Room tín dụng là gì? Thực chất, đây là một khái niệm tương đối quen thuộc trong ngành tài chính – ngân hàng. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Mogi tìm hiểu chi tiết hơn về khái niệm room tín dụng là gì, nới room tín dụng là gì và những nguyên nhân vì sao ngân hàng nhà nước cần phải kiểm soát chặt chẽ room tín dụng nhé!
Room tín dụng là gì?
Room tín dụng là hạn mức cho vay tối đa của ngân hàng. Khái niệm này đã chính thức được Ngân hàng Nhà Nước triển khai rộng rãi vào năm 2011 – giai đoạn mà lạm phát kinh tế Việt Nam đang ngày càng trầm trọng.
Việc đưa ra room tín dụng trong lúc này nhằm mục đích hạn chế tối đa và ngăn chặn lạm phát cho tất cả những năm về sau. Nhờ có nó, từ năm 2011 đến nay, Ngân hàng Nhà Nước sẽ luôn công bố room tín dụng – quy định mức tăng trưởng tín dụng tối đa vào mỗi đầu năm.
Sau khi đã đưa ra được mức tăng trưởng tín dụng chung của toàn bộ nền kinh tế trong năm, Ngân hàng Nhà Nước sẽ phân chia tỷ lệ room tín dụng cho từng ngân hàng. Mức room tín dụng mà ngân hàng nhận được sẽ bị tác động chủ yếu bởi các yếu tố như sau:
- “Sức khỏe” tài chính của ngân hàng
- Khả năng quản lý tín dụng
- Chất lượng tín dụng
Để hiểu hơn về khái niệm room tín dụng là gì, bạn có thể tham khảo một ví dụ sau đây:
Trong năm 2022, ngân hàng X có hạn mức tăng trưởng tín dụng là 8%, quy mô tín dụng của ngân hàng X đạt mức 60.000 tỷ đồng. Như vậy trong năm 2022, ngân hàng X sẽ được cấp hạn mức tín dụng tối đa là: 60.000 x 108% = 64.800 tỷ đồng.
>>> Xem thêm: Nhìn nhận rủi ro tín dụng bất động sản
Hết room tín dụng là gì?
Bên cạnh khái niệm room tín dụng là gì, nhiều người cũng thắc mắc hết room tín dụng là gì? Hết room tín dụng là khi ngân hàng không thể cho vay tín dụng thêm được nữa vì đã có đủ hoặc quá nhiều khách hàng đã vay.
Một khi room tín dụng đã hết, sự tăng trưởng của ngân hàng trong năm đó cũng bị ảnh hưởng không kém. Đồng thời, việc hết room tín dụng quá sớm còn có tác động tiêu cực đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng,… của nhiều cá nhân và tổ chức.
Bên cạnh đó, khi Ngân hàng Nhà Nước đặt ra một mức tỷ suất tăng trưởng tín dụng tối đa cho Ngân hàng Thương Mại một mức thấp hơn so với cùng kỳ năm trước, hoặc ít hơn so với những hệ thống ngân hàng khác, điều này chứng minh ngân hàng này đang có mức độ phát sinh rủi ro cao hơn so với khả năng của nó trong quá khứ, hoặc so với những Ngân hàng Thương Mại khác.
Một số rủi ro có thể kể đến là:
- Ngân hàng đưa ra mức vay quá nhiều so với nguồn vốn của người vay
- Ngân hàng cho vay quá nhiều ở những lĩnh vực có mức độ rủi ro cao như trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản,…
Vì vậy, nếu như Ngân hàng Nhà Nước không áp dụng room tín dụng, sự tăng trưởng tín dụng của các Ngân hàng Thương Mại rất có khả năng sẽ bị mất cân đối, vượt quá khả năng dự trữ và quản lý. Trong trường hợp tệ nhất, các ngân hàng có thể bị mất đi khả năng thanh toán.
Như vậy, tác dụng của room tín dụng là gì? Hạn mức này được đặt ra là để kiểm soát chất lượng tín dụng, tốc độ tăng trưởng tín dụng một cách nhanh chóng và kịp thời. Ngoài ra, việc xác định được mức room tín dụng cũng sẽ giúp khách hàng kiểm soát tốt khoản vay của mình hơn, tránh tình trạng vay quá khả năng chi trả.
