spot_img
Trang chủPhong thuỷVăn Cúng Gia Tiên Đầy Đủ Nhất Và Cách Sắm Lễ Chuẩn

Văn Cúng Gia Tiên Đầy Đủ Nhất Và Cách Sắm Lễ Chuẩn

Thờ cúng gia tiên là một truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam từ thuở xưa tới nay. Trong mỗi dịp dâng lời lên ông bà, con cháu sẽ thường sử dụng văn cúng gia tiên để vừa gửi gắm được lời muốn nói, vừa thể hiện được sự thành kính của mình. Cùng Mogi đọc ngay các mẫu văn cúng gia tiên để bạn có thể tham khảo sử dụng khi cần nhé!

Văn cúng gia tiên có ý nghĩa gì?

Thờ cúng ông bà tổ tiên đã trở thành một phong tục tập quán truyền thống lâu đời của người dân Việt Nam. Cúng gia tiên đã trở thành nét truyền thống gắn liền với đời sống của người dân. Đây là lúc để con cái trong gia đình có dịp tưởng nhớ những người thân đã mất, cúng tiên thường sẽ được tính dựa trên ngày ở lịch Âm.

Văn cúng gia tiên
Văn cúng gia tiên là một trong những nét văn hóa truyền thống của người dân Việt

Việc cúng gia tiên là vô cùng cần thiết và quan trọng. Đây cũng là lúc mà con cháu bày tỏ lòng thành kính của mình đến những người thân đã khuất. Kèm theo lễ cúng là những văn khấn gia tiên xin làm ăn được thuận lợi , xin ông bà tổ tiên phù hộ cho những người trong gia đình luôn được bình an, gặp nhiều thuận lợi, may mắn và công việc làm ăn cũng được hanh thông hơn.

Xem thêm: Bài Cúng Cô Hồn Tháng 7 Tại Nhà Đầy Đủ, Chi Tiết Nhất

Cần chuẩn bị những gì cho lễ cúng gia tiên?

Trước những vật phẩm cần chuẩn bị cho lễ cúng gia tiên thì ngay từ trong tâm của con cháu phải hướng về cội nguồn thì những vật phẩm mới xứng đáng được ông bà chấp nhận. Sự thành tâm của con cháu được thể hiện qua thái độ trang nghiêm, trân trọng và sự kỹ lưỡng, cẩn thận trong từng việc nhỏ để chuẩn bị cho lễ cúng gia tiên.

Văn cúng gia tiên
Cần chuẩn bị những lễ vật thờ cúng gia tiên thật chu đáo

Thông thường thì người ta thường sắm những vật phẩm để làm lễ cúng gia tiên như:

  • Các loại hoa cúng như hoa hồng, hoa cúc, hoa huệ…
  • Trái cây tươi để cúng
  • Nước lọc
  • Chuẩn bị rượu trắng
  • Oản
  • Bánh kẹo
  • Nhang, đèn, hương, nến
  • Bài văn cúng gia tiên

Nếu cúng gia tiên được tổ chức trong các dịp lễ tết hoặc các dịp trọng đại thì thường sẽ có thêm một mâm cơm cúng. Mâm cơm cúng này sẽ tùy thuộc vào phong tục của mỗi gia đình mà nó có thể là mâm cơm cúng chay hoặc là cúng mặn.

Xem thêm: Mẫu Bài Cúng Ngoài Sân, Văn Khấn Chung Thiên Ngoài Trời Chuẩn

Khi nào nên cúng gia tiên?

Văn cúng gia tiên thường được đọc trong các dịp cúng gia tiên thường được tổ chức vào những dịp như:

Văn cúng gia tiên
Thờ cúng gia tiên hàng ngày, hàng tháng hoặc vào các dịp lễ giỗ, lễ tết,…
  • Cúng gia tiên vào thời gian hàng tháng, hàng tuần, hàng ngày để cầu xin tổ tiên linh thiêng phù hộ
  • Cúng gia tiên vào các ngày mùng một hoặc ngày rằm hàng tháng
  • Cúng gia tiên vào các dịp lễ Tết hay các dịp hệ trọng theo văn hóa Việt Nam như Lễ Vu Lan, Tết Nguyên Đán, Tết Nguyên tiêu,…

Mâm lễ cúng gia tiên gồm những gì?

