spot_img
Trang chủKiến thức bất động sảnTấm Compact Là Gì? Giá Thành Và Ứng Dụng Của Tấm Compact...

Tấm Compact Là Gì? Giá Thành Và Ứng Dụng Của Tấm Compact Ra Sao?

Tấm compact đang là một trong những loại vật liệu mới hiện đang làm mưa làm gió trên thị trường. Vậy tấm nhựa compact là gì? Tấm compact có ứng dụng ra sao trong thực tế? Tìm mua tấm compact giá rẻ nên lưu ý những điểm nào? Bạn hãy cùng Mogi giải đáp những thắc mắc trên qua những thông tin hữu ích về tấm compact ngay trong bài viết sau đây nhé!

Compact là gì?

Tấm compact hay tấm nhựa compact còn được được gọi với cái tên khác là tấm nhựa Phenolic. Phần lõi đặc của các tấm compact được tạo thành dưới độ nén có áp suất cao ở đạt chuẩn 1430psi. Tấm nhựa compact có dạng cứng, lõi mịn và có độ cứng cực cao.

Tấm compact là gì
Tấm compact hay tấm nhựa compact còn được được gọi với cái tên khác là tấm nhựa Phenolic.

Một tấm nhựa compact đạt tiêu chuẩn phổ biến sẽ có độ dày từ 3mm đến 25mm. Nếu là tấm compact vách ngăn vệ sinh thì độ dày tiêu chuẩn phổ biến nhất là 12mm và 18mm. Ngoài ra, tấm compact còn được phủ thêm lớp Melamine trên bề mặt để bảo vệ chúng khỏi các tác nhân xấu bên ngoài.

Ngày nay, tấm nhựa Phenolic được sử dụng phổ biến như một loại vật liệu mới đáp ứng được 2 tiêu chí là hiện đại và tiết kiệm cho người dùng.

Ứng dụng của tấm nhựa Compact

Tấm nhựa compact được ứng dụng trong đa dạng các lĩnh vực đời sống hiện nay nhờ tính năng chống nước 100% cùng sự đa dạng về kích thước. Những lĩnh vực có sự góp mặt của tấm nhựa compact mà bạn dễ dàng bắt gặp đó là làm nội thất (mặt bàn ghế, tủ, giường, kệ để đồ,…), làm vật liệu ốp tường, sàn, trần hay vách ngăn không gian. Đặc biệt, tấm nhựa compact được sử dụng rộng rãi trong việc thi công vách ngăn nhà vệ sinh.

tấm compact
Tấm nhựa compact được ứng dụng nhiều trong tủ bếp, trần nhà, vách ngăn,…

>>>Xem thêm: Gạch Sân Thượng Đẹp Và Cách Chọn Gạch Lát Sân Thượng Bền, Phù Hợp

Phân loại tấm nhựa Compact thông dụng nhất hiện nay

Compact HPL và tấm nhựa Compact CDF là 2 loại tấm compact thông dụng nhất hiện nay. Bên cạnh đó, tấm nhựa compact laminate và compact vân gỗ cũng được ưa chuộng không kém. Cùng Mogi phân biệt các loại compact phổ biến hiện nay và các ưu nhược điểm của chúng ngay sau đây.

tấm compact
Có nhiều loại compact khác nhau

Tấm nhựa Compact HPL

Tấm nhựa Compact HPL có những ưu điểm nổi bật nào? Sau đây là một số ưu điểm vượt trội khiến tấm HPL đặc biệt được ưa chuộng trên thị trường.

Tấm Compact HPL là gì?

Tấm Compact HPL hay High Pressure Laminate là tấm compact có lõi cứng, đặc, làm từ việc sử dụng nhiều lớp giấy kraft khi nhúng keo phenolic và ép nén ở nhiệt độ 150 độ C và áp suất đạt 1430 psi. Lõi là các lớp giấy kraft ép giữa 2 lớp đáy và 2 bề mặt.

tấm compact
Tấm nhựa HPL được ứng dụng trong nhiều công trình

Phân loại các tấm compact HPL

Vì sự phổ biến và mức độ phổ biến, ngày càng có nhiều vật liệu được sử dụng để chế tạo nên các tấm nhựa compact trên thị trường. Tuy nhiên, với những vật liệu giá rẻ thì chất lượng cũng ít nhiều giảm đi.

