spot_img
Trang chủTin bất động sảnTài chínhĐòn bẩy tài chính là gì? Cách sử dụng và công thức...

Đòn bẩy tài chính là gì? Cách sử dụng và công thức tính

Khi cơ hội đầu tư xuất hiện nhưng bạn không có đủ vốn, làm thế nào để tận dụng? Đây là lúc đòn bẩy tài chính trở thành giải pháp hữu hiệu, giúp nhà đầu tư nhanh chóng nắm bắt cơ hội với số vốn hạn chế. Tuy nhiên, công cụ này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu như lạm dụng quá mức. Bài viết dưới đây của Mogi.vn sẽ giúp bạn tìm hiểu cách sử dụng đòn bẩy tài chính một cách hiệu quả nhất.

Đòn bẩy tài chính là gì? 

Tìm hiểu đòn bẩy tài chính
Tìm hiểu đòn bẩy tài chính

Đòn bẩy tài chính là một công cụ tài chính cho phép nhà đầu tư hoặc doanh nghiệp sử dụng vốn vay để đầu tư hoặc phát triển hoạt động kinh doanh, nhằm tăng cường lợi nhuận tiềm năng. Bằng cách sử dụng đòn bẩy tài chính, nhà đầu tư có thể tối ưu lợi nhuận từ khoản đầu tư ban đầu của mình.

Tuy nhiên, việc sử dụng vốn vay cũng đi kèm với rủi ro cao hơn, vì nếu khoản đầu tư không sinh lời như mong đợi, nhà đầu tư vẫn phải trả nợ và lãi suất, điều này có thể dẫn đến tổn thất tài chính nghiêm trọng.

Để minh họa cụ thể về đòn bẩy tài chính, hãy xem xét một tình huống sau:

Giả sử bạn muốn đầu tư vào một tài sản bất động sản trị giá 2 tỷ đồng. Tuy nhiên, bạn chỉ có 500 triệu đồng. Bạn quyết định vay 700 triệu đồng từ ngân hàng với lãi suất hàng năm là 11%.

Xem thêm : GFA là gì? Cách tính và ý nghĩa của GFA trong xây dựng

Trường hợp đầu tư thành công:

Đầu tư thành công
Đầu tư thành công

Giá trị bất động sản sau 1 năm tăng lên 2,5 tỷ đồng:

  • Giá trị tài sản sau 1 năm: 2,5 tỷ đồng.
  • Lãi vay phải trả: 700 triệu đồng * 11% = 77 triệu đồng.
  • Lợi nhuận trước lãi vay: 2,5 tỷ đồng – 2 tỷ đồng = 500 triệu đồng.
  • Lợi nhuận sau lãi vay: 500 triệu đồng – 77 triệu đồng = 423 triệu đồng.

Với vốn tự có 500 triệu đồng, sau 1 năm bạn đã kiếm được thêm 423 triệu đồng, tương đương lợi nhuận 85% trên vốn tự có.

Trường hợp đầu tư thất bại:

Đầu tư thất bại
Đầu tư thất bại

Giá trị bất động sản sau 1 năm giảm xuống 1,5 triệu đồng:

  • Giá trị tài sản sau 1 năm: 1,5 tỷ đồng
  • Lãi vay phải trả: 700 triệu đồng * 11% = 77  triệu đồng
  • Lỗ trước lãi vay: 1,5 tỷ đồng – 2 tỷ đồng = -500 triệu đồng
  • Lỗ sau lãi vay: -500 triệu đồng – 77 triệu đồng = -577 triệu đồng

Trong trường hợp này, bạn không chỉ mất hết vốn tự có 500 triệu đồng mà còn phải chịu lỗ thêm 577 triệu đồng, khiến tổng lỗ là 1,077 tỷ đồng.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Tính Chi Phí Xây Nhà Theo M2 Dễ Và Chính Xác

Vai trò của đòn bẩy tài chính 

Vai trò đòn bẩy tài chính
Vai trò đòn bẩy tài chính

Đòn bẩy tài chính là một công cụ quan trọng trong đầu tư, giúp cả cá nhân và doanh nghiệp tăng cường sức mạnh tài chính của mình.

