Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên ban tặng cho con người. Từ hàng ngàn năm qua cuộc sống của chúng ta đã gắn liền với đất đai và cây trồng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc sử dụng đất đai ở nước ta vẫn còn nhiều bất cập. Trong bài viết này hãy cùng Mogi tìm hiểu những biện pháp sử dụng đất hợp lý nhé!
Tại sao phải sử dụng đất hợp lý
Đất là lớp bề mặt tơi xốp được hình thành trên vỏ trái đất. Tại đây các loài thực vật có khả năng sinh trưởng tốt và đơm hoa, kết trái. Đất trồng bao gồm phần khí, phần rắn và phần lỏng.
- Phần khí là không khí bên trong khe hở của đất. Không khí trong đất chứa nitơ, cacbonic, oxy giống như không khí trong khí quyển. Tuy nhiên trong đất sẽ có lượng oxy ít hơn trong khí quyển. Và lượng khí cacbonic sẽ nhiều hơn trong khí quyển.
- Phần rắn sẽ gồm chất hữu cơ và vô cơ. Thành phần vô cơ sẽ chiếm từ 92-98% phần rắn. Bên trong chất vô cơ sẽ chứa các chất như kali, oxy, nitơ, photpho…Thành phần hữu cơ sẽ gồm các sinh vật sống trong đất, xác động vật, thực vật và vi sinh vật đã chết. Xác động thực vật dưới tác động của vi sinh vật sẽ được phân hủy thành chất hữu cơ và chất khoáng.
- Phần lỏng chính là nước trong đất có tác dụng hòa tan chất dinh dưỡng.
Đất có vai trò vô cùng quan trọng với con người. Đất giúp nuôi dưỡng cây trồng cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm cho con người và cả vật nuôi. Đồng thời cũng là nơi tạo ra nguồn nguyên liệu để cung cấp cho các ngành công nghiệp. Cũng như tạo ra sản lượng nông sản để xuất khẩu.
>>> Xem thêm: 1 công đất bao nhiêu m2? Hướng dẫn đổi đơn vị đo đất chuẩn nhất
Tác hại khi không có biện pháp sử dụng đất hợp lý
”Tấc đất tấc vàng” là câu nói của cha ông quả không sai. Đất chính là nguồn tài nguyên quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Chỉ xét riêng Việt Nam là một quốc gia phát triển chủ yếu dựa trên nông nghiệp. Hàng năm chúng ta xuất khẩu một lượng hàng nông sản vô cùng lớn ra nước ngoài. Nhờ vậy mà tạo nên công ăn việc làm và thu nhập cho mọi người. Tuy nhiên chính việc sử dụng đất không hợp lý đã và đang gây nên những hệ lụy. Theo như nghiên cứu thì độ phì nhiêu của đất ở nước ta đang có sự giảm sút nghiêm trọng về lượng mùn và chất hữu cơ trong đất. Đất ở những đồng bằng phù sa màu mỡ cũng chỉ còn dưới 1% hàm lượng hữu cơ.
Đất trồng đang bị vắt kiệt bởi việc canh tác liên tục và đất không hề được nghỉ ngơi. Bên cạnh đó là tình trạng lạm dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, diệt cỏ. Tình trạng này kéo dài đã khiến cho đất nông nghiệp trở nên khô cứng, bạc màu.
Thực trạng hiện nay đã có hơn 1,3 triệu ha đất bị suy thoái. Hơn 2,3 triệu ha đất có dấu hiệu và 6,6 triệu ha có nguy cơ bị suy thoái. Những con số này chính là hồi chuông cảnh tỉnh nếu như không có biện pháp sử dụng đất hợp lý.
Một số biện pháp sử dụng đất hợp lý
Có mấy biện pháp sử dụng đất hợp lý? Câu trả lời chính là: Thâm canh tăng vụ, không bỏ hoang đất, trồng cây gây rừng, kết hợp sử dụng và cải tạo hợp lý.
Thâm canh tăng vụ
Thâm canh tăng vụ là phương thức áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Mục đích của việc này là cải tạo đất trồng đồng thời tăng năng suất thu hoạch. Đây được đánh giá là cách làm hiệu quả đem lại lợi ích kinh tế cho nhà nông. Và đáp ứng được những yêu cầu về chất lượng nông sản trên thị trường. Bản chất của việc thâm canh có thể hiểu là sự đầu tư thêm vốn, nhân công, công nghệ trên cùng một đơn vị diện tích để thu được nhiều sản phẩm hơn. Đồng thời chi phí bỏ ra sa cũng sẽ thấp hơn.
Việc thâm canh đặc biệt thích hợp với hiện trang hiện nay. Bởi quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nhanh đã làm thu hẹp diện tích canh tác dành cho đất nông nghiệp. Thâm canh sẽ góp phần làm tăng sản lượng thu hoạch được trên cùng một diện tích đất trồng. Thâm canh giúp tận dụng được cùng lúc nhiều nguồn lực. Đặc biệt là khoa học kỹ thuật hiện đại giúp đạt được hiệu quả cao nhất.
>>> Xem thêm: Sào là gì? 1 sào đất ruộng thì bằng bao nhiêu tiền?