Phân loại tấm compact HPL
Phân loại tấm compact HPL

Hiện tại, có 2 loại tấm compact chính trên thị trường:

  • Tấm compact HPL loại 1: Đây là các tấm compact HPL làm từ nhựa phenolic và đạt mức nén 1430 psi khả năng kháng nước 100%, độ dày 12 mm và không bị cong vênh.
  • Tấm compact Jawoco: Tấm compact HPL này được làm từ nhựa phenolic, đạt mức nén 1430 psi, kháng nước 100% và có độ dày chỉ từ 10.5 – 11.4 mm và cực kỳ dễ bị cong. Những tấm compact này không nên lựa chọn làm vách ngăn vệ sinh, phòng tắm do khả năng cong cao khi gặp nhiệt độ, các mối nối dễ bị bật.

Nguyên liệu của tấm nhựa compact HPL (Nhựa, vân gỗ, Laminate)

Tấm nhựa compact HPL được cấu thành từ các nguyên liệu sau:

  • Lớp trên cùng: Trên cùng của tấm compact HPL là một lớp bảo vệ trong suốt giúp bảo vệ khỏi những tác động của ngoại lực.
  • Lớp giấy trang trí: Hoa văn, họa tiết của tấm nhựa compact HPL được quyết định bởi lớp trang trí này. Lớp giấy trang trí này sẽ được in hoa văn tùy chọn, sau đó tiến hành xử lý nhúng qua keo MUF (melamine urea formaldehyde) và cuối cùng ép lên trên lớp lõi.
  • Lớp lõi: Lớp lõi của tấm Compact HPL tạo thành từ các lớp giấy kraft cao cấp được nhúng qua keo phenolic. Bước tiếp theo là thực hiện nén ép ở nhiệt độ đạt chuẩn 150 độ C và áp suất cao 1430 psi. Đây là yếu tố quyết định độ bền cũng như giá thành của tấm compact HPL.
  • Lớp đáy: Lớp đáy dưới cùng của compact HPL có cấu tạo giống lớp thứ 2 cùng được làm từ giấy và nhúng keo MUF. Cấu tạo giống nhau của 2 lớp trên dưới có tác dụng ổn định cấu tạo chung của tấm compact HPL.
tấm compact
Tấm nhựa compact HPL được cấu tạo từ nhiều lớp

Công dụng của tấm nhựa Compact HPL

Tấm vách vệ sinh compact HPL thường được dùng nhiều nhất vào mục đích làm vách ngăn vệ sinh và bàn thí nghiệm trong các phòng nghiên cứu. Bên cạnh đó, tấm compact HPL còn được ứng dụng trong đa dạng các lĩnh vực như: xây dựng, vách ốp tường, ốp trần nhà, bàn ghế nội thất, tủ, trần treo, tủ bếp,…

tấm compact
Tấm compact HPL được ứng dụng trong nhiều công trình xây dựng

Xem thêm:Thạch cao là gì? Ứng Dụng Của Thạch Cao Trong Nội Thất Và Xây Dựng

Ưu điểm nổi bật của tấm nhựa Compact HPL

Ưu điểm nổi bật của tấm nhựa compact HPL khiến nó ngày càng được ưa chuộng đó là:

  • Tấm compact loại HPL có khả năng chống nước và chống ẩm tuyệt đối.
  • Tấm HPL có độ bền và khả năng chịu lực cao.
  • Tấm HPL có thể chịu được nhiệt độ cao lên đến 80 độ C.
  • Tấm compact HPL nhờ có cấu tạo chắc chắn mà có thể chịu được tác động lực mạnh nhưng không bị biến dạng hay cong vênh.
  • Đa dạng màu sắc và mẫu mã phù hợp với các công trình đòi hỏi tính thẩm mỹ cao.
tấm compact
Tấm nhựa compact HPL có nhiều ưu điểm nổi trội

Các điểm hạn chế của tấm Compact HPL

Nhược điểm của tấm nhựa HPL là giá thành cao. Do compact là loại vật liệu mới nên hiện nay chúng được nhập từ Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc… nên khó tránh khỏi chi phí cao.

tấm compact
Tấm HPL có hạn chế là chi phí tương đối cao

Tấm nhựa Compact HPL được dùng nhiều nhất là size nào?

Tấm nhựa compact HPL được dùng nhiều nhất là loại tấm compact độ dày 12mm và 18mm.

  • Tấm nhựa compact HPL độ dày 12mm do có độ dày vừa phải nên thường được dùng phổ biến trong thi công vách ngăn vệ sinh. Điểm cộng là đảm bảo chắc chắn và dễ dàng lắp đặt.
  • Tấm nhựa compact HPL độ dày 18mm cũng dùng làm vách ngăn vệ sinh nhưng giá thành cao hơn loại 12mm. Ngoài ra, khả năng chịu va đập, độ bền cũng cao hơn so với loại dày 12mm.

