spot_img
Trang chủLuật nhà đấtQuy định về giá đền bù đất trồng lúa mới nhất năm...

Quy định về giá đền bù đất trồng lúa mới nhất năm 2024

Hiện nay nhiều người sử dụng đất trồng lúa đang phải đối mặt với tình trạng bị thu hồi đất. Do đó, vấn đề liên quan đến giá đền bù đất trồng lúa là một trong những điều được nhiều người dân quan tâm. Vậy giá đất trồng lúa hiện nay là bao nhiêu và khung giá đền bù đất trồng lúa năm 2024 được quy định như thế nào? Cùng Mogi giải đáp những câu hỏi trên qua bài viết dưới đây. 

Giá đền bù đất trồng lúa mới nhất năm 2024

Căn cứ vào Điều 114 Luật Đất đai 2013, trong trường hợp nhận tiền đền bù bồi thường tương ứng với phần diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi thì giá tính tiền bồi thường sẽ được tính bằng giá đất cụ thể. Giá đền bù đất trồng lúa sẽ được tính dựa trên bảng giá đất do Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh ban hành tại thời điểm đất bị thu hồi và không có quy định về mức giá chung.

giá đền bù đất trồng lúa
Giá đền bù đất trồng lúa sẽ được tính dựa trên bảng giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành tại thời điểm đất bị thu hồi

Cách tính giá đền bù đất trồng lúa khi bị nhà nước thu hồi:

Giá đền bù đất nông nghiệp = Diện tích đất thu hồi (m2 ) * Giá đền bù (VNĐ/m2)   

Trong đó:

Giá đền bù = Giá đất được ghi bảng giá đất * hệ số điều chỉnh đất nông nghiệp qua các năm * hệ số điều chỉnh khác (nếu có).

Ví dụ: Thu hồi đất trồng lúa tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre

Diện tích đất bị thu hồi: 300m2

Giá đền bù:

  • Giá đất vị trí 1 được ghi tại bảng giá đất: 156.000 đồng/m2 
  • Hệ số điều chỉnh đất nông nghiệp của huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre năm 2022 là: 1,50
  • Hệ số điều chỉnh khác: Không có

Như vậy giá đền bù đất trồng lúa = 300 *156.000 * 1,50 = 70.200.000 đồng

Để xác định được giá đất bồi thường khi bị thu hồi, các cơ quan chức năng sẽ tiến hành điều tra, thu thập thông tin về thửa đất, giá nhà đất hiện nay cũng như những thông tin chính xác về giá đất trong cơ sở dữ liệu đất đai. Từ đây áp dụng phương pháp định giá đất cho phù hợp.

Giá đền bù đất trồng lúa mới nhất năm 2024
Bảng giá đền bù đất trồng lúa từng địa phương có thể khác nhau do đặc thù về kinh tế, xã hội, địa lý mỗi khu vực

Bảng giá đền bù đất trồng lúa từng địa phương có thể khác nhau, do đặc thù về kinh tế, xã hội, địa lý mỗi khu vực… Tuy nhiên hầu hết các tỉnh thành đều xây dựng bảng giá đất đền bù dựa trên những quy định tại Luật Đất đai sửa đổi 2013.

Trên thực tế, có nhiều tỉnh thành áp dụng bảng giá đền bù đất trồng lúa ở mức cao hơn so với mặt bằng chung và sẽ có văn bản thông báo thay đổi, bổ sung đi kèm. Mức tiền đền bù cho người dân sẽ được tính theo biến động thị trường bất động sản tại địa phương đó.

Giá đền bù đất trồng lúa mới nhất năm 2024
Mức giá đền bù đất trồng lúa cho người dân sẽ được tính theo biến động thị trường bất động sản tại địa phương đó

Dưới đây là bảng giá đền bù đất trồng lúa tại Hà Nội, TP HCM khi bị thu hồi như sau:

Loại đất 

Mức tiền đền bù tại TP HCM

Mức tiền đền bù tại Hà Nội

Mức tiền đền bù tối đa

Đất nông nghiệp chuyên trồng lúa nước hoặc cây hàng năm

40.000 – 50.000đ/m2

50.000đ/m2

Không vượt quá 250.000.000đ/chủ sử dụng đất.