  • Đối với nhà đầu tư cá nhân: Đòn bẩy tài chính giúp bạn tăng vốn đầu tư bằng cách vay tiền, giống như thêm sức mạnh để đầu tư lớn hơn. Khi sử dụng đòn bẩy tài chính, bạn đang đặt cược vào cơ hội đầu tư với hy vọng kiếm được lợi nhuận đủ để trả lại khoản vay và vẫn có lãi.
  • Đối với nhà đầu tư doanh nghiệp: Đòn bẩy tài chính giúp doanh nghiệp bổ sung vốn thiếu, duy trì hoạt động kinh doanh hoặc nắm bắt cơ hội tăng trưởng nhanh, chẳng hạn khi cần đáp ứng nhu cầu tăng cao. Khoản vay và lãi vay được tính vào chi phí tài chính, giúp doanh nghiệp giảm thu nhập chịu thuế, nộp ít thuế hơn và tăng lợi nhuận.

Xem thêm : Thuế Nhà Đất Là Gì? Cách Tính Thuế Đất Và Thời Gian Nộp Thuế Hàng Năm

Công thức tính đòn bẩy tài chính 

Công thức để tính đòn bẩy tài chính thường được biểu thị dưới hai dạng: Tỷ số Nợ/ Vốn chủ sở hữu (Debt-to-Equity Ratio) và Tỷ số Nợ/ Tổng tài sản (Debt-to-Total Assets Ratio).

Tỷ số Nợ/ Vốn chủ sở hữu (Debt-to-Equity Ratio): 

Hệ số nợ = Tổng nợ / Vốn chủ sở 

Tỷ số Nợ/ Tổng tài sản (Debt-to-Total Assets Ratio)

Hệ số nợ = Tổng nợ / Tổng tài sản 

Ví dụ minh hoạ:

Giả sử một công ty có:

  • Tổng nợ (Total Debt) là 600 triệu đồng
  • Vốn chủ sở hữu (Equity) là 400 triệu đồng
  • Tổng tài sản (Total Assets) là 900 triệu đồng

Tỷ số nợ/ Vốn chủ sở hữu: 600 triệu đồng/ 400 triệu đồng = 1.5

Tỷ số nợ/ Vốn chủ sở hữu: 600 triệu đồng/ 900 triệu đồng = 0.667

Công thức tính mức độ tác động đòn bẩy tài chính 

Mức độ tác động đòn bẩy tài chính (DFL) đo lường mức độ mà lợi nhuận của cổ đông bị ảnh hưởng bởi thay đổi trong lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT). Công thức tính DFL tại một mức EBIT nhất định là:

Công thức tính mức độ đòn bẩy tài chính
Công thức tính mức độ đòn bẩy tài chính

Ví dụ minh hoạ 

Giả sử một công ty có các thông số tài chính sau:

  • Lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT): 1 tỷ đồng
  • Chi phí lãi vay: 200 triệu đồng

Sử dụng công thức DFL, chúng ta có thể tính như sau:

DFL = 1 tỷ đồng / ( 1 tỷ đồng – 200 triệu đồng ) = 1 tỷ đồng / 800 triệu đồng = 1.25

DFL = 1.25 nghĩa là nếu EBIT thay đổi 1%, thì lợi nhuận ròng trước thuế của công ty sẽ thay đổi 1.25%. Điều này cho thấy rằng công ty đang sử dụng đòn bẩy tài chính và sự thay đổi trong EBIT sẽ có tác động lớn hơn đến lợi nhuận ròng trước thuế.