Bên cạnh đó, tấm nhựa compact HPL có các kích thước phổ biến như 1830mm x 2135mm, 1220mm x 1830mm, 1520mm x 1830mm cũng rất được ưa chuộng.

tấm compact
Tấm nhựa HPL có nhiều kích thước để bạn lựa chọn

>>> Xem thêm: Kích Thước Nhà Vệ Sinh Tiêu Chuẩn Cho Từng Loại Hình Nhà Ở

Giá thành hiện tại của tấm Compact HPL

Giá thành hiện tại của tấm nhựa Compact HPL dao động từ 700.000 – 1.200.000 đối với tấm compact HPL độ dày 12mm và 800.000 – 1.400.000 cho tấm HPL độ dày 18mm.

Tấm nhựa Compact CDF

Tấm compact CDF là gì? Tấm CDF có những ưu điểm nổi bật nào để cạnh tranh với tấm nhựa compact HPL? Sau đây là những ưu điểm vượt trội của tấm compact CDF khiến nó được ưa chuộng không kém tấm compact HPL.

tấm compact
Tấm nhựa compact CDF là gì?

Tấm nhựa Compact CDF là gì?

Tấm CDF được tạo thành từ bột gỗ ép keo với độ nén dao động từ 950psi đến 1400psi. Tấm compact loại này khi tiếp xúc với nước sẽ có độ nở cao. Chính vì thế, độ bền tấm CDF ngắn chỉ được khoảng 6 – 12 tháng nếu không xử lý cạnh cẩn thận.

Thành phần chính của tấm Compact CDF

Thành phần chính của tấm nhựa compact CDF là 100% tấm ván sợi gỗ cùng keo ép ở nhiệt độ cao. Mật độ gỗ rơi vào khoảng 1400kg/m3.

tấm compact
Thành phần chính của tấm CDF được làm từ bột gỗ ép

Ưu điểm vượt trội của tấm nhựa Compact CDF

Tấm nhựa compact CDF có những ưu điểm vượt trội như:

  • Khả năng chịu nước khá tốt đặc biệt ở độ nén 1400psi hoặc 1200psi.
  • Tấm compact CDF chịu nhiệt và chịu lực tốt.
  • Bề mặt tấm nhựa compact CDF có phủ lớp melamine tăng thẩm mỹ, chống xước, chống bám bụi và nấm mốc xâm nhập.
  • Màu sắc đa dạng phù hợp với nhiều phong cách thiết kế nội ngoại thất khác nhau.
  • Chi phí rẻ phù hợp với dự án ngân sách thấp.
  • Kết cấu nhẹ nên dễ dàng hơn trong việc lắp đặt hay tháo gỡ khi cần thiết.
tấm compact
Tấm CDF có nhiều ưu điểm nổi bật

Hạn chế của loại Compact CDF

Tuy nhiên, tấm nhựa compact CDF vẫn có một số hạn chế như:

  • Khả năng chịu nước của tấm CDF không quá cao. Độ chịu nước cao nhất của tấm CDF vào khoảng 80% tương ứng với độ nén 1400psi.
  • Khả năng nở trong nước cao.
  • Tấm compact CDF dễ bị cong vênh nhiều khi lắp đặt trong môi trường nhiệt độ chênh lệch cao.

>>> Xem thêm: Thiết kế kiến trúc là gì? Tại sao phải thiết kế kiến trúc khi xây nhà?

Phân loại tấm Compact CDF

Tấm nhựa compact CDF phân loại dựa trên độ nén. Các tấm CDF có mặt trên thị trường Việt Nam hiện tại có đa dạng độ nén từ 950psi, 1050psi, 1200psi, 1250psi, 1400psi,…

Kích thước phổ biến của tấm nhựa Compact CDF

Tấm CDF có kích thước phổ biến thường gặp là 1220 x 1830 x 12mm và 1830 x 2440 x 12mm. Thị trường Việt Nam ưa chuộng nhất vẫn là mẫu tấm compact CDF màu ghi, kích thước tiêu chuẩn 1830 x 2440 x 12mm với độ nén 1400psi. Ngoài ra, tấm CDF độ dày 18mm cho khách hàng có nhu cầu sử dụng vẫn có mặt trên thị trường.

tấm compact
Tấm CDF thường được dùng để xây vách ngăn trong nhà vệ sinh

So sánh tấm nhựa Compact HPL và tấm CDF

Tấm nhựa compact CDF và tấm HPL có điểm giống và khác nhau như thế nào?