Trong những ngày lễ trọng đại, hay những ngày lễ lớn trong năm như mùng 5 tháng 5, lễ Vũ Lan,… bên cạnh việc đọc văn cúng gia tiên ngày mùng 5 tháng 5 hay còn gọi là văn cúng gia tiên tết đoan ngọ thì người ta còn chuẩn bị thêm những mâm lễ cúng cho những dịp này. Ở mỗi miền sẽ có cách chuẩn bị mâm cúng khác nhau như sau:

Mâm cơm cúng gia tiên miền Bắc

Đối với những người ở miền Bắc, trong các ngày cúng gia tiên thì ẩm thực là một phần không thể thiếu. Ở trên bàn thờ thì mâm cơm cúng gia tiên của họ chắc chắn sẽ có những món như:

Văn cúng gia tiên
Mâm cúng gia tiên miền Bắc với nhiều món ăn truyền thống
  • Cơm trắng
  • Xôi vò hoặc xôi gấc
  • Thịt quay hoặc thịt kho
  • Giò chả
  • Canh chân giúp hầm với mộc nhĩ hoặc hầm với măng
  • Canh miến hoặc miến xào với lòng mề gà
  • Gà luộc
  • Món rau xào
  • Món nộm
  • Món nem rán

Mâm cơm cúng gia tiên miền Trung

Miền Trung là một vùng miền thường xuyên phải đối mặt với nhiều thiên tai và phải gặp nhiều khó khăn hơn các vùng miền khác, tuy nhiên mâm cơm cúng gia tiên của những người miền Trung cũng vô cùng phong phú và không thể thiếu những món ăn đặc trưng như:

Văn cúng gia tiên
Mâm cúng tổ tiên miền Trung có nhiều món ăn phong phú
  • Xôi lạc, xôi vò
  • Thịt heo luộc hoặc gà luộc (thường thì sẽ là thịt gà luộc, trừ khi không có gà thì mới thay thế bằng thịt heo)
  • Món rau xào
  • Món cá thu kho cắt khúc
  • Canh xương hầm với các loại rau củ
  • Món thịt kho tiêu

Mâm cơm cúng gia tiên miền Nam

Khác với miền Bắc và miền Trung, người dân miền Nam thường khá quan tâm đến việc nêm nếm thức ăn và các gia vị nêm trong thức ăn. Nên người miền Nam thường tập trung vào một số món chính và chăm chút cho món ăn tròn vị nhất có thể, trong đó có 4 món chính hầu như mâm cũng nào cũng có đó là:

Văn cúng gia tiên
Mâm cúng gia tiên miền Nam thường rất chú trọng đến hương vị
  • Món hầm: thường thì người miền Nam sẽ chọn làm món hầm thịt heo với măng, hoặc hầm với các loại củ.
  • Món kho: thường sẽ là món thịt kho tàu, còn nếu là cá thì sẽ là cá lóc kho với nước dừa có hương vị chuẩn miền Nam.
  • Món luộc: thường sẽ là thịt ba chỉ luộc sau đó cắt thành từng miếng mỏng
  • Món xào: thường là các món xào mặn hoặc xào chua và sẽ không sử dụng thịt rừng để làm các món xào.

Tổng hợp các mẫu văn cúng gia tiên chuẩn nhất

Trong mỗi dịp thờ cúng tổ tiên, bên cạnh những mâm cúng thì người ta sẽ thường đọc thêm các bài văn cúng gia tiên để thay lời muốn nói đến với các ông bà tổ tiên của mình. Dưới đây là một số các mẫu văn cúng gia tiên thường được sử dụng nhất.

Văn cúng gia tiên
Tổng hợp những bài văn khấn gia tiên chuẩn nhất

Văn cúng gia tiên hàng ngày tại nhà

Văn cúng gia tiên hàng ngày tại nhà là văn cúng gia tiên được sử dụng nhiều nhất, bài văn cúng này hầu như vô cùng quen thuộc đối với mọi người, có nhiều người đã thuộc nằm lòng bài văn cúng gia tiên này để hàng ngày đọc dâng lên ông bà tổ tiên.

Văn cúng gia tiên
Đọc văn cúng gia tiên tại nhà

Lễ cúng gia tiên ngày thường đôi khi chỉ cần đĩa hoa quả, nén hương và một tấm lòng thành kính, trang nghiêm dâng lên bàn thờ rồi sau đó đọc bài văn khấn gia tiên như sau:

“Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

– Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.

– Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.

– Các cụ Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ tỷ

– Thúc bá đệ huynh và các hương linh nội, ngoại.

Hôm nay là ngày …….. tháng ….. năm …………..

Tín chủ con là ………………………………………….. ….

Ngụ tại ……………………………………………….. cùng toàn gia quyến.

Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, trà quả và các thứ cúng dâng, bày lên trước án

Chúng con thành tâm kính mời:

– Các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.

– Hương hồn Gia tiên nội, ngoại

Cúi xin các Ngài thương xót tín chủ

Giáng lâm trước án. Chứng giám lòng thành. Thụ hưởng lễ vật

Phù trì tín chủ chúng con:

Toàn gia an lạc, mọi việc hanh thông

Người người được chữ bình an,

Tám tiết vinh khang thịnh vượng,

Lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang

Sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo!”

(Nguồn : Tổng hợp từ Internet)

Xem thêm: Bài Cúng Xe Hàng Tháng Đầy Đủ Và Cách Sắm Lễ Chuẩn Nhất

Văn cúng gia tiên mùng một

Trong mỗi dịp tết đến xuân về, mỗi khi làm lễ gia tiên người ta sẽ đọc những bài văn cúng gia tiên giao thừa để cảm ơn tổ tiên đã ban cho gia đình một năm trôi qua bình yên, kế đến sau khi đã đọc bài văn cúng gia tiên cuối năm thì sẽ là bài văn cúng gia tiên mùng 1 tết mới lời cầu xin ông bà tổ tiên tiếp tục phù hộ ban cho gia đình bình an và làm việc được hanh thông trong năm mới. Dưới đây Mogi sẽ đưa đến bạn bài văn cúng gia tiên mùng một được nhiều người sử dụng.

Văn cúng gia tiên
Văn cúng gia tiên đọc vào ngày mùng một

“Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn Thần.

Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển Tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ).

Hương chủ (chúng con tên là: …

Sống tại: .. Xã, … Huyện, … tỉnh…

Hôm nay là ngày mùng 1 tháng… năm Kỷ Hợi 2019, tín chủ con nhờ ơn đức trời đất, chư vị Tôn thần, cù lao Tiên Tổ, thành tâm sắm lễ, hương, hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.

Chúng con kính mời: Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ ……, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đồng lâm án tiền, đồng lại hâm hưởng, phù hộ cho gia chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, làm ăn phát tài, gia đình hòa thuận,

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần).”

(Nguồn : Tổng hợp từ Internet)

Văn cúng ngày giỗ đầu

Giỗ đầu là giỗ vô cùng quan trọng, đây cũng là một dịp giỗ lớn, con cháu sẽ quy tụ về và dâng lên người quá cố những nén hương, mâm cúng cùng lời văn cúng như sau:

Văn cúng gia tiên
Văn cúng gia tiên ngày giỗ đầu

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.

– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

– Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ tiên nội ngoại họ

Tín chủ (chúng) con là:…………………………… Tuổi…………………………………………….

Ngụ tại:………………………………………………………………………………………………

Hôm nay là ngày……………tháng……….năm….…………(Âm lịch).

Chính ngày Giỗ Đầu của:………………………………………………………………………………………

Năm qua tháng lại, vừa ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Nhân ngày chính giỗ, chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương dãi tỏ tấc thành.

Thành khẩn kính mời:……………………………………………………………………………………..

Mất ngày tháng năm (Âm lịch):…………………………………………………………………………..

Mộ phần táng tại:……………………………………………………………………………………………….

Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu bình an, gia cảnh hưng long thịnh vượng.

Tín chủ con lại xin kính mời các cụ Tổ Tiên, nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá thúc, Cô Di và toàn thể các Hương linh gia tiên đồng lai hâm hưởng.

Tín chủ lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ trong đất này cùng tới hâm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

(Nguồn : Tổng hợp từ Internet)

Văn cúng ngày tiên thường

Văn cúng gia tiên ngày tiên thường được mọi người sử dụng như lời cầu nguyện dâng lên các đấng bề trên, mong các ngài mang vượng khí vào nhà để mang đến nhiều ơn lành phúc đức, bạn nhiều may mắn để công việc làm ăn ngày một phát đạt hơn.