Giá đền bù đất trồng lúa mới nhất năm 2024
Người dân bị thu hồi đất ngoài giá đền bù đất trồng lúa theo quy định sẽ được hỗ trợ thêm các khoản phí khác

Ngoài ra người dân bị thu hồi đất trồng lúa sẽ được bồi thường thêm các khoản phí khác như:

  • Hỗ trợ ổn định đời sống, sản xuất.
  • Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm.
  • Hỗ trợ khác theo điều kiện cụ thể của từng địa phương.

Căn cứ vào giá trị thực tế tại địa phương tương ứng với những khoản bồi thường trên, người dân có thể tính toán và kiểm tra xem giá đền bù đất trồng lúa đã thỏa đáng hay chưa. Nếu mức đền bù chưa thỏa đáng thì có thể làm đơn khiếu nại yêu cầu điều chỉnh mức giá đền bù đất trồng lúa hợp lý cho tài sản đã bị thu hồi.

Giá đền bù đất trồng lúa mới nhất năm 2024
Người dân có thể tính toán và kiểm tra xem giá đền bù đất trồng lúa đã thỏa đáng hay chưa

Tham khảo: Thủ Tục Chuyển Nhượng Đất: Điều Kiện, Quy Trình Và Chi Phí

Điểm khác biệt giữa đất trồng lúa và đất nông nghiệp

Loại đất

Đất nông nghiệp

Đất trồng lúa

Mục đích sử dụng

Đất nông nghiệp được sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng.

Đất trồng lúa được sử dụng cho việc trồng và sản xuất các loại cây lúa nước và các loại cây lúa khác.

Phân loại

  • Đất trồng cây hàng năm (gồm đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm khác).
  • Đất trồng cây lâu năm.
  • Đất rừng sản xuất.
  • Đất rừng phòng hộ.
  • Đất rừng đặc dụng.
  • Đất nuôi trồng thủy sản.
  • Đất làm muối.
  • Đất nông nghiệp khác (dùng để xây dựng nhà kính, chuồng trại chăn nuôi, đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm, đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh).
  • Đất chuyên trồng lúa nước.
  • Đất trồng lúa khác và lúa nương.

Về việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất



Đất nông nghiệp đủ điều kiện có thể chuyển đổi mục đích sử dụng thành đất phi nông nghiệp và được sử dụng để làm đất ở.

Có thể chuyển đổi từ đất nông nghiệp sử dụng cho mục đích này sang đất nông nghiệp sử dụng cho mục đích khác.

Đất trồng lúa chỉ bị hạn chế khi chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp chứ không cấm.

.Tùy vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm của địa phương được Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang mục đích nhà ở

Về việc chuyển đổi quyền sử dụng đất

Cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao đất, do chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, thừa kế, cho tặng quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác thì chỉ được phép chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng xã, phường, thị trấn cho hộ gia đình, cá nhân khác nhằm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp

Không phải nộp lệ phí trước bạ và thuế thu nhập từ việc chuyển đổi quyền sử dụng đất

Cá nhân, hộ gia đình được Nhà nước giao đất trồng lúa nếu đủ điều kiện theo quy định thì có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa cho hộ gia đình, cá nhân khác. 

Trường hợp không được chuyển nhượng:

  • Không đủ điều kiện chuyển nhượng.
  • Người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa là tổ chức kinh tế, và hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp.

Không phải nộp lệ phí trước bạ và thuế thu nhập từ việc chuyển đổi quyền sử dụng đất.

