spot_img
Trang chủLời khuyênCho người muaGỡ rối trường hợp mất tiền tỷ mua phải nhà đang cho...

Gỡ rối trường hợp mất tiền tỷ mua phải nhà đang cho thuê

Trường hợp mất tiền tỷ mua phải nhà đang cho thuê không còn là điều hy hữu. Tình huống “khó xử” cho nhiều bên này dẫn tới việc tranh chấp nhà ở không có hồi kết. Suy cho cùng thì trách nhiệm thuộc về ai và cách giải quyết nên đi theo hướng nào? Hãy cùng Mogi.vn khơi sâu vấn đề này để tìm hướng xử lý thuận tình, hợp lý theo đúng quy định của luật đất đai nhà ở Việt Nam nhé!

1. Từ bản hợp đồng “gây tranh cãi” đến vòng lao lý

Theo báo Thanh Niên, sự việc được ghi nhận xảy ra tại TP.HCM khi một cá nhân quyết định mua nhà tại quận 5 với giá trị gần 11 tỷ đồng. Việc mua bán này được xác định có hợp đồng công chứng và đăng ký hợp pháp tại Văn phòng đăng ký đất đai đồng thời đã hoàn tất chủ quyền đăng bộ. Tuy nhiên, khi đến nhận nhà thì ông mới tá hoả vì có người trưng ra bản hợp đồng thuê nhà với chủ cũ hiệu lực tới 15 năm. Kết quả, ông vừa mất tiền, vừa không lấy được nhà và vì một bản hợp đồng “gây tranh cãi” mà vừa vướng vòng lao lý khi bị tố cáo tội huỷ hoại tài sản.

Gỡ rối trường hợp mất tiền tỷ mua phải nhà đang cho thuê
Các sự việc tranh chấp quyền sở hữu nhà ở và mua phải nhà đang cho thuê không còn là điều hy hữu.

Trên thực tế, Mogi.vn ghi nhận đã từng có rất nhiều trường hợp tương tự như trên được phát hiện. Việc người mua nhà không tìm hiểu rõ về luật nhà ở và giấy tờ pháp lý nhà đất đã khiến cho họ rơi vào tình trạng khó xử “tiền mất tật  mang” hoặc thậm chí vướng phải vòng lao lý vì tội danh tranh chấp, huỷ hoại tài sản. Rõ ràng, vấn đề này cần phải được chú ý hơn, đặc biệt là tìm ra cách giải quyết tận gốc để mang lại sự công bằng cho cả hai bên và thực hiện theo đúng quy định của luật đất đai nhà ở mới nhất.

2. Mất tiền tỷ mua nhà đang cho thuê, lỗi tại ai?

Trường hợp trên không phải là sự việc đầu tiên được phát hiện mà trong thực tế, có rất nhiều người đã từng bị “mất tiền oan” khi mua trúng căn nhà đang được cho thuê. Vậy trong tình huống này, trách nhiệm được quy về ai?

Thứ nhất, lỗi thuộc về chính người mua nhà

Rõ ràng người mua nhà đã có lỗi sai trong trường hợp này vì đã không tìm hiểu kỹ càng về quyền sở hữu, giấy tờ pháp lý và xác định có hay không việc tranh chấp đất đai, nhà ở. Hơn nữa, việc tự ý phá nhà, đòi dọn đồ đến là việc làm không hợp pháp. Chính sự thiếu xót này đã khiến cho họ dù mất tiền mua nhà nhưng không được sở hữu, sử dụng mà ngược lại còn vướng phải vòng oan sai, lao lý.

tranh chấp quyền sở hữu nhà ở
Mất tiền tỷ mua nhà đang cho thuê, lỗi tại ai?

Thứ hai, lỗi thuộc về bên bán nhà

Dù là vô tình hay cố ý thì bên bán nhà cũng là người cần phải chịu trách nhiệm nặng nề nhất và gây ra việc tranh chấp quyền sở hữu nhà tương tự như trên. Theo luật đất đai nhà ở Việt Nam, những giao dịch phát sinh mua bán trong khi nhà vẫn còn hiệu lực cho một bên khác thuê là vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật. Hành động này gây tổn hại đến bên mua nhà và bên thuê nhà, về quyền sở hữu cũng như sử dụng tài sản nhà ở.

3. Khắc phục thế nào, hệ quả ra sao?

Rắc rối mua phải nhà đang cho thuê vốn dĩ là một sự việc tranh chấp dân sự nên theo chức năng, quy trình làm việc thì phường sẽ mời các bên cùng lên giải thích và tiến hành hoà giải. Cách tốt nhất để xử lý tình huống này đó chính là việc thống nhất giữa các bên về việc tiếp tục thực hiện hợp đồng cho thuê tới hết thời gian hiệu lực hoặc thanh lý hợp đồng đó trước thời hạn và bên bán sẽ chịu trách nhiệm đền bù.

hòa giải khi tranh chấp quyền sở hữu nhà ở
Hòa giải là cách xử lý tốt nhất trong các trường hợp tranh chấp quyền sở hữu nhà ở.

Tuy nhiên, trường hợp hoà giải không thành công và có phát sinh hành vi phá hoại tài sản cùng nghi vấn lừa đảo thì vụ án sẽ được lập hồ sơ và công an quận sẽ trực tiếp thụ lý điều tra. Lúc này, người mua sau khi đã nắm trong tay bản hợp đồng mua bán hợp pháp sẽ là người chủ sở hữu mới của căn nhà, ông sẽ có quyền khởi kiện ra toà và yêu cầu bên thuê phải rời khỏi trong thời hạn quy định.

luật đất đai mới nhất
Cả hai bên bán – mua nhà đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu vi phạm quy định về luật đất đai và sở hữu nhà ở.

Bên cạnh đó, người mua cũng có thể đệ đơn đề nghị toà trưng cầu giám định về tính pháp lý của bản hợp đồng cho thuê nhà được công khai trước đó. Nếu như phát hiện sự giả dối, nguỵ tạo, toà án sẽ quy kết trách nhiệm đúng người, đúng tội. Đồng thời, người mua nhà có thể đề nghị cơ quan thi hành án có biện pháp buộc bên thuê di dời khỏi căn nhà nếu như không tự nguyện thi hành án.

khởi kiện trường hợp vi phạm quyền sở hữu nhà ở
Khi vụ án tranh chấp quyền sở hữu nhà ở bị khởi kiện, quyền quyết định sẽ thuộc về tòa án.

Theo luật nhà ở mới nhất, trong trường hợp giải quyết tranh chấp này toà án sẽ có quyền quyết định giao nhà cho ai sử dụng, ai quản lý dựa theo kết quả điều tra và tố tụng. Tất cả các bên đều phải tôn trọng quyết định này cũng như tính công bằng của luật pháp Việt Nam về quyền sở hữu nhà ở.

Thảo Trần

Xem thêm

Võ Hương
Võ Hương
Minh Hương Pynie - Hiện là Content Marketer Manager của báo Mua&Bán - ấn phẩm thông tin quảng cáo phía nam của báo công thương, Bộ Công Thương Việt Nam.
spot_img

TIN LIÊN QUAN