Điểm tương đồng

  • Lớp bề mặt của cả 2 loại tấm nhựa compact này đều được làm từ lớp giấy trang trí và nhúng keo melamine nên có màu sắc và thiết kế tương đối giống nhau.
  • Cả 2 loại tấm compact này đều có khả năng chống ẩm mốc tốt
tấm compact
HPL và CDF đều có khả năng chống thấm nước tốt

Điểm khác biệt

Tấm compact HPL

Tấm compact CDF

Thành phần chính là giấy kraft cao cấp nhúng keo phenolic và ép ở nhiệt độ, áp suất cao.

Thành phần chính được sử dụng là bột gỗ trộn và keo chuyên dụng.

Phần lõi có màu đen thuần của giấy kraft.

Phần lõi màu đen là do được nhuộm đen.

Mặt cắt của lõi mịn màng dù cạo phần mặt cắt lõi bằng móng tay hay vật cứng đều không bị ảnh hưởng.

Phần mặt cắt không mịn màng hoàn toàn mà sẽ có cảm giác bột gỗ. Khi cạo mặt cắt bằng móng tay hoặc vật cứng sẽ để lại vết.

Trọng lượng tấm compact HPL nặng, cầm chắc tay.

Trọng lượng tấm compact CDF thông thường sẽ nhẹ hơn trọng lượng tấm HPL.

Có khả năng chống nước 100%, độ bền cao và chống trầy xước tốt.

Khả năng chống nước của tấm compact CDF không tuyệt đối do có cấu tạo từ bột gỗ.

Khi nào nên sử dụng tấm CDF thay vì HPL?

Mặc dùng tấm CDF không có nhiều ưu điểm vượt trội bằng tấm HPL song trong một vài trường hợp bạn vẫn có thể sử dụng tấm CDF thay vì HPL. Trường hợp bạn có ngân sách hạn hẹp thì chọn tấm CDF cho công trình là lựa chọn tối ưu nhất.

tấm compact
Nên phụ thuộc vào mức kinh phí để lựa chọn tấm compact phù hợp

Ngoài ra, nếu tấm compact CDF được dùng trong môi trường không tiếp xúc nhiều với nước hoặc tần suất tiếp xúc với nước không cao thì nó vẫn có thể đáp ứng mong muốn sử dụng của bạn.

Tuy nhiên, Mogi khuyến cáo bạn nên sử dụng tấm CDF có độ nén tối thiểu là 1200psi hoặc 1400psi nhằm đảm bảo mục đích sử dụng và độ bền tốt hơn.

Cách phân loại giữa tấm compact chuẩn và tấm compact nhẹ

Dựa vào trọng lượng

Phân loại tấm Compact
Dựa vào trọng lượng để phân loại

Trọng lượng của các tấm vách vệ sinh compact thật tương đối nặng hơn so với các tấm compact giả kém chất lượng. Các vách ngăn vệ sinh có độ lớn 1220 x 1830 x 12 mm sẽ nặng 40,5 kg/tấm, 1520 x 1830 x 12 mm sẽ nặng 80,5 kg/tấm. Nhưng, với các kích thước đó thì những tấm nhựa compact kém chất lượng chỉ nặng từ 20,5 kg/tấm cho đến 40 kg/tấm.

Dựa vào phần lõi của tấm Compact

Phân loại tấm compact
Dựa vào chất lượng để phân loại tấm compact

Dựa vào lõi của tấm compact không chất lượng ta sẽ nhận thấy bột gõ tương đồng với vách ngăn vệ sinh sinh MFC do lõi màu xanh hoặc đen. Khi dùng móng tay cào nhẹ thì bề mặt lõi loại này sẽ để lại mẫu bột trên móng tay. Nhưng lõi của các tấm vệ sinh nhập khẩu chất lượng thì không để lại bất cứ bột tấm nào khi cạo.

Trên đây là toàn bộ thông tin về tấm compact nói chung và compact CDF, compact HPL nói riêng. Mogi mong rằng bạn đã nắm được những ưu nhược điểm cơ bản của những loại tấm compact này để có thể chọn được vật liệu phù hợp cho căn nhà của mình. Đừng quên truy cập Mogi.vn để theo dõi những bài viết hữu ích khác bạn nhé!

spot_img

TIN LIÊN QUAN