Gỗ Chò Chỉ là một loại gỗ được sử dụng vô cùng phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, có rất nhiều người thắc mắc về gỗ của loài cây này thường được dùng để làm gì cũng như giá thành có mắc như gỗ Trầm Hương, gỗ Sưa Đỏ,… hay không? Mogi xin chia sẻ và giải đáp các thông tin liên quan đến loại gỗ Chò Chỉ đầy đủ nhất thông qua bài viết sau đây.
Gỗ chò chỉ là gì?
Gỗ Chò Chỉ tiếng anh có tên đầy đủ là Parashorea chinensis Wang Hsie, còn được gọi với một cái tên ngắn gọn hơn là May kho hoặc Rào. Loại gỗ này được khai thác trực tiếp từ cây Chò Chỉ mà không thông quan giai đoại chế biến hay gia công nào, đây là cây thân gỗ thuộc họ Dipterocarpaceae (họ dầu).
Cấu tạo và hình thái của gỗ chò chỉ
- Thân cây Chò Chỉ: Cây có thân tròn, có vỏ nứt dọc màu nâu hơi ánh bạc, nhựa của cây có màu nâu. Cây gỗ này ra hoa đầu cành và có mùi thơm vô cùng dễ chịu. Với chiều cao có thể lên đến từ 34 – 42m và đường kính thân gỗ ước tính có thể đạt 1,5 – 1,8m.
- Phần lá: Có dạng hình trái xoan. Cây non có lá to, dài khoảng 10-15cm và rộng khoảng 6-7cm. Lá có màu lục nhạt và có lá nhỏ hơn kèm theo. Khi cây lớn, lá trở nên nhỏ hơn. Mặt dưới và mặt trên của gân lá có lớp lông hình sao.
- Phần hoa: Cụm hoa mọc ở đầu cành hoặc ở gần kẽ lá. Hoa có cánh màu vàng và mang một mùi thơm nhẹ
- Phần quả: Quả của cây có màu xanh xám, có đường kính khoảng 4-6mm và dài khoảng 13-16mm. Quả khi còn non có màu hồng nhạt, còn khi khô thì màu nâu sẫm
- Sự phân bố của cây: Thông thường, cây Chò Chỉ phân bố rộng rãi trong rừng tự nhiên, nơi có độ cao từ 120m đến 700m so với mực nước biển. Ở Việt Nam thì giống cây này sinh sôi và phát triển cực kỳ tốt tại các khu vực có mưa nhiều, độ ẩm cao và nền nhiệt độ từ 24 – 28℃, một số vùng mà có thể nhìn thấy được cây Chò Chỉ là khu Tây Bắc, Hà Giang, Lạng Sơn,…
>>>Xem thêm: Xi Măng Đa Dụng Là Gì? Những Ứng Dụng Và Các Lưu Ý Khi Sử Dụng
Đặc điểm của gỗ chò chỉ
Sau khi bạn đọc đã hiểu được khái niệm cũng như cấu tạo của loại gỗ này thì ở phần tiếp theo Mogi sẽ chia sẻ thêm về những mặt ưu và nhược điểm của gỗ chò chỉ là gì. Mời bạn đọc tiếp tục theo dõi:
Ưu điểm
- Cấu tạo của gỗ Chò Chỉ rất cứng và chắc chắn. Bên cạnh đó, khả năng chống thấm nước vô cùng tốt nên được rất nhiều ngư dân sử dụng với mục đích là đóng tàu thuyền ra khơi.
- Sở hữu độ bền và tính ổn định cao, gần như hiếm khi bị cong vênh hay thay đổi hình dạng dưới tác động của môi trường trong thời gian dài
- Tuy gỗ Chò Chỉ cứng cáp nhưng lại rất dễ dàng trong việc xẻ, đẽo, gọt và gia công chế tác do vậy loại gỗ này cũng được xem là lựa chọn hàng đầu trong việc sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, nội thất
- Về cơ bản, giá thành của gỗ Chò Chỉ và các sản phẩm liên quan đến dòng gỗ này tương đối từ thấp đến trung bình, phù hợp với chi phí ngân sách của nhiều gia đình.
