Chúng ta thường nghe về việc đăng ký lưu trú, tạm trú hay cư trú. Nhưng ít ai thực sự hiểu rõ về sự khác nhau của những khái niệm này. Mời bạn cùng với Mogi xem qua bài viết dưới đây để tìm hiểu về lưu trú là gì ? Các loại hình lưu trú phổ biến hiện nay nhé!
Định nghĩa về lưu trú
Lưu trú là gì?
Dựa trên quy định tại khoản 6 Điều 2 của Luật Cư Trú năm 2020 định nghĩa rằng : “Lưu trú là việc của công dân ở lại một địa điểm không phải nơi thường trú hoặc nơi tạm trú trong thời gian ít hơn 30 ngày”.
Theo Luật Cư Trú 2020 tại khoản 5 Điều 2 cũng có đề cập, người đến lưu trú phải thực hiện thông báo lưu trú. Đây là hoạt động phải thực hiện giống như việc đi đăng ký thường trú, tạm trú, khai báo tạm vằng, điều chỉnh thông tin về cư trú với cơ quan chức năng có thẩm quyền về cư trú.
Nếu bạn là khách đi du lịch, đặt phòng thì chủ nhà nghỉ, khách sạn sẽ là người giúp bạn làm thông báo lưu trú dựa trên thông tin giấy tờ tùy thân (CCCD/CMND/Passport) của bạn đã trình cho họ lúc làm thủ tục check-in nhận phòng.
Phân biệt lưu trú với các khái niệm khác như cư trú, sinh sống
Để giúp bạn hiểu rõ về lưu trú là gì cũng như sự khác nhau giữa lưu trú và tạm trú, cư trú, bạn có thể theo dõi qua bảng so sánh sau đây:
Tiêu chí |
Lưu trú |
Tạm trú |
Cư trú (thường trú) |
Khái niệm |
Là việc công dân ở một địa điểm không phải nơi thường trú, tạm trú trong khoảng thời gian ít hơn 30 ngày |
Là việc công dân sinh sống tại một địa điểm từ 30 ngày trở lên ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú |
Là địa điểm mà công dân sinh sống ổn định, lâu dài, được đăng ký thường trú |
Bản chất |
Công dân nghỉ lại tạm thời vì lí do như công tác, du lịch, thăm hỏi người thân,… trong khoảng thời gian ngắn |
Công dân sinh sống thường xuyên nhưng có thời hạn nhất định chủ yếu là thuê nhà, mượn nhà. |
Công dân sinh sống thường xuyên, lâu dài tại nơi thuộc sở hữu của bản thân, gia đình hoặc thuê, mượn, ở nhờ. |
Thời gian cư trú |
Dưới 30 ngày |
Trên 30 ngày và tối đa 2 năm, được gia hạn nhiều lần |
Vô thời hạn |
Điều kiện đăng ký |
Nghỉ tại một địa điểm nhất định không phải là nơi thường trú và không thuộc trường hợp phải đăng ký tạm trú. |
Sinh sống tại nơi ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã, nơi đã đăng ký thường trú. Sinh sống tại một địa điểm trên 30 ngày |
Có chỗ ở hợp pháp. Nhập hộ khẩu về nhà người thân. Đăng ký thường trú tại nhà thuê, mượn hoặc ở nhờ. Đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở. Đăng ký tại cơ sở trợ giúp xã hội. Đăng ký tại phương tiện lưu động. |
Thời gian phải thực hiện đăng ký |
Trước 23 giờ, nếu người đến lưu trú sau 23 giờ thì phải làm thông báo lưu trú vào 8h sáng hôm sau. |
Sinh sống trên 30 ngày phải đăng ký |
Trong thời hạn 12 tháng được tính từ ngày chuyển đến ở nơi hợp pháp mới và đủ điều kiện để đăng ký thường trú |
Kết quả |
Được ghi nhận vào sổ đăng ký lưu trú |
Được cập nhật lên cơ sở dữ liệu về cư trú. Cập nhật thông tin tạm trú mới và thời hạn tạm trú của công dân |
Được cập nhật lê cơ sơ dữ liệu về cư trú. |
Các loại hình lưu trú phổ biến
Lưu trú là một thuật ngữ mới mẻ được dùng để thay thế cho từ “tạm trú vãng lai”, có thể nói người đến lưu trú tại một nơi nào đó ngắn ngày đa phần là đi du lịch, nghỉ dưỡng hoặc công tác,… Dưới đây là các loại hình lưu trú phổ biến tại Việt Nam:
- Khách sạn (Hotel) gồm: Khách sạn thành phố (city hotel), khách sạn nghỉ dưỡng (hotel resort), khách sạn bên đường (motel), khách sạn nổi (floating hotel).
