spot_img
Trang chủPhong thuỷLau dọn bàn thờ và 4 điều ĐẠI KỴ cần tránh khi...

Lau dọn bàn thờ và 4 điều ĐẠI KỴ cần tránh khi cúng ông Công, ông Táo

Sự tuỳ tiện khi thờ cúng là điều đại kỵ trong tâm linh, đặc biệt là trong những ngày cuối năm và trước dịp đón Tết nguyên đán. Tìm hiểu ngay về 5 điều kiêng kỵ tuyệt đối không nên làm trong ngày cúng ông Công, ông Táo dưới đây để tiến hành nghi lễ một cách đúng chuẩn, tôn nghiêm và trang trọng. Thờ ông công ông táo như thế nào là đúng? 

1. Hiểu đúng về lễ cúng ông Công, ông Táo

Theo quan niệm, ông Công ông Táo là các vị thần bếp trông nom cuộc sống của gia đình. Thần Táo gồm ba vị Táo quân là một bà Táo và hai ông Táo, các vị thần linh này sẽ canh giữ và ban phước cho gia chủ và mọi người. Chính bởi ý nghĩa tâm linh như vậy mà người Việt có phong tục thờ ông Công, ông Táo trong gia đình để mong được bình an và gặp nhiều may mắn. Bài viết cũng sẽ góp phần trả lời cho câu hỏi không thờ ông táo có sao không?

Tết nguyên đán
Lễ cúng ông Công, ông Táo được thực hiện ngày 23 tháng Chạp, trước thềm Tết nguyên đán

Theo tục lệ cổ truyền của người Việt, vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, các vị Táo quân sẽ cưỡi cá chép bay về trời để trình báo với Ngọc Hoàng về mọi việc xảy ra trong gia đình trong năm cũ. Thực hiện phong tục này, các gia đình sẽ tiến hàng cúng lễ trong ngày ông Công ông Táo với mâm cơm và tục thả cá.

Tết nguyên đán
Phong tục cúng ông Công ông Táo là nét văn hóa truyền thống của người Việt

Dù đã trở thành tục lệ nhưng việc cúng lễ này luôn có những lưu ý mà gia chủ cần phải tuân theo để tránh được điều đại kỵ trong phong thuỷ và đón phước lộc trọn vẹn. Tham khảo ngay những điều kiêng kỵ cần tránh trong ngày cúng ông Công ông Táo này để không mạo phạm tới thần linh và bày tỏ lòng tôn kính của mình bạn nhé!

2. Tuyệt đối kiêng kỵ không cúng lễ ở dưới bếp

Những điều kiêng kỵ khi cúng ông táo là gì?

Bởi ông Táo là các vị thần bếp nên có một số gia đình cho rằng nên đặt mâm cơm và đồ lễ cúng ông Công ông Táo ở dưới bếp. Kiêng kỵ khi cúng ông táo như vậy có đúng không? Quan niệm này không thực sự đúng và chưa thuyết phục được nhiều người trong đó có các chuyên gia về tâm linh, phong thuỷ.

đón Tết nguyên đán 2019
Lễ cúng ông Công ông Táo tuyệt đối không được thực hiện dưới bếp

Theo phân tích của các chuyên gia phong thuỷ, khi thực hiện lễ cúng ông Công ông Táo, bạn nên thắp hương trên ban thờ của gia đình. Nếu như ban thờ Táo quân đặt ở gần bếp thì thực hiện nghi lễ cúng tại ban thờ này. Còn trường hợp gia đình không có ban thờ riêng thì phải thắp hương tại ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ tuyệt đối không nên cúng và đặt đồ lễ ở dưới bếp. Về ý nghĩa tâm linh, ban thờ được coi là nơi kết nối giữa hai thế giới âm dương, giữa người trần với các vị thần linh, do đó khi tiến hành thờ cúng bạn chỉ được phép dâng đồ lễ và cầu thỉnh tại chính ban thờ của gia đình.

mâm cơm cúng ông Công, ông Táo
Mâm cúng không cần cầu kỳ, phức tạp, chỉ cần gia chủ có thành tâm và dành sự tôn kính cho thần linh

Ngoài ra, trong ngày cúng ông Công ông Táo, bạn lưu ý nên bật bếp lên để có ngọn lửa cháy rực, bày mâm cỗ đề huề để tỏ long muong muốn gia đình sẽ có được sự no ấm trong cả năm mới Kỷ Hợi. Nghi lễ cổ truyền này này cũng là một trong những tục lệ tốt đẹp của người Việt để cầu bình an, hạnh phúc cho cả gia đình trước thềm Tết nguyên đán.