- Gỗ lại tương đối nhẹ nhưng độ bám vít cực kỳ tốt, khi xẻ đến đâu thì sẽ có một mùi hương thoang thoảng vô cùng dễ chịu
Nhược điểm
- Gỗ Chò Chỉ có tấm mềm nên nếu không biết cách bảo quản tốt trong khâu chế biến hay gia công thì mối mọt sẽ xuất hiện và tấn công làm suy giảm chất lượng của gỗ
- Khi bị tác động vật lý thì loại gỗ này có thể bị trầy xước hoặc thậm chí là có những vết lõm sâu
- Thông thường, nên đốn hạ cây khi cây đủ 3-4 năm tuổi (tính từ thời điểm gieo) thì gỗ sẽ có chất lượng tốt nhất. Nhưng hiện nay, rất nhiều người đốn cây khi chỉ mới 2 năm tuổi dẫn đến chất lượng gỗ không được tốt và nếu sử dụng để tạo ra các sản phẩm mỹ nghệ, nội thất thì dễ bị hư, mốc và không có tính thẩm mỹ.
So sánh các loại gỗ chò chỉ hiện nay
Chò chỉ đỏ
- Loại này thường được trồng và khai thác nhiều ở khu vực Tây Bắc nước ta.
- Gỗ Chò Chỉ đỏ có thân thẳng và tròn, với vỏ màu xám trắng và bề mặt khá sần sùi. Tuy nhiên, sở hữu độ bền và độ cứng cao, cũng như khả năng chịu nước tốt và không bị tấn công bởi mối mọt.
- Đây là một trong bốn loại gỗ Chò Chỉ được nhiều gia chủ lựa chọn và sử dụng chuyên để lót sàn nhà.
Chò chỉ nâu
- Chò nâu là một loại gỗ có màu nâu và chủ yếu phát triển trong các khu rừng ở phía Đông Bắc của Việt Nam.
- Thân gỗ chò nâu có trọng lượng cao và khá mềm, dễ bị tấn công bởi mối mọt và côn trùng, do đó cần được bảo quản và xử lý cẩn thận để tránh hư tổn.
- Nó được rộng rãi sử dụng để chế tạo đồ nội thất trong nhà như tủ tivi, kệ giày dép, giường và tủ quần áo.
>>>Xem thêm: Veneer Là Gì? Bật Mí Phân Loại, Ứng Dụng & Giá Thành Mới Nhất
Chò chỉ đen
- Gỗ chò đen có mặt gỗ màu hồng nhạt, thân cây thẳng, thớ thịt dày và mịn, tuy nhiên gỗ này khá cứng chắc và nặng.
- Thường được tìm thấy ở các khu vực miền Trung và Nam Trung Bộ.
- Gỗ chò đen cũng có khả năng chống thấm nước, ít bị cong vênh dưới tác động của môi trường, và có độ bền và tính ổn định cao.
- Nó được ưa chuộng sử dụng trong việc làm đồ nội thất như cầu thang, cửa tay vịnh.
Chò chỉ xanh
- Gỗ chò xanh có bề ngoài màu vàng hơi ngả về hồng, lõi gỗ bên trong có màu nâu sẫm.
- Chất liệu gỗ này khá cứng, bền và có độ ổn định cao. Gỗ chò xanh ít bị cong vênh và cũng ít bị tấn công bởi mối mọt.
- Thường được tìm thấy ở các tỉnh: Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Lai Châu, Yên Bái.
- Được sử dụng phổ biến trong việc chế tạo đồ nội thất như cột chống (trong những ngôi nhà tổ), bàn ăn, cầu thang, cánh cửa, sàn nhà, tủ quần áo và nhiều hơn nữa.
Chò chỉ thuộc nhóm mấy trong danh sách gỗ?
Có một số bạn đọc thắc mắc rằng “gỗ Chò Chỉ thuộc nhóm mấy?” Thì Mogi xin chia sẻ thêm theo danh sách gỗ Việt Nam hiện hành thì gỗ Chò Chỉ thuộc trong nhóm V. Loại cây này không nằm trong diện gỗ quý hiếm (như Gỗ Hương, gỗ Trắc,…). Đây là loại gỗ gần như được xem là “quốc dân” ở khu vực vùng cao phía Bắc của nước ta.
