Thủ tục đặt cọc mua nhà là một trong những điều cần phải biết khi tham gia bất cứ giao dịch mua bán nhà đất nào. Bởi đặt cọc đã trở thành xu thế chung trên thị trường bất động sản ngày nay. Chúng hầu như có mặt trong mọi giao dịch lớn nhỏ. Do đó, để giảm thiểu rủi ro, không bị mất tiền oan việc nắm bắt, hiểu được thủ tục này rất quan trọng. Vậy cụ thể, thủ tục đặt cọc này như thế nào? Tất cả sẽ được Mogi.vn tiết lộ trong bài viết sau.
Đặt cọc mua nhà đất là gì?
Đặt cọc là một trong những cụm từ quá đỗi phổ biến trong xã hội ngày nay. Chúng xuất hiện trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó có cả các giao dịch về bất động sản.
Do đó, tại khoản 1 điều 318 của Bộ Luật Dân Sự, “đặt cọc” đã được quy định một cách rất rõ ràng. Cụ thể, đặt cọc là kết quả về sự thỏa thuận giữ hai bên. Trong đó, một bên sẽ tiến hành giao cho bên kia một khoản tiền hay kim khí quý, đá quý hoặc những vật có giá trị khác trong một thời hạn nhất định. Việc làm này giúp đảm bảo giao kết hay thực hiện một hợp đồng dân sự nào đó.
Như vậy, chúng ta có thể hiểu đơn giản đặt cọc mua bán nhà đất là một trong những biện pháp chịu chi phối bởi Bộ Luật Dân Sự. Chúng ra đời nhằm đảm bảo cho việc mua bán sau này được thực hiện.
Thủ tục mua bán nhà đất như thế nào?
Mặc dù, không ít người biết được vai trò, tầm quan trọng của việc đặt cọc mua bán nhà. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người rơi vào những rủi ro không đáng có. Thậm chí là mất tiền một cách oan uổng.
Nguyên nhân chủ yếu là do sự chủ quan, không tìm hiểu, nắm rõ về thủ tục đặt cọc mua nhà. Vậy cụ thể, thủ tục này như thế nào?
Xác định đúng sản phẩm sắp mua
Hiện nay, trên thị trường bất động sản có rất nhiều sản phẩm nhà đất khác nhau. Do đó, trước nhất, dựa theo nhu cầu, khả năng tài chính của mình để lựa chọn cho mình đúng sản phẩm. Tránh tình trạng mua rồi mới ngớ người, hối hận vì không có được cuộc sống như ý.
Nhà phố
Nhà phố là một trong những sản phẩm nhà đất đang hot trên thị trường. Tuy nhiên, khi lựa chọn sản phẩm này, bạn nên xem bản vẽ nhà đất cùng một bộ photo giấy tờ của ngôi nhà.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải xác định xem nhà đó có nằm trong khu quy hoạch hay không. Đồng thời, mốc lộ giới, tường nhà, điện nước là chung hay riêng. Cũng như nhà có nằm trong khu xây dựng giới hạn chiều cao.
Nhà trong ngõ
Nếu bạn có nguồn tài chính hạn chế hoặc tránh xa bụi bạm của đường phố thì nhà trong ngõ là lựa chọn khá hoàn hảo.
Tuy nhiên, bạn cần xác định lối vào nhà là chung hay riêng. Nếu là chung thì khi giao dịch bạn cần phải thỏa thuận cụ thể về lối đi đó hoặc tiến hành tách đất làm lối đi riêng.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý thêm vấn đề nhà trong ngõ đó có nằm trong khu hay bị ngập nướ khi triều cường hoặc trong các trận mưa lớn hay không. Bởi điều này sẽ ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt, đi lại sau này của bạn và gia đình.
Căn hộ dự án
Căn hộ đang ngày càng trở thành sự lựa chọn của khá nhiều người. Đặc biệt là ở các thành phố lớn, nơi đất chật người đông.
Tuy nhiên, khi lựa chọn sản phẩm nhà đất này, bạn cần lưu ý khá nhiều vấn đề:
- Xem xét căn hộ mẫu trước khi quyết định mua.
- Mặt tiền nhà hướng nào?
- Ban công riêng hay chung với các căn hộ khác?
- Khả năng cách âm như thế nào?
- Nếu mua căn hộ đang xây dựng thì thời gian giao nhà là bao giờ? Nếu giao nhà chậm, chủ đầu tư phải bồi thường như thế nào? Nếu thanh toán tiền chậm tiến độ, hình thức phạt ra sao?
Nhà chung cư
Một sản phẩm nhà đất nữa cũng đang được khá nhiều người lựa chọn đó chính là nhà chung cư. Tuy nhiên, bên cạnh việc kiểm tra giấy tờ nhà hợp lệ, bạn cần xem:
- Hành lang, ban công thuộc sở hữu chung hay riêng;
- Có chỗ để xe hay không?