Xem thêm: Tổng hợp mẫu văn khấn ngày rằm tháng Giêng đầy đủ nhất hiện nay

Văn cúng gia tiên
Văn cúng gia tiên ngày tiên thường

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.

– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

– Con kính lạy Tổ Tiên nội ngoại họ

Tín chủ con là:………………………………………………………… Tuổi……………………………………………………

Ngụ tại:………………………………………………………………………..

Hôm nay là ngày ………tháng ………năm………………………(Âm lịch).

Chính ngày giỗ của……………………………………………………………………….

Thiết nghĩ vắng xa trần thế, không thấy âm dung.

Năm qua tháng lại ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Ngày mai Cát Kỵ, hôm nay chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương dãi tỏ tắc thành.

Tâm thành kính mời……………………………………………

Mất ngày ……………..tháng………………….năm……………………………

Mộ phần táng tại…………………………………………………………………

Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia cảnh hưng long thịnh vượng.

Con lại xin kính mời các vị Tổ Tiên nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá Thúc, Huynh Đệ, Cô Di, Tỷ Muội và toàn thể các Hương hồn gia tiên đồng lai hâm hưởng.

Tín chủ con lại xin kính mời ngài Thần Linh, Thổ địa, Thổ Công, Táo Quân và chư vị Linh thần đồng lai giám cách thượng hưởng.

Tín chủ lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ nhà này, đất này cùng tới hâm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

(Nguồn : Tổng hợp từ Internet)

Văn cúng ngày rằm tháng 7

Văn cúng gia tiên
Văn cúng gia tiên rằm tháng 7

Trong các ngày rằm, người ta cũng thường làm những mâm cơm cúng để dâng lên ông bà tổ tiên, song song đó là đọc những bài văn cúng gia tiên ngày rằm để dâng lời cầu nguyên lên với ông bà.

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).

Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.

Con kính lạy tổ tiên nội ngoại và chư vị Hương linh.

Tín chủ chúng con là…

Ngụ tại…

Hôm nay là ngày rằm tháng 7 năm Nhân gặp tiết Vu Lan vào dịp Trung Nguyên, chúng con nhớ đến tổ tiên ông bà cha mẹ đã sinh thành ra chúng con gây dựng cơ nghiệp, xây đắp nền nhân, khiến nay chúng con được hưởng âm đức.

Chúng con cảm nghĩ ơn đức cù lao khôn báo, cảm công trời biển khó đền nên tín chủ con sửa sang lễ vật, hương hoa, trà quả, kim ngân vàng bạc, thắp nén tâm hương, thành kính lên các cụ Cao Tằng Tổ Khảo, Cao tằng Tổ Tỷ, Bá Thúc Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội và tất cả các hương hồn trong nội tộc, ngoại tộc của họ….

Cúi xin các vị thương xót cháu con, linh thiêng hiện về, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu khỏe mạnh bình an, lộc tài vượng tiến, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long, hướng về chính giáo.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

(Nguồn : Tổng hợp từ Internet)

Xem thêm: Hướng dẫn cách sắm lễ cúng rằm tháng 7 & Văn khấn chuẩn nhất

Văn cúng gia tiên trước mộ

Văn cúng gia tiên
Văn cúng gia tiên trước mộ

Khi đến thăm mộ, hoặc đứng trước mộ của ông bà tổ tiên thì bên cạnh lời cầu nguyện riêng, người ta sẽ đọc văn cúng gia tiên trước mộ để tỏ lòng thành kính và nỗi nhớ thương đối với người đã khuất.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con lạy 9 phương Trời, 10 phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư Vị Tôn thần

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm ………..

Ngày trước giỗ – Tiên Thường………..

Tín chủ con là:………..

Ngụ tại:………..

Nhân ngày mai là ngày giỗ của………… (họ tên người mất)

Chúng con cùng toàn thể gia quyến tuân theo nghi lễ, thành tâm dâng lễ, quả cau lá trầu, hương hoa, trà quả, đốt nén tâm hương, trước ngay án tọa Tôn thần cùng chư vị uy linh, kính cẩn tâu trình.

Chúng con kính mời các vị Bản gia Thổ Công, Táo Quân, Long Mạch và các vị Thần linh linh thiêng hiển hiện trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho toàn gia chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành.

