spot_img
Trang chủKiến thức bất động sảnTái định cư là gì? Những đối tượng được cấp tái định...

Tái định cư là gì? Những đối tượng được cấp tái định cư

Việc di dời nơi ở và tái định cư nhằm tuân thủ kế hoạch phát triển đô thị thường khiến nhiều người cảm thấy lo lắng. Để đảm bảo hơn về quyền lợi của mình cũng như nắm rõ các quy định pháp lý, bạn cần hiểu hơn về tái định cư là gì. Trong bài viết sau, Mogi sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên một cách chi tiết nhất.

Tái định cư là gì?

Căn cứ tại Khoản 39 Điều 3 của Luật Đất đai 2024 cho biết, tái định cư là việc Nhà nước sẽ thực hiện những nghĩa vụ bồi thường bằng nhà ở tại khu tái định cư, phù hợp với điều kiện của người có đất bị thu hồi. Ngoài ra, Nhà nước cũng cần hỗ trợ người dân bằng việc giao đất ở cho những người không đủ điều kiện bồi thường nhưng không còn chỗ ở nào khác.

Nói cách khác, tái định cư là việc Nhà nước sẽ bồi thường, bố trí, sắp xếp nhà ở tại khu tái định cư cho những người bị thu hồi đất và tài sản gắn liền với đất nhằm mục đích thực hiện quy hoạch đô thị.

Tái định cư là gì?
Tái định cư là việc được Nhà nước sắp xếp chỗ ở sau khi nơi ở bị thu hồi do quy hoạch

Các loại hình tái định cư?

Tái định cư tại Việt Nam được chia thành nhiều loại hình khác nhau, mỗi loại sẽ phù hợp với từng dự án, điều kiện sinh sống và nhu cầu cụ thể của người dân.

Tái định cư phân theo hình thức

Hiện nay tái định cư chia theo hình thức được phân thành 3 nhóm chính phù hợp với tình hình đô thị phổ biến tại Việt Nam:

  • Hình thức di dân vào vùng đô thị hóa: Hiện nay có một số dự án tái định cư được triển khai theo hình thức chuyển dịch dân cư vào những khu vực đô thị hóa mới. Việc này đã phần nào giúp cân bằng mật độ dân số và thúc đẩy sự phát triển của các khu đô thị, mang đến nhiều cơ hội cho người dân tại khu vực mới hơn.
  • Hình thức chuyển dịch dân cư nội và ngoại thành: Đây là hình thức áp dụng khi một khu vực nào đó cần được mở rộng và phát triển. Cư dân có thể được di dời đến những khu vực có điều kiện sống tương đương khu vực cũ hoặc thậm chí tốt hơn. Hình thức này tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển lâu dài của đô thị.
  • Hình thức tái định cư tại chỗ: Chính sách này giúp mang lại nhiều lợi ích cụ thể hơn cho người dân, nhất là khi không cần phải di dời khỏi môi trường sống quen thuộc. Người dân sau khi thu hồi đất sẽ được tái định cư ngay tại khu vực hoặc vị trí lân cận nếu có dự án tái định cư phù hợp. Ngoài ra, quy định tại Khoản 2 Điều 86 của Luật Đất Đai cho biết, những ai có công với cách mạng hoặc sớm bàn giao đất sẽ được ưu tiên vị trí thuận lợi hơn trong khu tái định cư.
Tái định cư phân theo hình thức
Có ba loại tái định cư theo hình thức

Xem thêm: Sổ hồng chung cư 50 năm là gì? Có nên mua chung cư có sổ hồng 50 năm?

