spot_img
Trang chủTin bất động sảnĐất Hiếm Là Gì Và Những Điều Cần Biết

Đất Hiếm Là Gì Và Những Điều Cần Biết

Đất hiếm là gì? Đây có phải là một loại bất động sản hay không?

Trong bài viết này, bạn hãy cùng với News Mogi tìm hiểu những thông tin cần thiết về đất hiếm. Bạn sẽ biết đất hiếm là cái gì và có công dụng, ý nghĩa như thế nào đấy.

Khái niệm: Đất hiếm là gì?

Đất hiếm vốn có thể tìm thấy ở mọi nơi trong vỏ trái đất
Đất hiềm vốn là nhóm 17 nguyên tố khác nhau

Đất hiếm còn được biết đến với tên gọi khác là Rare earth. Nó là một nhóm nguyên tố hiếm có hàm lượng ít trong vỏ trái đất. Rất khó để tách bạch các nguyên tố bên trong đất hiếm ra thành từng nguyên tố riêng biệt.

Nhóm 17 chất này là những loại vật chất có từ tính và tính điện hóa đặc biệt. Chúng có vai trò thiết yếu, được sử dụng rất nhiều trong sản xuất thuốc điều trị ung thư, các công nghệ năng lượng cần thiết cho cuộc sống cũng như điện thoại thông minh.

Trong thực tế, những chất này đã được công nhận là cực kỳ quan trọng đối với cuộc sống. Không chỉ ảnh hưởng đến ngành y học, nó còn ảnh hưởng mạnh mẽ tới công nghiệp, vũ trang khi là vật liệu cần thiết trong ngành sản xuất vũ khí.

>> Xem thêm:

  • Celadon City – Lắng nghe bản giao hưởng tuyệt vời giữa trời và đất.
  • Q7 Boulevard – sản phẩm đắt giá mang tới cho cư dân cuộc sống hưng thịnh.

Những nguyên tố đất hiếm là gì và cách viết tắt

Trong thực tế, đất hiếm được phân chia thành nhiều loại khác nhau. Nó phụ thuộc vào độ hiếm của loại đất đó trong thực tế ra sao. Dưới đây là cách phân chia, viết tắt của từng loại đất hiếm trong thực tế:

  • RE = Rất hiếm;
  • REM = kim loại Rất hiếm;
  • REE = nguyên tố Rất hiếm;
  • REO = oxit Rất hiếm;
  • LREE = nguyên tố Rất hiếm nhẹ (La-Sm);
  • HREE = nguyên tố Rất hiếm nặng (Eu-Lu);

Đất hiếm “hiếm” như thế nào?

Thực chất, đất hiếm có thể tìm thấy ở khắp nơi trong vỏ trái đất
Thực chất, đất hiếm có thể tìm thấy ở khắp nơi trong vỏ trái đất

Mặc dù được gọi là đất hiếm, loại đất này lại có thể tìm thấy ở khắp mọi nơi trên bề mặt trái đất. Tuy nhiên, chúng lại phân bố với trữ lượng cực kỳ thấp. Chính điều này khiến việc khai thác trở nên khó khăn và tiêu tốn những khoản chi phí khổng lồ.

Hiện tại, chúng ta có thể tìm thấy những nguyên tố đất hiếm trong các lớp trầm tình, các mỏ quặng đen. Nhóm đất hiếm thường không có tên chính xác trong những sắp xếp khoa học. Tuy nhiên, chúng vẫn được xếp vào dạng hợp kim và những chất khác. Chính xác là nam châm đất hiếm từ các dạng khác nhau của nam châm trong thực tế.

Hiện tại, các nguyên tố đất hiếm đã được tách tại Việt Nam rất nhiều. Các ngành liên quan có thể tách chúng ra với độ sạch lên tới 98-99%. Từ đó, sử dụng nó cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau.