- Officetel, ApartHotel, Condotel, Hometel.
- Biệt thự du lịch (Tourist villa)
- Nhà nghỉ du lịch (Tourist guest house) hoặc nhà riêng cho thuê nguyên căn, thuê từng tầng.
- Căn hộ du lịch (Tourist apartment)
- Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (Homestay)
- Tàu thủy lưu trú du lịch (cruise ship)
- Bãi cắm trại (Tourist camping)
- Các cơ sở lưu trú du lịch khác: Tàu hỏa du lịch, ca-ra-van, lều du lịch…
Có thể bạn quan tâm: Cách chi tiêu tiết kiệm cho người có thu nhập thấp hiệu quả
Quy định về thông báo lưu trú
Người đến nghỉ lại tại một địa điểm nào đó dưới 30 ngày cần phải thông báo lưu trú và cần thực hiện dựa trên các quy định về lưu trú theo pháp luật hiện hành sau đây:
Đối tượng lưu trú: Là người đi công tác, du lịch, thăm khám bệnh, sinh viên, công nhân, nhân viên văn phòng hoặc người nước ngoài.
Khai báo lưu trú:
- Công dân đến một nơi nào đó sinh sống ngắn ngày và xác định rõ ràng ngày đến, ngày đi cần thông báo lưu trú theo đúng quy định. Các gia đình, khách sạn, nhà nghĩ, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh hoặc các cơ sở khác khi có người từ đủ 14 tuổi trở lên tới nơi lưu trú phải có trách nhiệm thông báo việc lưu trú cho Công an xã, phường, thị trấn địa phương. Việc thông báo này có thể thực hiện qua điện thoại hoặc đến trực tiếp. Trường hợp ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con cái, anh, chị, em ruột tới lưu trú nhiều lần thì chỉ cần thông báo lưu trú một lần.
- Thời gian thực hiện khai báo phải trước 23 giờ hoặc nếu công dân đến sau 23 giờ thì việc khai báo được thực hiện vào 8h sáng hôm sau.
Thời hạn lưu trú tối đa: Dựa theo quy định hiện này công dân được lưu trú tối đa không vượt quá 30 ngày.
Xác nhận lưu trú: Nơi có thẩm quyền xác nhận lưu trú là Công an xã, phường, thị trấn và được xác nhận lưu trú qua đơn đăng ký lưu trú của công dân.
Các cách thông báo lưu trú
Hiện nay, có rất nhiều hình thức để công dân thuận tiện thực hiện khai báo lưu trú, giúp bạn không tốn quá nhiều thời gian làm thủ tục. Dựa trên Điều 15 Thông tư 55/2021/TT – BCA có 4 hình thức thông báo lưu trú hỗ trợ công dân:
- Thực hiện thông báo lưu trú trực tiếp tại cơ quan đăng ký cư trú hoặc địa điểm tiếp nhận thông báo lưu trú do cơ quan đăng ký cư trú đã quy định
- Thực hiện thông báo cư trú qua số điện thoại hoặc hợp thư điện tử (email) do cơ quan đăng ký cư trú thông báo hoặc niêm yết
- Thực hiện thông báo qua trang thông tin điện tử của cơ quan đăng ký cư trú hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công An, Cổng dịch vụ công Quản lý cư trú.
- Thực hiện qua ứng dụng cư trú trên thiết bị điện tử
Không thực hiện thông báo lưu trú có bị phạt không?
Trong Luật Cư Trú năm 2020 tại Khoản 1 Điều 30 có nêu rõ, khi có người đến lưu trú, thành viên hộ gia đình, người đại diện tại cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở du lịch và các cơ sở khác phải có trách nhiệm thông báo việc lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú.
Trường hợp công dân đến lưu trú tại nhà người thân, hộ gia đình mà người thân, thành viên hộ gia đình không có mặt tại chỗ ở đó thì công dân đến lưu trú phải có trách nhiệm thông báo lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú.
Có thể thấy, việc thông báo lưu trú là thủ tục bắt buộc phải thực hiện với cơ quan đăng ký cư trú theo quy định của pháp luật. Nếu không thực hiện sẽ bị xử phạt dựa theo điểm b Khoản 1 Điều 9 của Nghị định 144/2021/NĐ-CP với mức phạt tiền từ 500.000 đồng – 1.000.000 đồng.