>>>Xem thêm: Gỗ Sồi Có Tốt Không? Ưu – Nhược Điểm Cần Lưu Ý Khi Sử Dụng Gỗ Sồi
Tính chất nổi bật của gỗ chò chỉ là gì?
Sử dụng gỗ Chò trong thiết kế nội thất sẽ mang đến không gian nhà bạn một cảm giác sang trọng hơn. Dưới đây là những tính chất đặc biệt của gỗ Chò Chỉ:
- Chịu ẩm và nước tốt: Loại gỗ này nổi bật với khả năng chịu ẩm và nước tốt. Điều này đảm bảo rằng bộ bàn ghế ngoài trời có thể chịu được mưa và nắng mà không bị co rút hay giãn nở, vẫn giữ được chất lượng.
- Nhẹ và chịu tải trọng cao: Gỗ Chò Chỉ không nặng như một số loại gỗ tự nhiên khác, nhưng vẫn có khả năng chịu được tải trọng cao.
- Bền bỉ và không dễ hư hỏng: Những sản phẩm làm từ gỗ Chò Chỉ có khả năng giữ nguyên chất lượng sau một thời gian sử dụng, ít bị hư hỏng hay mất màu.
Nếu bạn kinh doanh quán xá hay xây dựng nhà ở và cần những món nội thất bền bỉ, gỗ Chò Chỉ sẽ là một lựa chọn không thể bỏ qua. Nhiều người đã sử dụng và đánh giá cao chất lượng của nó so với các vật liệu khác.
Ứng dụng của gỗ chò chỉ trong thi công nội thất
Gỗ Chò Chỉ mang đến sự đa dạng và linh hoạt trong việc tạo ra các món đồ nội thất độc đáo và sang trọng. Một số ứng dụng khác nhau của loại gỗ này bao gồm:
- Khuôn cửa gỗ Chò Chỉ và cánh cửa
- Bàn ghế gỗ Chò Chỉ cho sofa
- Giường ngủ và tủ quần áo
- Khung tay vịn cầu thang và lát sàn nhà bằng gỗ Chò Chỉ
- Tủ bếp, giường gỗ và bàn ghế dùng trong việc học tập hoặc trong quán cafe và văn phòng.
Những sản phẩm làm từ gỗ Chò Chỉ không chỉ có độ bền cao, đẹp mắt (đường vân trên gỗ càng để lâu sẽ càng đậm) qua thời gian mà còn mang lại một mùi thơm nhẹ dễ chịu, tạo cảm giác thư thái và nhẹ nhàng cho tinh thần.
Gỗ chò chỉ có giá đắt hay rẻ?
Gỗ Chò Chỉ là một loại gỗ thuộc nhóm V và hiện nay là một trong những loại gỗ phổ biến được khai thác. Vì vậy, giá thành của loại gỗ này nằm ở mức trung bình và mọi người có thể dễ dàng mua được các sản phẩm làm từ gỗ Chò Chỉ trên thị trường hiện nay.
Giá cả của gỗ Chò Chỉ có sự biến động tùy thuộc vào thời gian và nguồn cung:
- Giá gỗ thường dao động trong khoảng 5.000.000 – 8.000.000 VNĐ/1m³ cho loại thường.
- Đối với loại gỗ Chò Chỉ cao cấp, sẽ từ 14.000.000 – 16.000.000 VNĐ/1m³.
>>>Xem thêm: Gạch Porcelain Là Gì? Phân Loại Gạch Porcelain Với Granite Và Ceramic
Lời kết
Qua đây là các thông tin vô cùng bổ ích liên quan đến chủ đề gỗ chò chỉ là gì và những công dụng của loại gỗ này trong thi công nội thất. Hy vọng bạn đã hiểu được ứng dụng và phân loại được các loại gỗ chò chỉ đang được bày bán hiện nay ở trên thị trường. Đừng quên ghé trang Mogi.vn để cập nhập thêm những bài viết mới với đa dạng chủ đề khác nhau như kiến thức bất động sản, luật nhà đất, mẹo vặt,… được đăng tải thường xuyên.