Điểm khác biệt giữa đất trồng lúa và đất nông nghiệp
Đất trồng lúa được sử dụng cho việc trồng và sản xuất các loại cây lúa nước và các loại cây lúa khác

Tìm hiểu thêm: Đất Thương Mại Dịch Vụ Là Gì? Thời Hạn Sử Dụng Và Các Quy Định Liên Quan

Điều kiện được bồi thường khi thu hồi đất trồng lúa

Đất trồng lúa thuộc nhóm đất nông nghiệp nên các cá nhân, hộ gia đình có đất trồng lúa cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện dưới đây, để được hỗ trợ, bồi thường khi bị nhà nước thu hồi đất trồng lúa:

  • Đất đang sử dụng không phải là đất thuê và trả tiền thuê đất hàng năm
  • Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất hoặc đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. 
Điều kiện được bồi thường khi thu hồi đất trồng lúa
Điều kiện được hưởng giá đền bù đất trồng lúa phải là đất đang sử dụng không phải là đất thuê, trả tiền thuê hàng năm

Hình thức đền bù đất trồng lúa bị thu hồi:

  • Đền bù bằng loại đất có cùng mục đích sử dụng với đất đã bị thu hồi.
  • Trường hợp không còn quỹ đất để đền bù bồi thường thì thực hiện đền bù bồi thường bằng tiền theo giá đất hiện hành cho người sử dụng đất.
  • Trường hợp đất bị thu hồi không đủ điều kiện để được đền bù bồi thường về đất thì chỉ được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại. 
Điều kiện được bồi thường khi thu hồi đất trồng lúa
Đền bù bằng loại đất có cùng mục đích sử dụng với đất đã bị thu hồi

Đọc thêm: Chuyển Đổi Đất Vườn Sang Đất Ở: Hồ Sơ, Thủ Tục Và Chi Phí Từ A-Z

Các chính sách của nhà nước đối với người dân sau khi thu hồi đất trồng lúa

Theo khoản 2 Điều 83 Luật Đất đai 2013, ngoài các khoản đền bù bằng đất hoặc bằng tiền khi bị thu hồi đất trồng lúa thì người bị thu hồi đất trồng lúa còn có thể được xem xét nhận các chính sách hỗ trợ khác như:

Chính sách hỗ trợ ổn định đời sống, sản xuất

Sau khi thu hồi đất trồng lúa, Nhà nước sẽ có chính sách hỗ trợ nhằm ổn định đời sống cho người dân theo quy định. Một nhân khẩu sẽ được tính bằng tiền tương ứng với 30kg gạo trong 1 tháng theo thời giá trung bình tại thời điểm được hỗ trợ của địa phương. Cụ thể:

Các chính sách của nhà nước đối với người dân sau khi thu hồi đất trồng lúa
Ngoài giá đền bù đất trồng lúa thì còn được hỗ trợ bằng tiền tương ứng với 30kg gạo trong 1 tháng

Người dân bị thu hồi từ 30-70% diện tích đất trồng lúa đang sử dụng:

  • Hỗ trợ 06 tháng nếu người dân không phải di chuyển chỗ ở cố định.
  • Hỗ trợ 12 tháng nếu người dân phải di chuyển chỗ ở.
  • Hỗ trợ 24 tháng nếu người dân phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.

Người dân bị thu hồi trên 70% diện tích đất trồng lúa đang sử dụng:

  • Hỗ trợ 12 tháng nếu người dân không phải di chuyển chỗ ở cố định.
  • Hỗ trợ 24 tháng nếu người dân phải di chuyển chỗ ở.
  • Hỗ trợ 36 tháng nếu người dân phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.
Các chính sách của nhà nước đối với người dân sau khi thu hồi đất trồng lúa
Mức hỗ trợ ổn định sản xuất bằng tiền được áp dụng ở mức cao nhất bằng 30%/năm

Mức hỗ trợ ổn định sản xuất bằng tiền được áp dụng ở mức cao nhất bằng 30%/năm (tính theo khoản thu nhập sau thuế). Căn cứ theo mức thu nhập bình quân của người dân trong vòng 3 năm liền kề trước đó.