3. Không nên cúng lễ sau 12h trưa ngày 23 tháng Chạp (âm lịch)

Vào khoảnh khắc 12h trưa ngày 23 tháng Chạp (âm lịch) hàng năm, các vị Thần Táo sẽ cưỡi cá chép bay về trời để trình báo Ngọc hoàng. Chính bởi vậy mà nghi lễ cúng ông Công ông Táo được quy định cần phải tiến hành trước khoảng thời gian này. Nếu như bạn cúng lễ sau 12h trưa ngày 23 tháng Chạp, ý nghĩa của ngày này sẽ không còn trọn vẹn, các ông Táo đã bay về trời mà chưa được gia chủ báo cáo, thể hiện lòng thành kính.

Tết nguyên đán
Nghi lễ cúng ông Công ông Táo cần được thực hiện trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp

Trong ngày cúng lễ ông Công ông Táo, thời gian đúng chuẩn phong thuỷ nhất để bày lễ kéo dài từ 9h sáng tới 12h trưa. Tuy nhiên, với một số gia đình không có điều kiện về thời gian, có thể thực hiện nghi lễ cúng này vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp. Đó là lưu ý quan trọng dành cho gia đình bạn khi thực hiện lễ cúng ông Công ông Táo sắp tới đây, ngay trước thềm Tết nguyên đán.

4. Khi cúng lễ, không nên cầu xin quá nhiều

Trên thực tế, rất nhiều người hiểu sai về ý nghĩa của ngày cúng ông Công ông Táo mà bày tỏ nguyện vọng của mình một cách quá “tham lam”. Như đã nói, ngày lễ cúng này để tiễn các vị thần về chầu trời, các vị Táo quân canh giữ cuộc sống của gia đình trong năm qua sẽ tâu với Ngọc Hoàng về những chuyện tốt – xấu của gia chủ chứ không đề cập đến vấn đề tài lộc. Chính bởi vậy khi cầu khấn trong nghi lễ bạn nên tránh xin tài lộc để tránh làm phật lòng các vị thần linh.

cầu khấn khi cúng ông Công, ông Táo
Không nên cầu xin tài lộc, tiền của khi cúng lễ ông Công ông Táo

5. Không thả cá vàng từ trên cao

Tín ngưỡng phóng sinh cá vàng trong ngày cúng lễ ông Công ông Táo đang ngày càng trở nên phổ biến hơn. Hầu hết các gia đình đều mua cá vàng còn sống để cúng và thả xuống sông hồ với mong muốn các vị Táo quân có phương tiện để bay về trời.

Tuy mang ý nghĩa tốt đẹp nhưng khi thực hiện tục thả cá này, có rất nhiều người thực hiện hành động phản cảm khi thả cá từ trên cao xuống khiến cá bị chết. Điều này thực sự không nên và bạn cũng nên tránh khi muốn thể hiện lòng thành kính của mình với các vị thần linh một cách trọn vẹn nhất. Để làm lễ phóng sinh cá vàng, bạn nên tìm những nơi có nguồn nước sạch, nhẹ nhàng thả cá và để chúng tự bơi ra xa.

tục thả cá vàng phóng sinh
Tục thả cá vàng phóng sinh trong ngày cúng ông Công ông Táo

