Cuộc sống ngày càng hiện đại, phát triển, nhu cầu của con người cũng tăng cao. Ngoài vấn đề về ăn uống, kinh tế ra thì mối quan tâm về giải trí, hưởng thụ hay phong thủy được chú trọng nhiều hơn. Phong thủy cây cảnh được yêu thích bởi đem đến tài lộc, sức khỏe, may mắn cho gia chủ. Cây Thiết Mộc Lan đẹp không chỉ được dùng để trang trí, tạo điểm nhấn đặc biệt cho không gian sống mà còn đem đến những phong thủy tốt lành, dẫn vượng khí cho ngôi nhà và các thành viên trong gia đình. Cùng Mogi.vn tìm hiểu thêm về ý nghĩa cũng như giá trị phong thủy của loài cây cảnh độc đáo này nhé.
Thiết Mộc Lan là cây gì?
Cây Thiết Mộc Lan còn được gọi là cây Phát Tài hay cây Phất Dụ Thơm. Cây được phân biệt nhờ vào màu xanh của lá, gồm có 2 loại:
- Lá xanh hoàn toàn
- Lá xanh có sọc vàng
Cây được phân thành 2 loại chính:
- Thiết Mộc Lan gốc
- Thiết Mộc Lan khúc
>>> Xem thêm: Ý nghĩa hoa Cát Tường đỏ? Biểu tượng cho tình yêu sâu đậm
Cây Thiết Mộc Lan có nguồn gốc từ đâu
Cây Thiết Mộc Lan là cây thân gỗ, nhiều lá. Cây có nguồn gốc từ Tây Phi, thuộc họ Dracaenaceae. Điểm đặc biệt ở loại cây này đó là khi bị cắt ngang, chồi non sẽ tiếp tục mọc nhiều ra xung quanh vị trí cắt.
Ý nghĩa của cây Thiết Mộc Lan
Cây Thiết Mộc Lan đẹp sẽ đem đến nhiều sinh khí, sự may mắn và thịnh vượng cho gia chủ. Cây nên được đặt theo hướng Đông hay Đông Nam để đem đến may mắn. Cây đại diện cho hành Mộc, khi cây ra hoa cũng là dấu hiệu của tiền tài
Số cành hoặc chậu trồng cây Thiết Mộc Lan còn thể hiện ý nghĩa phong thủy riêng:
- 2 cành – Biểu trưng của sự trọn vẹn, may mắn trong tình yêu, vạn sự như ý.
- 3 cành – Biểu tượng cho sự hạnh phúc.
- 5 cành – Ý nghĩa biểu tượng của sức khỏe.
- 8 cành – Tượng trưng cho tiền tài, giàu có, phát lộc phát tài.
- 9 cành – Đại diện cho tài lộc dồi dào, hạnh phúc viên mãn, thời vận tốt đẹp.
Trong tương sinh ngũ hành, Thiết Mộc Lan thuộc mệnh Mộc, Mộc sinh Hỏa. Vì thế cây Thiết Mộc Lan sẽ thích hợp với cả hai cung mệnh Mộc và mệnh Hỏa.
Đặc điểm của loài cây Thiết Mộc Lan
Lá cây Thiết Mộc Lan gần giống với lá cây ngô, bóng dài và xanh tươi. Phần trung tâm có sọc rộng ngả vàng dọc phiến lá. Độ rộng của lá đến 10 cm và độ dài trung bình của lá có thể đến 100cm.
Hoa Thiết Mộc Lan thường ra hoa vào độ giao mùa từ Đông sang Xuân, lúc thời tiết vẫn còn se lạnh. Hoa sẽ mọc thành từng chùm, trắng ngần với mùi thơm dịu nhẹ, đặc biệt là về đêm.
Cây Thiết Mộc Lan có sức sống khỏe và bền bỉ. Chỉ cần gieo một cành nhỏ xuống đất là có thể phát triển thành một cây to lớn, khỏe mạnh. Nếu trồng trong tự nhiên chiều cao của cây có thể lên đến 6m.
Dù trong điều kiện ánh sáng yếu nhưng cây vẫn có thể phát triển tốt. Nếu cây tiếp xúc thường xuyên với nắng ấm 1-2 lần/tuần cây sẽ xanh tươi hơn nhờ được quang hợp, trao đổi chất tốt hơn.
Kỹ thuật trồng cây Thiết Mộc Lan
Bước 1: Lựa chọn cây giống
- Chọn cây giống tốt, không nhiễm bệnh hay không có nguồn bệnh.
- Cây giống đủ già, nếu chọn cây giống trẻ thân sẽ non và không đủ nước trong thân để kích thích cành giâm mọc lên chồi non.
Bước 2: Nhân giống bằng giâm cành
- Nhân giống cây Thiết Mộc Lan bằng 2 phương pháp: gieo hạt và giâm cành. Phương pháp giâm cành sẽ giúp rút ngắn thời gian và đem lại năng suất cao hơn.