Đất hiếm và lịch sử phát hiện, sử dụng trong các ngành công nghiệp

Nguyên tố đất hiếm đầu tiên được phát hiện là khoáng vật đen Ytterbite. 

Tìm hiểu về những ứng dụng của đất hiếm là gì?

Dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những ứng dụng của loại đất này trong cuộc sống thực tế nhé. Trung úy Carl Axel Arrhenius đã tìm được nó tại một mỏ đá tại Thụy Điển vào năm 1800.

Khoáng vật đó được đưa tới tay của Johan Gadolin, một giáo sư của học viện Hoàng gia Turku. Ông đã tiến hành phân tích và thu được một oxit không xác định mà ông gọi là yttria.

Đất hiếm được phát hiện từ lâu, nhưng trải qua nhiều năm việc tách thành phần của nó mới có thể thực hiện được
Đất hiếm được phát hiện từ lâu, nhưng trải qua nhiều năm việc tách thành phần của nó mới có thể thực hiện được

Lúc này, Johan chỉ phân lập được Berili và gadolinite từ đất hiếm. Ông không nhận ra sự có mặt của những nguyên tố khác trong thành phần của quặng.

Đến năm 1839, Carl Gustaf Mosander đã tiến hành tách và tìm được thành phần khác trong quặng. Tuy nhiên, phải đến năm 1842 ông mới tách được didymia và lanthana thuần túy.

Sau dần, trải qua nhiều năm ngành hóa học phát triển hơn rất nhiều. Từ đó, chúng tac ó được đất hiếm với những thành phần quan trọng, cần thiết cho cuộc sống như hiện nay.

Có thể bạn quan tâm:

  • Diamond Lotus Lakeview: Căn hộ xanh đầu tiên được xây dựng theo tiêu chuẩn Mỹ.
  • Q2 Thảo Điền – Dự án đáng chú ý trên thị trường trung tâm thành phố.

Trong công nghiệp

Với nhiều tính cách đặc trưng, đất hiếm được ứng dụng trong sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau. Dưới đây là những ngành sản xuất đồ công nghệ có sử dụng đến đất hiếm:

  • Chế tạo nam châm cho các loại máy phát điện.
  • Góp một phần trong việc chế tạo ra những nam châm trong các máy tuyển từ trong công nghệ của ngành tuyển khoáng hiện đại.
  • Làm ra đèn cathode trong các đầu máy vô tuyến truyền hình vẫn sử dụng tại các gia đình.
  • Đất hiếm có thể tách ra thành những chất xúc tác trong công nghệ lọc hóa dầu và xử lý môi trường.
  • Dùng làm vật liệu siêu dẫn.
  • Các ion đất hiếm cũng được sử dụng làm vật liệu phát quang trong những ứng dụng quang điện.
  • Ứng dụng trong việc chế tạo cảm biến cho hệ thống tên lửa.
  • Ngành công nghiệp kính sử dụng đất hiếm rất nhiều. Chúng được dùng để đánh bóng mặt kính và làm thêm màu sắc cho kính trở nên đẹp hơn và bắt mắt hơn.
  • Sản xuất đồ da dụng cũng cần tới đất hiếm.
  • Chính đất hiếm giúp cho đồ điện tử, điện thoại của chúng ta ngày càng nhỏ gọn hơn, nhẹ nhàng hơn và hoạt động hiệu quả hơn hẳn trước đó.

Như vậy, bạn đã biết nam châm đất hiếm là gì. Đồng thời nắm được những ứng dụng quan trọng của nó trong các ngành công nghiệp. Cùng tìm hiểu những ứng dụng khác của nó nhé.

Ứng dụng trong nông nghiệp của đất hiếm là gì?

Đất hiếm thường được bổ sung thêm vào phân bón để bón cho cây trồng. Các chế phẩm phân vi lượng cũng có thành phần đất hiếm, giúp tăng năng suất cây trồng cùng giúp chống lại các loại sâu bệnh.