>>> Xem thêm: Lãi suất cơ sở là gì? Cách vay được lãi suất tốt để mua nhà
Nới room tín dụng là gì?
Bên cạnh khái niệm room tín dụng là gì, hết room tín dụng là gì, việc nới room tín dụng là gì cũng là điều mà nhiều người quan tâm.
Khi Ngân hàng Thương Mại đã hết room tín dụng (đã cho khách hàng vay hết hạn mức được Ngân hàng Nhà Nước chỉ định), ngân hàng có thể yêu cầu được nới thêm hạn mức tín dụng để tăng cường khoản vay tín dụng cho nhiều khách hàng hơn.
Lúc này, Ngân hàng Nhà Nước sẽ bắt đầu quá trình thanh tra, rà soát nhằm kiểm tra khả năng tài chính, hiệu quả quản lý tín dụng cũng như nguồn vốn hiện có của ngân hàng để đưa ra kết quả có nới room tín dụng hay không.
Trong năm 2022, Ngân hàng Nhà Nước đã có một đợt cấp thêm hạn mức tín dụng dao động từ 1% – 4% cho những ngân hàng lớn, ngân hàng được xếp hạng tốt hoặc những ngân hàng đang trong quá trình tái cơ cấu.
Ngân hàng cần kiểm soát room tín dụng như thế nào?
Thông thường, các sau khi đã được Ngân hàng Nhà Nước cấp cho một hạn mức room tín dụng phù hợp, các Ngân hàng Thương Mại chỉ được thực hiện các hoạt động tín dụng trong phạm vị này, không được vượt mức.
Nếu có nhu cầu tăng thêm về hạn mức, Ngân hàng Thương Mại cần báo cáo với Ngân hàng Nhà Nước và đợi xét duyệt.
Với mỗi Ngân hàng Thương Mại nói chung, việc kiểm soát room tín dụng cần đảm bảo được những tiêu chí sau:
- Chỉ đồng ý khoản vay với những khách hàng có khả năng trả nợ.
- Cân đối trong việc cấp hạn mức khoản vay, nhằm đảm bảo khả năng chi trả đúng nợ của khách hàng.
- Nên có kế hoạch phân bổ mức room tín dụng phù hợp, không nên đặt hết vào một mục đích nhằm hạn chế rủi ro quá lớn.
>>> Xem thêm: Vay tín chấp là gì? Thủ tục và quy trình vay tín chấp tại Việt Nam
Lý do quy định hạn mức room tín dụng là gì?
Nguyên nhân mà Ngân hàng Nhà Nước cần có quy định rõ ràng về hạn mức room tín dụng là gì? Cùng Mogi tìm hiểu chi tiết ngay sau đây:
Kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng
Trước khi có sự quy định về hạn mức room tín dụng là gì, đã có giai đoạn mức tăng trưởng tín dụng vượt ngưỡng quá cao, dao động từ 30% – 50%. Tốc độ tăng trưởng này hầu như đã vượt mức kiểm soát của Ngân hàng Thương Mại, gây ra rất nhiều hệ lụy cho nền kinh tế lúc bấy giờ như rủi ro thanh toán lớn, lạm phát, nguồn vốn thiếu cân đối,…
Chính vì lý do đó, việc quy định hạn mức room tín dụng đã được đặt ra nhằm kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng trong ngưỡng cho phép.
Đảm bảo chất lượng của tín dụng
Bên cạnh đó, việc quy định hạn mức tín dụng của Ngân hàng Nhà Nước còn có tác dụng kiểm soát và đảm bảo được chất lượng tín dụng của từng Ngân hàng Thương Mại.
Khi được cấp và hoạt động với quỹ hạn mức tín dụng phù hợp, ngân hàng sẽ có được nguồn quỹ tín dụng lành mạnh, có cơ sở để cân đối được khả năng cho vay của mình và nhu cầu tín dụng của khách hàng.