Các chính sách của nhà nước đối với người dân sau khi thu hồi đất trồng lúa
Không chỉ tính giá đền bù đất trồng lúa bị thu hồi mà còn được bồi thường bằng đất nông nghiệp, hỗ trợ cây trồng, vật nuôi

Ngoài ra các cá nhân, hộ gia đình sẽ được bồi thường bằng đất nông nghiệp, hỗ trợ về giống cây trồng, giống vật nuôi cho sản xuất nông nghiệp, dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm, các dịch vụ khác (như thú y, bảo vệ thực vật, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi…)

Chính sách hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm cho người dân

Với những cá nhân, hộ gia đình trực tiếp trồng lúa có đất bị thu hồi mà có điều kiện tiếp tục sản xuất thì có thể xem xét để hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề cũng như tìm kiếm việc làm.

Các chính sách của nhà nước đối với người dân sau khi thu hồi đất trồng lúa
Bên cạnh mức giá đền bù đất trồng lúa bị thu hồi thì còn hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm cho người dân

Mức hỗ trợ đào tạo nghề cho người dân và tìm kiếm việc làm đối với các cá nhân hoặc hộ gia đình trực tiếp sản xuất trên đất trồng lúa được tính như sau: 

Tiền hỗ trợ = Diện tích đất bị thu hồi được bồi thường (m2) * Giá đất trồng lúa trong bảng giá đất * Hệ số bồi thường do địa phương quy định

Địa phương sẽ quy định về giá đất trồng lúa, hệ số bồi thường của người dân. Tuy nhiên mức bồi thường tối đa không được quá 5 lần giá đất cùng loại trong bảng giá đất đối với diện tích đất trồng lúa bị thu hồi nằm trong hạn mức cho phép giao đất ở địa phương. 

Các chính sách của nhà nước đối với người dân sau khi thu hồi đất trồng lúa
Địa phương sẽ quy định về giá đền bù đất trồng lúa, hệ số bồi thường của người dân

Chính sách hỗ trợ khác

Đối với các cá nhân, hộ gia đình đang trực tiếp sản xuất trên đất trồng lúa mà bị thu hồi đất khi chưa đủ điều kiện được bồi thường thì UBND cấp tỉnh xem xét hỗ trợ cho phù hợp với điều kiện của từng địa phương. 

Các chính sách của nhà nước đối với người dân sau khi thu hồi đất trồng lúa
Người dân có đất trồng lúa bị thu hồi khi chưa đủ điều kiện bồi thường thì UBND cấp tỉnh xem xét hỗ trợ cho phù hợp

Những khoản hỗ trợ khác này sẽ do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định dựa trên tình hình thực tế của địa phương, đảm bảo mọi người dân đều có chỗ ở, được ổn định đời sống và sản xuất.

Các chính sách của nhà nước đối với người dân sau khi thu hồi đất trồng lúa
Những thông tin chi tiết về giá đền bù đất trồng lúa mới nhất năm 2024

Trên đây là một số thông tin chi tiết về giá đền bù đất trồng lúa mới nhất năm 2024. Mogi hy vọng rằng bài viết đã mang đến nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc để có thể hiểu hơn về loại đất trồng lúa và giá đền bù đất trồng lúa khi bị thu hồi theo quy định của Nhà nước. Để theo dõi thêm nhiều bài viết hay về nhà đất, thông tin mua bán bất động sản, hoặc cho thuê nhà trọ truy cập ngay Mogi nhé.

Xem thêm:

Lê Ngọc Trâm Anh
Lê Ngọc Trâm Anh
Mình là Trâm Anh - với 5 năm kinh nghiệm làm content writer của website Mogi.vn - Trang thông tin mua bán bất động sản, phong thủy uy tín hàng đầu. Hy vọng những bài viết của mình sẽ chia sẻ thêm nhiều thông tin hữu ích đến với bạn.
spot_img

TIN LIÊN QUAN