Ngoài 4 điều đại kỵ nên tránh được Mogi.vn chia sẻ ở trên, bạn cần lưu ý thêm việc thực hiện nghi lễ cúng ông Công ông Táo trong gia đình, không nên tổ chức rườm rà, phức tạp tài chùa, đình đền. Bên cạnh đó, khi dâng lễ cúng các vị Thần Táo, bạn nên đặt bàn nhỏ phía dưới để bày lễ mặn chứ không nên bày chúng ngay trên bàn thờ. Việc thực hiện đúng chuẩn những quy tắc trên trong ngày 23 tháng Chạp này sẽ giúp gia đình bạn thể hiện được lòng thành kính với các vị thần linh và có một năm mới đầy ấm no, hạnh phúc.

lễ cúng ông Công ông Táo,
Đọc ngay thông tin để tránh phạm điều kiêng kỵ và đón Tết nguyên đán sum vầy, hạnh phúc

Tham khảo ngay những thông tin này để làm tròn nghĩa vụ với thần linh, tổ tiên và đón Tết nguyên đán thật vui vẻ, sum vầy bạn nhé! Mogi.vn cám ơn bạn đã theo dõi bài viết và đừng quên tiếp tục đồng hành cùng với chúng tôi trong thời gian tới!

6.Nên lau dọn bàn thờ vào thời điểm nào?

Theo quan niệm của người Việt, sau lễ cúng ông Công ông Táo, các vị thần tiên này sẽ lên chầu trời, lúc này bàn thờ – nơi an toạ của các vị thần bị trống. Chính bởi vậy mà ngày 23 tháng Chạp hàng năm được coi là thời điểm thích hợp để tiến hành lau dọn, bao sái ban thờ mà không lo ảnh hưởng đến việc thờ cúng và xảy ra điều không tốt lành cho gia chủ.

Điều này được lưu truyền qua nhiều thế hệ và trong thời gian dài. Tuy nhiên, theo nghiên cứu và nhận định của các chuyên gia tâm linh thì quan niệm trên không hoàn toàn chính xác.

Các chuyên gia phong thuỷ cũng cho hay: “Bàn thờ là nơi linh thiêng, nơi tập trung nhiều năng lượng tốt lành và tạo ra phúc đức. Chính bởi vậy mà việc sái tinh (lau dọn) bàn thờ, gia chủ có thể tiến hành thường xuyên, không nhất thiết phải thực hiện đúng vào ngày cúng ông Công ông Táo. Điều đó cũng có nghĩa vào bất cứ thời điểm nào dịp cuối năm, bạn đều có thể sái tịnh bàn thờ mà không sợ bất cứ ảnh hưởng gì”.

Việc lau dọn bàn thờ, trang lại bát nhang cho sạch sẽ, đẹp đẽ là điều nên làm để tỏ lòng thành kính với thần linh, tiên tổ. Do đó, trong những ngày cuối năm này, hãy dành thời gian để cùng gia đình dọn dẹp, sửa soạn ban thờ để đón cái Tết nguyên đán thật may mắn, bình an.

Quy tắc lau dọn bàn thờ không thể bỏ qua

Việc lau dọn bàn thờ thần linh và tổ tiên cần được tiến hành theo các quy tắc nhất định về tâm linh, phong thuỷ. Mọi vật dụng cần thiết phải được chuẩn bị thật kỹ càng và đặc biệt, người lau dọn cần có đủ lòng thành tâm, thành kính để không làm phật ý các vị Thần linh cũng như tiên tổ.

Thỉnh lời xin phép trước khi lau dọn ban thờ

Theo quan niệm xưa: Gia chủ muốn lau dọn ban thờ tổ tiên cho sạch sẽ thì trước hết bản thân phải tắm giặt trước. Sau đó chuẩn bị một đĩa hoa quả và nén hương để cúng và thông báo cho, thần linh, ông bà tổ tiên được biết về việc muốn tiến hành lau dọn bàn thờ. Khi cầu thỉnh, gia chủ sẽ xin phép các vụ tạm lánh sang một bên để con cháu thực hiện công việc.