Đồng thời, việc quản lý khả năng cho vay của ngân hàng một cách chặt chẽ cũng sẽ giúp các Ngân hàng tìm được khách hàng vay vốn phù hợp, có đủ khả năng trả nợ, hạn chế được tình trạng nợ xấu, giảm thiểu được những tác động tiêu cực lên uy tín và hoạt động của ngành tài chính – ngân hàng nói chung.
Tác động của nới room tín dụng tới các ngân hàng
Sau khi đã hiểu rõ hơn về những khái niệm liên quan đến room tín dụng là gì, hết hoặc nới room tín dụng là gì, hãy cùng Mogi tìm hiểu thêm sự tác động của việc nới room tín dụng là gì.
Tăng khả năng vay vốn
Một khi Ngân hàng Thương Mại được Ngân hàng Nhà Nước chấp thuận việc nới room tín dụng ở một hạn mức cụ thể nào đó, điều này đồng nghĩa rằng ngân hàng có thể cho vay được nhiều tiền hơn. Lúc này, các cá nhân và doanh nghiệp có thể sẽ tìm kiếm được những nguồn vốn mới để đầu tư và phát triển công việc kinh doanh.
Tăng nhu cầu tiêu dùng
Việc cho vay tín dụng nhiều hơn cũng sẽ có tác dụng kích cầu người dùng. Khi có được khoản vay mới, họ có thể sẽ chi tiêu nhiều hơn cho những nhu cầu cần thiết. Đây cũng là một cách thúc đẩy sự lưu thông của dòng tiền, sự phát triển của nền kinh tế.
Tăng lạm phát
Lạm phát là một trong những hệ lụy có khả năng xảy ra rất cao nếu việc nới hạn mức room tín dụng không được kiểm soát chặt chẽ. Khi có quá nhiều tiền lưu hành trong nền kinh tế, giá cả sẽ bị dội lên cao do nhu cầu mua sắm của người dùng tăng mạnh.
Điều này sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến mức sống của người dân và sự phát triển bền vững của nền kinh tế.
Tăng rủi ro tín dụng
Khi phát sinh thêm quá nhiều khoản vay, Ngân hàng Thương Mại sẽ càng phải đối diện nhiều hơn với những rủi ro về tín dụng. Khi khách hàng không thể thanh khoản khoản vay của họ đúng hạn, sức khỏe tài chính của ngân hàng có thể bị giảm sút đáng kể.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết thủ
tục vay ngân hàng mua nhà trả góp cho người mới
Cơ chế phân bổ room tín dụng của ngân hàng nhà nước
Cơ chế mà Ngân hàng Nhà Nước đang áp dụng để phân bổ room tín dụng là gì? Trên thực tế, nhằm ngăn chặn tình trạng lạm phát, ổn định nền kinh tế vĩ mô và thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam, Ngân hàng Nhà Nước đã có giải pháp điều hành sự tăng trưởng tín dụng theo mục tiêu toàn ngành, quy định chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm cho từng tổ chức tín dụng riêng biệt.
Sự phân bổ về mức tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng sẽ căn cứ trên 2 cơ sở tiên quyết:
- Hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng. Điều này sẽ được đánh giá dựa vào Thông tư 52/2018 / TT-NHNN.
- Triết lý hoạt động và một số chính sách cụ thể của chính phủ trong từng khoảng thời gian riêng biệt.
Chẳng hạn như chính sách hỗ trợ nông nghiệp, tập trung chuyên sâu vào những lĩnh vực như bất động sản, tiêu chí TCTD nhằm cải thiện hiệu quả làm việc của những ngân hàng yếu kém,… Cả 2 yếu tố quan trọng này sẽ được sử dụng làm cơ sở nhằm hạ/nâng/nới thêm hạn mức tín dụng trong suốt quá trình phân bổ room tín dụng.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến khái niệm room tín dụng là gì, nới room tín dụng là gì cùng những vấn đề xoay quanh đó. Qua bài viết này, hy vọng rằng bạn đã hiểu hơn về cách vận hành hạn mức tín dụng của ngân hàng nhằm có kế hoạch vay vốn phù hợp. Theo dõi Mogi.vn thường xuyên để cập nhật thêm nhiều bản tin hữu ích về tài chính, kinh tế nhé!