- Lấy cây bố mẹ khỏe, mắt lá ngắn để cắt ra thành từng khúc riêng biệt có chiều dài khác nhau tùy mục đích sử dụng.
- Đối với cây già: Cắt khúc ngắn hơn vì cây chắc, dự trữ nguồn dinh dưỡng cao.
- Đối với cây non: Phần ngọn phải cắt dài hơn vì sinh trưởng chậm.
- Nên dùng dao hoặc cưa để cắt ngang phần đầu cây cho bằng và đẹp
- Sử dụng sơn chống thấm hoặc vôi bôi lên các đầu cây. Hình thức này vừa thẩm mỹ vừa bảo vệ cây khỏi bị thấm nước làm mục nát, hư hỏng.
- Phương pháp này giúp kích thích cây nảy mầm nhanh, tạo điều kiện cho mầm non sinh trưởng tốt.
>>> Tham khảo: Cây lưỡi hổ ra hoa có ý nghĩa gì? Mang đến điềm hung hay cát?
Bước 3: Chuẩn bị chậu hoặc luống ươm
- Chuẩn bị giá thể là tro trấu để ươm Thiết Mộc Lan tại vườn ươm.
- Làm luống giâm ươm với bề ngang 1,5m, chiều dài tùy vào số lượng cây sẽ ươm.
- Khi giâm xuống đất phải chú ý nguồn đất cần độ tơi xốp, nhiều mùn.
- Thời gian trong vườn ươm cần đảm bảo từ 3 đến 5 tháng.
Bước 4: Thiết kế hàng trồng
- Nếu đất dốc nên thiết kế theo đường đồng mức, chống rửa trôi, xói mòn.
- Thiết kế hàng theo hướng Bắc Nam tránh ảnh hưởng từ gió mùa Đông Bắc hay gió Lào.
- Dùng cọc tiêu để cắm định vị, hố trồng theo hàng lối để tiện chăm sóc về sau.
Cách chăm sóc cây Thiết Mộc Lan
Nhu cầu được tưới nước
Thường xuyên kiểm tra độ ẩm chậu cây và tưới lượng nước vừa đủ cho cây phát triển:
- Dùng tay kiểm tra đất và dưới mặt chậu có ẩm hay không. Nếu quá ướt hãy kiểm tra tình trạng bị ứ nước không và tiến hành thông lại lỗ chậu cây. Tạm thời ngưng nước khoảng 2-3 ngày.
- Tiến hành tưới nước nếu đất trên mặt phía gần gốc cây khô ráo. Tưới nước quanh gốc cây với lượng nước phù hợp với loại cây và chậu cây.
- Kiểm tra độ ẩm và điều chỉnh lượng nước tưới phù hợp. Lau lá bám bụi và vệ sinh chậu cây thường xuyên.
Nhu cầu ánh sáng
- Thiết Mộc Lan là cây ưa sáng toàn phần hoặc ánh sáng bán phần. Cây cũng có thể chịu được bóng râm toàn phần trong một thời gian ngắn.
- Nhiệt độ thích hợp trong khoảng 15 – 300 độ C với khả năng chịu nhiệt tốt, biên độ nhiệt rộng. Do đó cây cần đặt gần cửa sổ, cửa kính nhận ánh sáng mặt trời hoặc dưới đèn điện được chiếu sáng từ 10-12 tiếng/ngày.
Cắt tỉa, tạo kiểu
- Kiểm tra, nhặt bỏ hết lá vàng úa và cắt tỉa đầu lá héo. Khi cắt tỉa nên cắt theo hình chiếc lá và cắt ở đầu lá để đảm bảo tính thẩm mỹ. Cắt bỏ lá cần cắt sát thân, tránh cầm tay tước.
- Theo dõi thường xuyên để cắt bỏ bớt cành lá khô, có sâu bệnh để tạo dáng đẹp cho cây.
>>> Xem thêm: Top 11 loại cây phong thủy mang lại may mắn tài lộc cho người mệnh Kim
Phân bón
- Cây cần một lượng phân bón vừa đủ để duy trì chất dinh dưỡng để phát triển nhanh chóng và khỏe mạnh.
- Nên lựa chọn phân NPK để bón vời tần suất 2-3 tháng/lần, rắc quanh các gốc cây và thân cây từ 5-10cm rồi tưới nước đều cho ngấm quanh gốc. Hoặc hòa đều phân bón NPK rồi tưới đều lên gốc cây.
Xử lý khi bệnh
Hầu hết các cây Thiết Mộc Lan không có nhiều sâu bệnh. Nếu có sâu bệnh thì thường là sâu cuốn chiếu làm khô vằn lá. Bạn chỉ cần bắt sâu thủ và loại bỏ lá sâu để phòng trừ sâu bệnh hiệu quả.
Thiết Mộc Lan hợp với người mệnh gì?
Cây Thiết Mộc Lan đẹp đại diện cho hành Mộc. Đại diện cho sự năng động, hướng ngoại, yêu thiên nhiên và giàu lòng vị tha. Để tăng vận khí người mệnh Mộc có thể trồng nhiều cây Thiết Mộc Lan trong nhà. Trong ngũ hành tương sinh, Mộc sinh Hỏa nên loại cây này sẽ là lựa chọn tuyệt vời của người mệnh Hỏa.