Cách sử dụng đòn bẩy tài chính một cách hiệu quả

Cách sử dụng đòn bẩy tài chính
Cách sử dụng đòn bẩy tài chính

Do khả năng khuếch đại cả lợi nhuận lẫn thua lỗ, đòn bẩy tài chính khiến nhà đầu tư trở nên rất nhạy cảm với biến động giá cả. Vì vậy, bạn phải hiểu rõ và theo dõi thị trường thuyền xuyên. Nhà đầu tư cần trang bị kiến thức sâu rộng và kinh nghiệm thực tế để quản lý rủi ro hiệu quả, tránh những cú sốc lớn khi giá cả biến động nhỏ nhưng lại gây ra lỗ lớn do đòn bẩy.

Kỹ năng quản lý rủi ro phải được rèn luyện liên tục để đối phó với tình huống khi giá cả dao động nhẹ nhưng đòn bẩy khiến tỷ suất lỗ tăng đáng kể. Chỉ khi chắc chắn về biến động thị trường, nhà đầu tư mới nên sử dụng đòn bẩy tài chính để tối đa hóa lợi ích từ nó.

Xem thêm : Lãi Suất Thả Nổi Là Gì? Cách Tính Lãi Suất Thả Nổi chính xác nhất

Ưu – nhược điểm khi sử dụng đòn bẩy tài chính

Đòn bẩy tài chính là một công cụ quan trọng trong việc gia tăng khả năng đầu tư và tối ưu hóa lợi nhuận. Tuy nhiên, như mọi chiến lược tài chính khác, nó cũng đi kèm với những rủi ro tiềm ẩn. Dưới đây là những ưu và nhược điểm khi sử dụng đòn bẩy tài chính mà bạn cần nắm rõ để đưa ra quyết định sáng suốt:

Ưu điểm 

Ưu điểm
Ưu điểm

Đòn bẩy tài chính cho phép doanh nghiệp và cá nhân tận dụng vốn vay để tối ưu hóa đầu tư, mở rộng lợi nhuận và thúc đẩy tăng trưởng. Ví dụ, nhà đầu tư bất động sản có thể mua nhiều tài sản hơn và tăng lợi nhuận bằng cách vay vốn thay vì dùng tiền mặt.

Đối với doanh nghiệp, đòn bẩy tài chính hỗ trợ các khoản đầu tư vượt quá khả năng hiện tại như xây dựng văn phòng mới, mua máy móc, thiết bị hiện đại và giải quyết khó khăn về dòng tiền trong hoạt động hàng ngày hoặc khi doanh số tăng đột biến mà không đủ sản phẩm để đáp ứng

Nhược điểm 

Nhược điểm
Nhược điểm

Đòn bẩy tài chính có thể tăng cường lợi nhuận từ các khoản đầu tư, nhưng đồng thời cũng có thể làm gia tăng tổn thất nếu đầu tư thất bại, làm cho nó trở thành một công cụ tài chính đặc biệt rủi ro. Khi sử dụng đòn bẩy để đầu tư cổ phiếu, nếu giá cổ phiếu giảm, giá trị tài sản ròng của nhà đầu tư sẽ giảm tương ứng với tỷ lệ đòn bẩy. Ví dụ, với tỷ lệ đòn bẩy 1:2, nhà đầu tư sẽ chịu lỗ gấp đôi so với việc không sử dụng đòn bẩy.

Đòn bẩy tài chính đặc biệt rủi ro đối với các công ty trong ngành có rào cản gia nhập thấp hoặc có chu kỳ bán hàng biến động. Trong những trường hợp này, lợi nhuận có thể dao động mạnh từ năm này sang năm khác, hoặc thậm chí trong cùng một năm, gây khó khăn cho việc trả nợ đều đặn và làm tăng nguy cơ vỡ nợ.

Bài viết trên đã cung cấp toàn diện những thông tin quan trọng về đòn bẩy tài chính, một công cụ mang lại cơ hội vàng cho các nhà đầu tư nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu không được sử dụng đúng cách. Việc thiếu kiến thức có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, vì vậy hãy luôn cẩn trọng trong mọi quyết định đầu tư. Để cập nhật thêm những thông tin hữu ích, hãy tiếp tục theo dõi Mogi.vn!

Tham khảo thêm:

spot_img

TIN LIÊN QUAN