Sổ đỏ là một loại giấy tờ cực kỳ quan trọng đối với tài sản bất động sản tại Việt Nam. Muốn sổ đỏ đứng tên 1 người thì thủ tục như thế nào? Có thể chỉ đứng tên đại diện mà không cần đồng sở hữu trên sổ đỏ được không? Hãy cùng Mogi.vn tìm hiểu tường tận vấn đề này thông qua bài viết sau đây!
Sổ đỏ đứng tên 1 người và các quyền lợi nhận được
Theo luật pháp hiện hành tại Việt Nam thì sổ đỏ đứng tên 1 người có được không? Các quyền lợi của người đứng tên trên sổ đỏ như thế nào? Tìm hiểu ngay dưới đây:
Sổ đỏ đứng tên một người có được không?
Sổ đỏ có thể đứng tên bởi một người theo pháp luật hiện hành. Và một người cũng có thể đứng tên trên nhiều sổ đỏ. Tuy nhiên, việc đứng tên trên sổ đỏ cần phải tuân theo các quy trình và thủ tục nhất định.
Đất đai là một loại tài sản thuộc sở hữu của toàn dân. Vì vậy, một người đứng tên trên một hoặc nhiều sổ đỏ cũng phải tuân theo các quy định của địa phương. Một người có thể bị hạn chế số lượng đất tại một địa phương. Người dân vẫn có thể mua đất đai ở một địa phương khác nếu như số lượng sổ đỏ ở địa phương đó vẫn trong mức cho phép được sở hữu thêm.
Các quyền lợi của người đứng tên
Theo pháp luật Việt Nam thì người đứng tên một mình trên sổ đỏ có những quyền lợi sau:
- Quyền sử dụng: Người đứng tên trên sổ đó có quyền sở hữu và sử dụng đất theo ý muốn cá nhân nếu không làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người khác bao gồm các lợi ích dân tộc, quốc gia và cộng đồng.
- Quyền định đoạt: Người đứng tên sổ đỏ một mình có thể chuyển nhượng, định đoạt tài sản.
- Quyền sở hữu nhà và tài sản khác: Khi sở hữu đất thì người đứng tên sổ đỏ 1 mình được quyền sở hữu nhà và các tài sản gắn liền với đất.
- Các quyền lợi từ đầu tư đất đai.
- Quyền chuyển nhượng và sử dụng đất: Người đứng tên trên sổ có quyền chuyển nhượng, chuyển đổi, cho tặng, cho thuê, thế chấp hoặc góp vốn quyền sử dụng đất.
- Bảo vệ pháp luật: Nhà nước Việt Nam cam kết luôn bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người được đứng tên sổ đỏ.
- Đền bù khi thu hồi đất: Trong trường hợp đất bị thu hồi thì người đứng tên sổ đỏ 1 mình được đền bù theo quy định.
- Quyền sử dụng tài sản theo mục đích: Người sở hữu đất được toàn quyền sử dụng tài sản vào tất cả các mục đích trừ trường hợp nếu mục đích đó bị pháp luật nghiêm cấm.
- Quyền bất khả xâm phạm nhà ở: Trong trường hợp xây dựng nhà ở thì người đứng tên sổ đỏ được cấp giấy chứng nhận về quyền sở hữu nhà ở.
- Quyền sửa chữa và xây dựng: Được toàn quyền sửa chữa, phá dỡ, bảo trì hoặc xây dựng nhà ở trên khu đất.
- Quyền khiếu nại và khiếu kiện: Người đứng tên trên sổ được quyền khiếu nại và khiếu kiện khi quyền lợi hợp pháp bị xâm phạm.
Có thể bạn quan tâm: Quy định về giá đền bù đất trồng lúa mới nhất năm 2024
Các thủ tục cần làm khi đứng tên sổ đỏ 1 mình
Người dân cần đảm bảo điều kiện sau để đứng tên sổ đỏ 1 mình:
- Nếu là tài sản riêng của vợ hoặc chồng: Có đầy đủ các loại giấy tờ pháp lý chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất.
- Nếu là tài sản chung của hai vợ chồng: Có đầy đủ giấy tờ pháp lý chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất; Bên cạnh đó là văn bản xác nhận một bên (vợ hoặc chồng) từ bỏ quyền sở hữu tài sản.
A. Thủ tục làm sổ đỏ đứng tên 1 người nếu là tài sản riêng của vợ hoặc chồng:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
- Đơn đăng ký biến động đất đai (theo mẫu).
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (còn gọi là sổ đỏ).
- Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu (giấy tờ còn hạn).
- Hồ sơ kỹ thuật của mảnh đất (hồ sơ do cơ quan Địa chính đo vẽ).
- Giầy tờ cho – tặng, giấy tờ hoặc di chúc thừa kế có công chứng (nếu có).
- Hợp đồng chuyển nhượng quyền có công chứng (nếu có).
- Văn bản ủy quyền sử dụng đất theo quy định (nếu có).
- Tờ khai nộp lệ phí trước bạ.
- Tờ khai nộp thuế cá nhân.
