spot_img
Trang chủTin bất động sảnThị trườngTP.HCM “đóng băng” cả trăm dự án gây tiêu cực như thế...

TP.HCM “đóng băng” cả trăm dự án gây tiêu cực như thế nào?

Với việc có đến hơn 100 dự án bị “đóng băng” trước đây tại thị trường bất động sản TP.HCM đã gây nhiều vấn đề tiêu cực. Trong đó có thể kể đến, việc gây giảm nguồn thu ngân sách, tăng giá nhà, riêng các doanh nghiệp và nhà đầu tư mất nhiều cơ hội kinh doanh, gây hậu quả nghiêm trọng.

Ở báo cáo mới đây từ Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) về quý I/2019, ngoài các số liệu khác, vấn đề đáng lưu ý nhất của Hiệp hội là lên tiếng trước thực trạng các dự án bất động sản bị “đóng băng”. Đơn giản, các nhà phát triển bất động sản lo ngại rằng thực trạng việc các dự án cứ trong vòng xoáy rà soát, kiểm tra pháp lý kéo dài khiến không thể triển khai.

Tất nhiên, khi và chỉ khi vấn đề trên vẫn chưa thể giải quyết, Hiệp hội chỉ ra rằng điều này kéo dài sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng.

Thứ nhất: Việc các dự án bị “đóng băng” sẽ dẫn đến số dự án giảm, theo dây chuyền điều này khiến nguồn hàng cung ra thị trường sụt giảm nghiêm trọng. Và điều này đã được xác thực qua số liệu trước đây mà CBRE Việt Nam đưa ra khi lượng căn hộ chung cư trong quý I/2019 sụt giảm. Chưa dừng lại ở đây, khi lượng hàng sụt giảm, đã dẫn đến việc tăng giá cho các dự án đang có.

Thứ hai: Khi cả trăm dự án bị “đóng băng” như thế sẽ dẫn đến nguồn thu ngân sách nhà nước bị sụt giảm nghiêm trọng. Chính điều này gây tác động đến việc đảm bảo an sinh xã hội về nhà ở.

Thứ ba: Nguồn thu ngân sách nhà nước từ bất động sản lao dốc. Thu ngân sách TP.HCM đối với tiền sử dụng đất năm 2018 giảm 22,5%. Hai tháng đầu năm, ngân sách giảm đến 76% so với cùng kỳ năm trước. Tổng nợ thuế trong 2 tháng đầu năm trên địa bàn TP HCM lên đến 10.110 tỷ đồng, tăng 13,5% so với cuối năm 2018, trong đó, các khoản nợ liên quan tới đất là 1.370 tỷ đồng, chiếm 14%, và đã có đến 76 doanh nghiệp xây dựng bất động sản nợ thuế tổng số tiền sử dụng đất gần 800 tỷ đồng.

Thứ tư: Trong hướng giải quyết mới để phá vỡ tình trạng “đóng băng”, tất nhiên phải có một quá trình rà soát, thanh tra một cách tỉ mỉ. Tuy nhiên, quá trình này cũng gây tốn kém với các khoản chi phí vốn, lãi vay ngân hàng tăng và mất cơ hội kinh doanh. Song song đó, Doanh nghiệp bất động sản, nhà đầu tư bất động sản bị tăng chi phí, mất cơ hội, khó khăn chồng chất, thậm chí có nguy cơ bị phá sản. Một doanh nghiệp đầu tư lao đao, doanh nghiệp xây dựng bị vạ lây kéo theo nhiều khó khăn khi số lượng nhận thầu xây dựng giảm đáng kể.

Dự án bất động sản
Chính điều này gây bất lợi cho nhiều doanh nghiệp bất động sản.

Thứ năm: Trước thực trạng trên, khó tránh khỏi việc môi trường kinh doanh của TP.HCM bị suy giảm tính minh bạch, khó đoán định và có thể làm tăng tính rủi ro cho doanh nghiệp do đã có nhiều dự án bị xem xét xử lý lại (hồi tố). Cho nên chẳng có gì lạ khi các nhà đầu tư bất động sản chọn cách chạy về vùng ven để thực hiện đầu tư. Vì theo họ, thủ tục giấy tờ pháp lý dễ dàng hơn khu vực thành phố.

Theo HoREA, nguyên nhân chính dẫn đến việc các dự án bị “đóng băng” là do nhiều cơ chế chưa đồng bộ. Thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp, chồng chéo, dẫn đến cơ chế tiêu cực. Chưa kể công tác thực thi còn nhiều mặt hạn chế.

Và để giúp doanh nghiệp kinh doanh bất động sản “gỡ rối”, HoREA kiến nghị UBND TP.HCM và Thanh tra Chính phủ xem xét, giải quyết hợp tình, hợp lý đối với hơn 100 dự án đang bị “đóng băng” chờ rà soát, thanh tra, nhưng phải đảm bảo nguyên tắc không làm thất thoát tài sản công.

Xem thêm thông tin giá nhà đất tại Mogi.vn.

Cao Chí (tổng hợp)

Xem thêm

Ngân hàng nhà nước “bóp nghẹt” ngành bất động sản như thế nào?

Võ Hương
Võ Hương
Minh Hương Pynie - Hiện là Content Marketer Manager của báo Mua&Bán - ấn phẩm thông tin quảng cáo phía nam của báo công thương, Bộ Công Thương Việt Nam.
spot_img

TIN LIÊN QUAN