn thủy lực là loại cửa hiệu quả nhất vì dễ sử dụng và đảm bảo được độ an toàn cho người dùng. Tuy nhiên cũng cần phải xem xét các loại chức năng của loại cửa này. Vì sẽ có loại tự dừng lại khi gặp vật cản hoặc loại có thể dùng điều khiển từ xa để đóng mở khi không có người ở nhà. Gia chủ có thể cân nhắc túi tiền của mình để đầu tư vào loại cửa mình yêu thích.
Một số mẫu nhà có tầng hầm lửng đẹp hiện nay
Hiện nay sự đa dạng của loại nhà có tầng hầm lửng đã được thể hiệu qua nhiều cấu trúc, kết cấu nhà khác nhau. Chúng ta cùng tham khảo nhé:
Kiểu nhà tầng hầm lửng kiểu Châu Âu
Nhà tầng hầm lửng đẹp do được thiết kế tối giản
Nhà tầng hầm lửng ở Việt Nam
Nhà tầng hầm lửng Châu Á
Lời kết
Qua bài viết này, Mogi.vn đã chia sẻ với mọi người những kiến thức về nhà có tầng hầm lửng. Nếu bạn quan tâm về kiến thức xây dựng, những thông tin về bất động sản đừng quên tham khảo ngay ở trang Mogi nhé.