Bước 2: Nộp hồ sơ:
- Đến nộp hồ sơ tại các cơ quan tiếp nhận. Một trong các nơi sau:
- UBND quận/huyện.
- Văn phòng đăng ký đất đai cấp quận/huyện.
- Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp cơ sở.
- Nếu như hồ sơ hợp lệ thì bạn sẽ nhận được một phiếu tiếp nhận hồ sơ và lịch hẹn nhận kết quả hồ sơ.
Bước 3: Nộp thuế và lệ phí:
- Tiến hành nộp các khoản tiền thuế phí theo thông báo của cơ quan đã đăng ký.
Bước 4: Nhận kết quả:
- Mang bản gốc giấy hẹn, biên lai nộp thuế và lệ phí đến cơ quan đã nộp hồ sơ và nhận sổ đỏ đứng tên 1 người theo lịch hẹn.
Lưu ý: Mức thu thuế và lệ phí phụ thuộc vào quy định của từng địa phương.
B. Đối với tài sản chung:
Thủ tục tương tự như trên. Tuy nhiên bạn cần có văn bản đồng thuận của cả hai vợ chồng có công chứng nhằm đảm bảo tính pháp lý.
Các điều kiện vay ngân hàng của sổ đỏ đứng tên 1 người
Sổ đỏ đứng tên 1 người có thể sử dụng để vay thế chấp nếu đủ các điều kiện theo quy định tại điều 188 khoản 1, các điểm a,b,c,d Luật Đất đai năm 2013 như sau:
- a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
- b) Đất không có tranh chấp;
- c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
- d) Trong thời hạn sử dụng đất.
Bên cạnh đó thì người vay cũng cần đáp ứng một số yêu cầu của phía ngân hàng. Mỗi ngân hàng sẽ có yêu cầu khác nhau nhưng đây là những điều kiện cơ bản mà hầu hết các ngân hàng đều áp dụng:
- Là công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trong độ tuổi lao động từ 20 đến 65 tuổi.
- Sở hữu nguồn thu nhập ổn định.
- Không có nợ xấu, có lịch sử điểm tín dụng tốt.
- Có tài sản thế chấp. Trong trường hợp này chính là sổ đỏ.
- Người vay cung cấp được phương án sử dụng vốn vay phù hợp. Không được sử dụng vốn vay với mục đích kinh doanh bất hợp pháp.
Trên đây là những điều kiện căn bản để vay vốn với sổ đỏ đứng tên 1 người, để chi tiết và chính xác thì bạn nên liên hệ trực tiếp với ngân hàng cần vay để hỏi thêm về các điều kiện vay thế chấp sổ đỏ và từ đó có lựa chọn vay phù hợp nhé.
Có thể bạn quan tâm: Dự Án Chung Cư Hà Nội Đang Và Sắp Mở Bán 2024
Ưu nhược điểm của đứng tên sổ đỏ một mình
Dưới đây là một số ưu điểm và nhược điểm của sổ đỏ đứng tên 1 người. Bạn hãy cân nhắc kỹ lưỡng tùy theo mục đích và nhu cầu cá nhân của mình để đưa ra quyết định nhé!
Ưu điểm
-
Thủ tục chuyển nhượng hoặc sang tên rất đơn giản, nhanh chóng: Khi tài sản chỉ có một chủ sở hữu thì các thủ tục pháp lý liên quan sẽ đơn giản và nhanh hơn so với những trường hợp tài sản có nhiều chủ sở hữu.
-
Dễ dàng quản lý và sử dụng tài sản: Khi bạn là một người chủ sở hữu duy nhất của tài sản thì việc quản lý và sử dụng bất động sản cũng trở nên dễ dàng hơn, bạn không cần phải tìm sự đồng thuận từ những người khác khi có việc liên quan đến đất.
-
Tránh tranh chấp quyền sở hữu: Với chỉ một chủ sở hữu thì bạn sẽ hạn chế tối đa được các tranh chấp về quyền sở hữu tài sản trong tương lai.
Nhược điểm
-
Gặp khó khăn khi vay vốn: Khi vay vốn ngân hàng để mua nhà hoặc bất cứ mục đích gì thì ngân hàng thường yêu cầu bất động sản có nhiều chủ sở hữu nhằm đảm bảo an toàn cho khoản vay.
-
Mất quyền sở hữu bất động sản nếu như không cẩn thận: Nếu như bạn là chủ sở hữu duy nhất thì bạn sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về mảnh đất và rất có thể bị mất quyền sở hữu nếu không quản lý giấy tờ tốt.
Lời kết
Như vậy nội dung trên đã gửi đến bạn đọc những thủ tục để làm sổ đỏ đứng tên 1 người theo quy định hiện nay. Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong quyết định quan trọng về bất động sản của mình. Đừng quên truy cập Mogi.vn thường xuyên để đọc thêm nhiều kiến thức bất động sản hữu ích khác.
Tham khảo thêm:
- Cách tính thuế cho thuê nhà mới nhất năm 2024
- Sử dụng đòn bẩy tài chính trong đầu tư bất động sản
- 7 Kinh Nghiệm Mua Đất An Toàn Cho Những “Tấm Chiếu Mới