Thiết Mộc Lan hợp với người tuổi nào?
Thiết Mộc Lan đẹp hợp với người mệnh Mộc và Hỏa. Những người thuộc mệnh Mộc gồm có:
- Mậu Tuất – 1958
- Kỷ Hợi – 1959
- Nhâm Tý – 1972
- Quý Sửu – 1973
- Canh Thân – 1980
- Tân Dậu – 1981
- Mậu Thìn – 1988
- Kỷ Tỵ – 1989
- Nhâm Ngọ – 2002
- Quý Mùi – 2003
Những tuổi thuộc mệnh hỏa gồm có:
- Giáp Tuất – 1994
- Đinh Dậu – 1957 & 2017
- Bính Dần – 1926 & 1986
- Ất Hợi – 1995
- Giáp Thìn – 1964
- Đinh Mão – 1987
- Mậu Tý – 1948 & 2008
- Ất Tỵ – 1965
- Kỷ Sửu – 1949 & 2009
- Mậu Ngọ – 1978
- Bính Thân – 1956 & 2016
- Kỷ Mùi – 1979
Cây Thiết Mộc Lan cũng rất hợp với những người mang mệnh Mộc (Tân Mão – 1951) và mệnh Hỏa (Đinh Mão – 1987). Người tuổi Mão nhẹ nhàng, ôn hòa và thích sự đơn giản. Trồng cây Thiết Mộc Lan sẽ xua tan những điềm xui rủi, có nhiều cơ hội thăng tiến hơn trong công việc và cuộc sống.
Thiết Mộc Lan giúp ích gì?
Giúp ích cho ngôi nhà
Trồng cây Thiết Mộc Lan trong nhà giúp các thành viên trong gia đình khỏe mạnh, mang đến sự thư thái, sảng khoái và nhiều năng lượng tích cực.
Giúp ích cho văn phòng
Thiết Mộc Lan thường được dùng làm cây cảnh trang trí ở phòng khách, văn phòng làm việc để tạo không khí trong lành, sạch sẽ. Mọi người cũng sẽ thư giãn khi ngắm nhìn trong phòng làm việc.
Dùng làm món quà
Cây Thiết Mộc Lan có tác dụng thanh lọc không khí, hấp thụ chất độc hại trong môi trường sống. Vì thế trồng cây Thiết Mộc Lan sẽ cải thiện chất lượng không khí, hạn chế ô nhiễm. Nhờ nhiều lợi ích tích cực nên cây Thiết Mộc Lan là món quà vô cùng ý nghĩa để tặng cho gia đình, bạn bè.
>>> Xem thêm: Trồng cây phong thủy theo tuổi cho 12 con giáp tài lộc, bình an
Nên đặt chậu Thiết Mộc Lan ở đâu trong nhà
Theo ngũ hành, cây cần đặt ở nơi nhiều ánh sáng, hướng mặt trời mọc – hướng Đông hoặc Đông Nam. Đây là nơi hội tụ đầy đủ nhiều ánh sáng, đại diện cho cung mệnh Mộc. Nhờ đó sẽ đem đến nhiều may mắn, tài khí cho gia chủ.
Một số mẫu chậu hợp với Thiết Mộc Lan
Khi được trồng trong chậu, hành Mộc là cây Thiết Mộc Lan, hành Thổ là đất trồng cây, hành Thủy là nguồn nước nuôi sống cây. Tùy theo cung mệnh để gia chủ lựa chọn mẫu chậu phù hợp với mình. Theo ngũ hành thì mệnh Thổ nên chọn chậu màu nâu đất. Mệnh Hỏa nên chọn chậu màu xanh lá. Hành Kim thì chọn chậu kim loại hoặc chậu kính.
Ngoài ra có thể lựa chọn mẫu chậu có chất liệu từ cao cấp như xi măng đá mài, gốm, composite… đến chất liệu rẻ như xi măng, sứ, đất nung, nhựa… Cây để sảnh hoặc phòng khách nên lựa chậu có chiều cao ít nhất 60cm kèm độ rộng tương ứng. Với cây mini nên lựa chậu cao khoảng 10-15cm, độ rộng bằng chiều cao.
Cây Thiết Mộc Lan đẹp là loại cây cảnh phong thủy được tạo dáng độc đáo, được dùng để trang trí nội thất – văn phòng. Cây mang đến phong thủy tốt đẹp cho gia đạo, may mắn và tài lộc tương tự các loại cây phong thủy khác như cây kim tiền, đại phú gia, cau Hawaii…. Trên đây là ý nghĩa phong thủy và cách chăm sóc cây Thiết Mộc Lan mà Mogi.vn đã chia sẻ. Nếu bạn hợp tuổi trồng loại cây này hãy lựa chọn Thiết Mộc Lan đẹp để rước tài lộc, may mắn, sức khỏe cho gia đạo nhé.