- Chế độ duy trì, bào dưỡng tòa nhà như thế nào?
- Mức thu các loại phí liên quan;
- Tình hình an ninh;
- Hệ thống phòng cháy, chữa cháy.
Tìm hiểu kỹ về các vấn đề liên quan đến sản phẩm định mua
Ngoài việc xác định đúng sản phẩm, bạn cần phải bỏ thời gian, công sức ra để tìm hiểu thật kỹ về các vấn đề liên quan đến sản phẩm nhà đất mà mình định mua. Cụ thể, chúng gồm:
- Các giấy tờ pháp lý liên quan đến nhà đất.
- Kiểm tra, đối chiếu, so sánh tài sản trên thực tế và tài sản trên giấy tờ. Chúng có trùng khớp nhau hay không? Nếu có sự sai lệch thì việc chuyển nhượng về sau.
- Nhà đất đó có bị tranh chấp giữa các đồng sở hữu hay với hàng xóm hay không?
- Tài sản là tài sản riêng hay thuộc quyền sở hữu chung của vợ chồng hay một nhóm người. Nếu thuộc quyền sở hữu chung thì cần có sự chấp thuận, tham gia ký kết của tất cả các đồng sở hữu.
- Nhà đất có liên quan đến giao dịch nào hay không? Đặt cọc hay ủy quyền với người khác, tham gia cầm cố, bảo lãnh.
- Kiểm tra các giấy tờ tùy thân của người bán.
- Thỏa thuận về các tiện ích trong căn nhà.
Ký kết hợp đồng đặt cọc
Khi đã ưng ý và kiểm tra các giấy tờ, vấn đề liên quan đến sản phẩm nhà đất thì kế đến phải tiến hành ký kết hợp đồng đặt cọc. Bởi đây sẽ là căn cứ đảm bảo lợi ích, quyền lợi của bạn khi có tranh chấp xảy ra.
Do đó, bạn cần phải kiểm tra thật kỹ càng các nội dung. Từng điều khoản, từng chi tiết, từng điểm có trong hợp đồng.
- Thông tin của các bên tham gia giao dịch.
- Số tiền đặt cọc;
- Khoảng thời gian nhận cọc;
- Nếu người nhận cọc không giao đất đúng thời hạn sẽ phải bồi thường như thế nào?
- Nếu người đặt cọc không tiến hành đưa đủ số tiền cần thiết hay cắt ngang, không muốn mua nữa thì sẽ như thế nào?
Ngoài ra, để hợp đồng đặt cọc mua nhà đất có giá trị hơn, bạn cần có người làm chứng. Và người làm chứng này tốt nhất không có mối liên quan nào với cả 2 bên. Đồng thời, khi ký xong, bạn nên mang tới cơ quan chức năng để công chứng.
Nếu bạn không có kinh nghiệm trong lĩnh vực này, bạn nên nhờ tới những người có chuyên môn, nhà môi giới uy tín. Họ sẽ đưa ra những lời khuyên, sự tư vấn tốt nhất dành cho bạn.
Thực hiện đặt cọc
Sau khi ký kết hợp đồng xong thì trong thủ tục đặt cọc mua bán nhà không thể thiếu đi việc thực hiện việc chuyển tiền đặt cọc. Tuy nhiên, khi đặt cọc bạn nên hạn chế việc mua bán bằng ngoại tệ. Điều này sẽ khiến việc mua bán dễ trở nên bị vô hiệu, gây thiệt hại cho các bên.
Đồng thời, việc thanh toán này, bạn nên thực hiện tại ngân hàng. Người mua nên để tiền trong tài khoản. Sau đó, khi tiến hành thanh toán tiền đặt cọc thì chỉ cần chuyển khoản cho bên bán. Điều này vừa giúp bạn không mất thời gian kiểm đến lại có cơ sở bằng chứng.
Những trường hợp giao dịch đặt cọc mua nhà bị vô hiệu
Ngoài việc nắm rõ thủ tục đặt cọc mua bán nhà đất như đã kể trên, bạn nên chú ý thêm các trường hợp giao dịch đặt cọc bị coi là vô hiệu, không có giá trị. Cụ thể đó là:
- Người tham gia đặt cọc không có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
- Người tham gia bị lừa dối hoặc cưỡng ép.
- Tài sản đặt cọc thuộc tài sản pháp luật cấm.
- Văn bản, hợp đồng đặt cọc không đúng, không đủ tính pháp lý theo quy định.
Trên đây, bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về thủ tục đặt cọc mua bán nhà đất. Hy vọng những thông tin này sẽ trở thành tài liệu tham khảo quý báu giúp bạn nhanh chóng sở hữu cho mình sản phẩm bất động sản ưng ý nhất!
-Thúy An – Content Writter –
>>> Xem thêm: Hợp đồng đặt cọc mua nhà – hiểu đúng để tránh mất tiền oan