Không bỏ hoang
Đất bỏ hoang chính là gây nên việc lãng phí nguồn tài nguyên đất. Hiện nay, một số địa phương vẫn còn tình trạng người dân bỏ đất nương rẫy đi làm ăn xa. Đất cây trồng bị bỏ hoang khiến cây cỏ dại mọc um tùm gây nên hiện tượng đất bị khô cằn, bạc màu. Trong khi một số nơi khác lại đang khan hiếm nguồn tài nguyên đất đai để canh tác. Chính vì vậy, nhà nước cần có chính sách khuyến khích người dân tăng gia sản xuất. Không bỏ hoang đất gây lãng phí.
Có rất nhiều cách để cải tạo đất và tiến hành trồng trọt chăn nuôi đem lại nguồn thu nhập. Nếu như được đảng, nhà nước và chính quyền địa phương quan tâm kịp thời. Có sự hướng dẫn và mang khoa học kỹ thuật đến những nơi chưa phát triển nhưng có nguồn đất canh tác lớn thì vấn đề đất bị bỏ hoang vẫn có thể được giải quyết. Người dân có thể canh tác trên đất của mình và có được công ăn việc làm, nguồn thu nhập đủ để nuôi sống bản thân và gia đình.
Trồng cây
Với những vùng đất bị bỏ hoang hoặc bị nạn tàn phá rừng gây nên hiện đồi trống, đồi trọc, đất đai xói mòn, bạc màu. Thì biện pháp trồng cây gây rừng chính là giải pháp tối ưu nhất hiện nay. Rừng chính là lá phổi xanh của trái đất giúp hấp thụ khí CO2 và thải ra khí oxy. Việc trồng cây phủ xanh những mảnh đất trống không chỉ giúp làm sạch không khí, phủ xanh trái đất, đem lại nguồn tài nguyên gỗ. Bên cạnh đó cây cối còn giúp tạo nên một hệ sinh thái tuyệt vời mang lại môi trường sống cho các loài động vật.
Những héc ta đất cây ăn quả, cây công nghiệp hay rừng đầu nguồn. Chính là chiếc ô lớn giúp đất đai trở nên màu mỡ và ngăn cản nước mưa không xối thẳng xuống mặt đất. Nắng cũng không thể chiếu qua giúp không khí thêm phần trong lành, mát mẻ. Khi phủ xanh được những khu đồi trọc cũng sẽ giúp ngăn cản dòng chảy nếu có lũ xuất hiện. Giảm thiểu thiệt hại về con người và hoa màu. Trồng cây xanh chính là biện pháp hiệu quả nhất giúp giảm hạn hán, lũ lụt.
>>> Xem thêm: Có nên mua đất trồng cây hàng năm không? Những lưu ý khi mua đất
Kết hợp sử dụng và cải tạo đất
Đâu là biện pháp sử dụng đất hợp lý? Thực tế, hiện nay có nhiều cách thực hiện như sau:
- Cày sâu cuốc kỹ kết hợp cùng việc bón phân hữu cơ. Cách này sẽ giúp làm tăng bề dày của đất, chống việc gốc cỏ dại chưa được làm sạch hết và làm sạch những gì còn sót lại của vụ mùa trước. Đất đai sẽ được tơi xốp, thoáng khí hơn và độ phì nhiêu cũng sẽ tăng lên.
- Làm ruộng bậc thang ở những địa hình đồi núi giúp chống rửa trôi, xói mòn và giữ lại dinh dưỡng trong đất.
- Trồng xen lẫn canh cây phân xanh với cây công nghiệp để tăng thêm độ che phủ đất, chống xói mòn.
- Bón vôi cho đất để giảm độ chua và cung cấp canxi. Đồng thời bộ rễ của cây cũng sẽ phát triển tốt hơn.
- Rửa phèn cho đất bằng cách cày nông, bừa sục, giữ và thay đổi nước thường xuyên.
Sử dụng đất hợp lý sẽ mang đến lợi ích gì?
Lợi ích của việc sử dụng đất hợp lý vô cùng thiết thực và tác động trực tiếp đến con người, môi trường.
- Sử dụng đất hợp lý sẽ có đủ đất đáp ứng cho nhu cầu của con người hiện tại và hướng đến tương lai.
- Đảm bảo cung cấp được đầy đủ nguồn lương thực cho con người như gạo, rau củ, hoa quả…
- Tiết kiệm nguồn tài nguyên đất để bảo vệ môi trường, động thực vật.
- Đất đai không chỉ là nơi để sản xuất nông nghiệp mà còn là cơ sở để xây dựng công trình phát triển đất nước.
- Dân số đông cũng đồng nghĩa với nhu cầu lương thực tăng cao. Do đó cần sử dụng đất một cách hiệu quả, hợp lý.
Hy vọng với những chia sẻ về vai trò và biện pháp nào sử dụng đất hợp lý trong bài viết này. Bạn đọc đã có cho mình những thông tin hữu ích về đất đai (nguồn tài nguyên quý giá) mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Mỗi chúng ta hãy cùng chung tay góp một phần công sức bé nhỏ để cùng bảo vệ đất và trái đất. Để cuộc sống của con người ngày càng văn minh, tốt đẹp hơn.
>>> Xem thêm:
- Các loại đất ở Việt Nam – Phân loại đất theo luật đất đai năm 2022
- Xói mòn đất là gì? Những tác hại của việc xói mòn đất và giải pháp