Việc lau dọn bàn thờ ngày cuối năm không nhất thiết phải do gia chủ thực hiện, con cháu cũng có thể tiến hành dọn dẹp. Điều quan trọng là người được chọn phải có tính tỉ mỉ, cẩn thận để tránh làm đổ vỡ đồ thờ, vật phẩm, ảnh gia tiên,… trên ban thờ.

Vật dụng lau dọn cần chuẩn bị

Để lau dọn ban thờ sạch sẽ, trước tiên gia chủ phải chuẩn bị chiếc khăn lau mới cùng cây chổi sạch chuyên dùng để dọn bàn thờ gia tiên. Sau đó, chuẩn bị nước bao sái ban thờ (nước thơm được nấu từ 5 vị thảo dược đinh hương, bạch đàn, quế, hồi và gỗ vang). Nước thơm này có tác dụng tẩy uế và làm sạch đồ thờ cúng trên ban thờ tổ tiên. Gói thảo dược này được bán sẵn, bạn có thể mua về rửa sạch, hoà 1,5l nước đun sôi thật kỹ, sau đó để ấm và dùng nước này để lau rửa đồ thờ cúng.

Khi tiến hành lau rửa ban thờ và đồ thờ cúng, gia chủ nên nhớ kỹ cần chuẩn bị chiếc bàn có phủ tấm vải đỏ sạch (hoặc giấy đỏ) ở trên để đặt bài vị. Với gia đình thờ chung bài vị gia tiên cùng thần linh thì khi hạ xuống cần để riêng rẽ hai vị trí khác nhau, tránh bày lẫn lộn với nhau gây phạm thượng. Sau đó, gia chủ mới bắt đầu tiến hành quét bụi bặm, lau rửa ban thờ và các vật phẩm đồ cúng.

Lau dọn ban thờ cần tiến hành theo quy tắc phong thuỷ

Các chuyên gia tâm linh và phong thuỷ cho rằng: Gia chủ nên lau dọn theo thứ tự từ trên cao xuống thấp, khi lau nên dùng khăn mềm để tránh bị xước sơn trên tượng và đồ thờ. Lưu ý khi lau tượng đồng, bạn không nên sử dụng cồn, rượu, hoá chất để rửa bởi chúng sẽ khiến cho tượng bị ô xy hoá và nhanh bị han rỉ.

Với bát hương và tượng thờ, khi lau dọn tránh xê dịch chúng để không làm ảnh hưởng đến sợi dây liên kết giữa hai cõi âm – trần, gây nên tai ương cho gia chủ. Khi dọn ban thờ, gia chủ có thể tỉa bớt chân hương để đỡ bụi. Sau khi làm sạch tất cả đồ thờ, hãy thay nước bình hoa, thay nước cúng. Cuối cùng, thắp 3 nén hương và mời thần linh, tổ tiền về quy tụ.

3 điều kiêng kỵ khi lau dọn bàn thờ

– Chổi quét và khăn lau ban thờ tuyệt đối phải sạch sẽ, tránh sự tuỳ tiện hay chung đụng.

– Khi lau dọn, bát hương và bài vị không được phép xê dịch. Có thể lấy tay giữ và dùng khăn sạch, ẩm có dấp rượu gừng hoặc nước thơm để lau sạch.

– Việc lau dọn ban thờ ngày cuối năm cần được thực hiện nghiêm túc, thành tâm để tỏ lòng thành kính với bề trên và các vị thần linh.

Đó là các thông tin về việc lau dọn bàn thờ trước khi cúng ông Công, ông Táo. Tham khảo ngay để không phạm điều kiêng kỵ và thực hiện các quy tắc cho đúng chuẩn phong thuỷ. Mogi.vn kính chúc gia đình bạn đón Tết nguyên đán thật sum vầy, hạnh phúc, vạn sự như ý. 

Tổng hợp: Thảo Trần

Xem thêm

Lê Minh Huy
Lê Minh Huy
Minh Huy Kun - Hiện là Content Marketer của báo Mua&Bán - ấn phẩm thông tin quảng cáo phía nam của báo công thương, Bộ Công Thương Việt Nam.
spot_img

TIN LIÊN QUAN