Hiện tại, một số nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm việc bổ sung những thành phần của đất hiếm trong thức ăn chăn nuôi, chống mối mọt. Nhờ vậy, nó có khả năng bảo vệ cây trồng vô cùng hiệu quả.

Ứng dụng của đất hiếm trong y tế

Đất hiếm được ứng dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau
Đất hiếm được ứng dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau

Quá trình sản xuất thuốc trị ung thư, máy tạo nhịp tim, thuốc viêm khớp và những thiết bị phẫu thuật không thể thiếu được đất hiếm. Đặc biệt, nó còn được tìm thấy trong nhiều thiết bị với mục đích làm giảm khả năng phát thải của chúng.

Những tác hại của đất hiếm đối với cuộc sống

Ảnh hưởng tới sức khỏe

Nắm được đất hiếm là loại đất gì, bạn cũng nên biết được tác hại của nó đối với môi trường. Các nguyên tố trong đất hiếm rất độc, có nhiều nguyên tố có tính phóng xạ cao. Chính vì vậy, việc khai thác không đảm bảo có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới điều kiện môi trường.

Những phóng xạ phát ra từ đất hiếm cũng khiến môi trường trở nên nguy hiểm với người không may đi đến. Chính vì vậy, việc khai thác và kiểm soát nguồn đất hiếm trên thế giới luôn được chú ý một cách nghiêm ngặt.

Quy trình khai thác đất hiếm trên toàn thế giới đều cần dùng tới công nghệ cao. Dù không quá phức tạp, nhưng việc khai thác gây những ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe của công nhân.

Ảnh hưởng tới môi trường của đất hiếm là gì?

Khi khai thác đất hiếm, môi trường xung quanh các mỏ và những trung tâm xử lý quặng đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hai tình trạng nghiêm trọng nhất thường được nhắc đến là ô nhiễm không khí và ô nhiễm đất.

Quá trình thực hiện khai thác đất hiếm bằng công nghệ cao cũng có thể gây nên sự tàn phá mạnh mẽ với môi trường. Khi đó, hệ sinh thái của chúng ta vào vòng nguy hiểm khi thải ra rất nhiều sản phẩm phụ gốc kim loại.

Chính vì vậy, mọi cơ sở khai thác đất hiếm trên toàn thế giới đều được kiểm tra, kiểm soát vô cùng nghiêm ngặt. Mọi quy trình khảo sát, tiến hành khai thác đều được nghiên cứu thấu đáo trước khi tiến hành thực thi.

Do đó, không có gì ngạc nhiên khi các quốc gia đặc biệt xem trọng việc quản lý khai thác. Từ đó, bảo vệ nguồn đất hiếm cũng như giảm bớt những rủi ro, tác hại đối với đời sống của con người, hệ sinh thái.

Lời kết

Hy vọng bạn đã có những thông tin cần thiết về đất hiếm
Hy vọng bạn đã có những thông tin cần thiết về đất hiếm

Như vậy, bạn đã có được những thông tin cần thiết về đất hiếm. Nếu bạn còn điều gì băn khoăn, hãy gọi ngay cho Mogi để được tư vấn và hỗ trợ nhé!

Lan Nguyễn – Content Writer

Đất hiếm là gì?

Theo IUPAC, đất hiếm là một hợp chất bao gồm 17 nguyên tố hóa học khác nhau thuộc bảng tuần hoàn. Trong đó, có scandi, yttri và 15 nguyên tố khác nhau của nhóm Lantan.

Nguyễn Lan
Nguyễn Lan
Lan Nguyễn - Chuyên viên phân tích thông tin Bất động sản làm việc tại Muaban.net. Lan Nguyễn đồng thời cũng là Co-founder của Yêu Viết - Đơn vị chuyên tư vấn giải pháp Content cho doanh nghiệp.
spot_img

TIN LIÊN QUAN