Kính thưa các vị Thần linh, Gia tiên chúng con và những vong hồn nội tộc được thờ phụng vị cùng về nơi đây cùng hâm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

(Nguồn : Tổng hợp từ Internet)

Văn cúng gia tiên vào ngày giỗ thường niên

Văn cúng gia tiên
Văn cúng gia tiên dành cho ngày giỗ thường

Trong mỗi dịp giỗ thường niên, con cái trong gia đình thường quy tụ về nơi nhà tổ để cùng nhau  sửa soạn những mâm cơm cúng giỗ để tỏ lòng thành kính và nỗi nhớ mong đến với người đã khuất. Trong khi dâng cơm cúng lên tổ tiên họ sẽ đọc văn cúng gia tiên để thay lời muốn nói.

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Đức Đương Cảnh Thành Hoàng Chư Vị Đại Vương.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân.

– Con kính lạy các ngài Thần Linh, Thổ Địa cai quản trong xứ này.

– Con kính lạy chư Gia Tiên Cao Tằng Tổ Tiên nội ngoại họ…

Tín chủ (chúng) con là:… Tuổi…

Ngụ tại:…

Hôm nay là ngày… tháng… năm… (Âm lịch).

Chính ngày giỗ của:…

Năm qua tháng lại, vừa ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Nhân ngày chính giỗ, chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương dãi tỏ tất thành.

Thành khẩn kính mời:…

Mất ngày tháng năm (Âm lịch):…

Mộ phần táng tại:…

Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu bình an, gia cảnh hưng long thịnh vượng.

Tín chủ con lại xin kính mời các cụ Tổ Tiên, nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá Thúc, Cô Dì và toàn thể các Hương Linh Gia Tiên đồng lai hâm hưởng.

Tín chủ lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ trong đất này cùng tới hâm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

(Nguồn : Tổng hợp từ Internet)

Những lưu ý cần biết khi thực hiện cúng gia tiên

Bên cạnh việc chuẩn bị những mâm cơm để cúng gia tiên cũng như chuẩn bị những bài văn cúng gia tiên phù hợp với từng dịp lễ thì bạn cũng nên chuẩn bị thật kỹ càng để tránh sai sót làm phật lòng ông bà tổ tiên. Ngoài ra bạn cũng cần phải chú ý thêm một số điều sau:

Văn cúng gia tiên
Một số lưu ý khi thực hiện cúng gia tiên

Đối với những dịp có các ngày lễ giỗ hệ trọng hay người ta còn cho đó là các ngày giỗ của ông bà, cha mẹ, vợ hoặc chồng thì bên cạnh ngày giỗ chính thì cần phải có ngày cúng giỗ trước ngày giỗ chính. Ngày cúng giỗ ngay trước ngày giỗ chính sẽ được gọi là ngày tiên thường.

Đối với những ngày cúng cáo giỗ thì cần cúng thêm Công Thần Thổ Địa trước tiên, sau đó mới cúng tới gia tiên. Bên cạnh việc khấn để mời người được làm giỗ về dự thì cần khấn thêm để mời những hương hồn của gia tiên hai bên nội ngoại về để dự giỗ.

Trong ngày cúng giỗ chính thì cần cúng giỗ người được giỗ trước tiên sau đó mới đến cúng các vong linh ở hai nên nội và ngoại, phải cúng từ bậc cao trở xuống và cuối cùng là cáo thỉnh các gia thần về để cùng dự tiệc giỗ.

Văn cúng gia tiên đã trở thành một phần tất yếu trong các ngày lễ cúng gia tiên của văn hóa Việt Nam. Bài viết của Mogi đã cung cấp cho bạn đọc những mẫu văn khấn thường được sử dụng nhất. Bạn có thể tham khảo để sử dụng cho mỗi dịp cúng giỗ tại nhà sao cho phù hợp để có thể cầu xin ông bà tổ tiên bạn đến phúc lành cho nhà của mình nhé!

Xem thêm:

 

Hoàng Ngọc
Hoàng Ngọc
Xin chào các bạn, mình là nhà sáng tạo nội dung với hơn 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Phong Thủy và Bất Động Sản. Mình hy vọng rằng những kiến thức và chia sẻ của mình sẽ mang lại giá trị hữu ích cho các bạn độc giả.
spot_img

TIN LIÊN QUAN