Đối với các cơ sở có chức năng lưu trú nếu không thực hiện khai báo lưu trú cho người đến lưu trú sẽ bị xử phạt như sau:
- Từ 01 đến 03 người phạt tiền từ 1.000.000 đồng -2.000.000 đồng
- Từ 04 người đến 08 người phạt tiền từ 2.000.000 đồng – 4.000.000 đồng
- Từ 09 người trở lên phạt tiền từ 4.000.000 đồng – 8.000.000 đồng
Ngoài ra, các cơ sở lưu trú có hành vi cản trở cơ quan chức năng làm việc, không chấp hành việc kiểm tra thường trú, tạm trú hay lưu trú theo yêu cầu từ cơ quan cũng sẽ bị xử phạt với mức tiền từ 4.000.000 đồng – 6.000.000 đồng
Có thể bạn quan tâm: Màu của năm 2024: Ý nghĩa và ứng dụng của màu Peach Fuzz
Mẫu giấy xin xác nhận lưu trú
Muốn làm thủ tục thông báo lưu trú đến cơ quan có thẩm quyền bạn cần thông qua giấy xin xác nhận lưu trú. Dưới đây là mẫu giấy xin xác nhận lưu trú cùng link tải mẫu giấy cho bạn tham khảo:
Đơn xin xác nhận cư trú mẫu 1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–
…………., ngày… tháng…. năm…..
ĐƠN XIN XÁC NHẬN LƯU TRÚ
Căn cứ Luật Cư trú 2006 sửa đổi, bổ sung 2013;
Kính gửi: Công an xã/phường ……………, huyện/quận ………, tỉnh/thành phố ……….
Tôi là: ………………………………….…… Sinh ngày: ……………………………
Chứng minh nhân dân số: ………………. cấp ngày ……..……. tại …………………
Hộ khẩu thường trú: ……………………………….…………………………………..
Chỗ ở hiện nay: ………………………………………………………………………..
Tôi làm đơn này xin trình bày với quý cơ quan nội dung như sau:
(Trình bày nội dung cụ thể về việc lưu trú, thời gian lưu trú tại địa phương)
Vào ngày ……../……./…….., tôi đã đến chơi nhà ……… của tôi tại địa chỉ …………………………. và lưu trú tại địa phương trong một khoảng thời gian từ ngày ……./……./……. đến ngày ……/……/……… Trong thời gian này, tôi cùng chủ nhà là ông/bà …………………….. đã đến quý cơ quan khai báo và đăng ký lưu trú theo quy định pháp luật.
Do đó, căn cứ Điều … Luật cư trú ……., tôi làm đơn này, xin xác nhận về việc tôi có lưu trú trong khoảng thời gian từ ngày……./…../….. đến ngày ……/…../….. tại .…..và kính đề nghị quý cơ quan xác nhận nội dung, thông tin nêu trên.
Kính mong quý cơ quan xem xét, giúp đỡ.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Xác nhận của công an xã phường… Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Link tải Tại Đây
Đơn xin xác nhận cư trú mẫu 2
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–
ĐƠN XIN XÁC NHẬN LƯU TRÚ, TẠM TRÚ
KÍNH GỬI: CÔNG AN PHƯỜNG: …………QUẬN: ………………
Tôi tên: ……………… Sinh ngày …………………. CMND số ……………………….
Hộ khẩu thường trú: ………………………………………………………………………..
Tôi có cho người lao động, sinh viên thuê phòng để ở tại địa chỉ:………………….
Tôi cam kết:
* Danh sách lưu trú từ ngày……… tháng………. năm ……… đến ngày…….. tháng……. năm………
STT |
TÊN HỌ |
SINH NĂM |
ĐỊA CHỈ THƯỜNG TRÚ |
SỐ CMND |
NAM |
NỮ |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
|
|
6 |
|
|
|
|
|
|
7 |
|
|
|
|
|
|
8 |
|
|
|
|
|
|
9 |
|
|
|
|
|
|
10 |
|
|
|
|
|
|
Lý do: Đăng ký định mức sử dụng nước sinh hoạt.
Chân thành cảm ơn./.
Ngày………. tháng………. năm 20…
Người làm đơn
XÁC NHẬN CÔNG AN PHƯỜNG (XÃ)
Link tải Tại Đây
Tổng kết lại, Mogi đã cùng bạn tìm hiểu “tất tần tật” về Lưu trú là gì. Mong rằng những thông tin trên sẽ hữu ích cho bạn và đừng quên ghé thăm Mogi.vn thường xuyên để khám phá nhiều chủ đề thú vị khác luôn được cập nhật mỗi ngày tại website nhé!
Có thể bạn quan tâm:
- Mệnh mộc hợp cây gì? 13 loại cây mang lại may mắn, tài lộc
- 10 loại côn trùng trong nhà phổ biến và cách xử lý hiệu quả
- Gợi ý 19+ mẫu trang trí tường quán cafe đẹp, thu hút khách hàng