Tái định cư phân theo nguyện vọng

Tái định cư theo nguyện vọng có thể giúp cân bằng giữa yêu cầu phát triển của các dự án và nhu cầu sinh sống của người dân, gồm ba hình thức sau:

  • Tái định cư tự phát: Thường xảy ra khi cư dân tự ý di chuyển mà không thực hiện theo kế hoạch của Nhà nước. Dù có thể đáp ứng nhu cầu sống cấp bách của người dân nhưng hình thức này không đảm bảo tính ổn định và sự đồng bộ với các khu vực quy hoạch khác.
  • Tái định cư tự giác: Đây là trường hợp người dân tự nguyện thực hiện các kế hoạch di dời được đề xuất bởi Nhà nước. Điều này giúp các dự án tái định cư được thực hiện hiệu quả, giảm bớt gánh nặng cho chính quyền địa phương.
  • Cưỡng bức tái định cư: Người dân bị buộc phải di chuyển nếu không tự giác di dời theo chính sách bồi thường của Nhà nước. Các cơ quan sẽ thi hành bằng biện pháp cưỡng chế để đảm bảo có thể thu hồi đất và tuân thủ tiến độ quy hoạch.
Tái định cư phân theo nguyện vọng
Những hình thức tái định cư theo nguyện vọng

Những đối tượng nào được cấp tái định cư?

Điều 35 của Nghị định 95/2024/NĐ-CP có đề cập đến những trường hợp sau đây sẽ được Nhà nước hỗ trợ tái định cư.

Trường hợp 1

Hộ gia đình, tổ chức hoặc cá nhân có nhà ở hợp pháp thuộc diện bị thu hồi nhằm thực hiện những dự án vì mục đích quốc phòng an ninh, phát triển kinh tế xã hội. Những khu nhà ở thuộc diện quy hoạch cho dự án lợi ích công cộng cũng sẽ được hỗ trợ bởi Nhà nước.

Những đối tượng nào được cấp tái định cư?
Những đối tượng được hỗ trợ tái định cư

Trường hợp 2

Những cá nhân có nhà ở gắn liền với đất bị thu hồi nhưng không đủ điều kiện nhận bồi thường về đất sẽ được cấp tái định cư. Ngoài ra, nếu người dân không còn chỗ ở nào khác cũng sẽ được hỗ trợ thêm theo quy định.

Xem thêm: Giải Đáp: Hợp Đồng Thuê Nhà Có Cần Công Chứng, Chứng Thực Không?

Trường hợp 3

Tổ chức, cá nhân và hộ gia đình là chủ sở của hữu nhà ở chung cư thuộc diện cần phá dỡ để xây dựng lại sẽ được cấp tái định cư tạm thời. Sau khi quá trình cải tạo, xây dựng lại kết thúc sẽ được sắp xếp cho phù hợp.

Những đối tượng được hỗ trợ tái định cư
Đối tượng được cấp tái định cư theo quy định

Trường hợp 4

Trừ trường hợp chiếm dụng nhà thì những cá nhân thuộc diện thuê nhà để ở đều được hỗ trợ tái định cư. Trong trường hợp này, nhà thuê phải thuộc diện nhà ở theo quy định tại Điều 62 của Nghị định chính phủ 95/2024/NĐ-CP như sau:

  • Đang sử dụng nhà ở do Nhà nước sắp xếp trước ngày 19/01/2007.
  • Đang sử dụng nhà ở do nhận chuyển quyền thuê sau ngày 19/01/2007.

Lời kết

Mong rằng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc tái định cư là gì và những thông tin pháp lý liên quan. Thực hiện đúng quy định Nhà nước về tái định cư sẽ góp phần ổn định và thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Tham khảo thêm những thông tin khác về phong thủyluật nhà đất tại Mogi.vn nhé.

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm:

 

Phạm Thị Thu Nhung
Phạm Thị Thu Nhung
Xin chào, mình là Thu Nhung, hiện đang đảm nhận vai trò Content Writer với hơn 2 năm kinh nghiệm tại Mogi.vn trong lĩnh vực bất động sản, phong thủy,... Hy vọng những bài viết của mình có thể chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích nhất.
spot_img

TIN LIÊN QUAN