spot_img
Trang chủKiến thức bất động sảnĐá Trầm Tích Là Gì? Đặc Điểm, Ứng Dụng Và Phân Loại...

Đá Trầm Tích Là Gì? Đặc Điểm, Ứng Dụng Và Phân Loại Đá Trầm Tích

Đá trầm tích là một loại đá khá phổ biến và được sử dụng rộng rãi trên thị trường. Tuy vậy, cái tên trầm tích vẫn khá xa lạ với mọi người, vậy hãy cùng Mogi tìm hiểu rõ đá trầm tích là gì? Đặc điểm nổi bật và những ứng dụng của đá trong đời sống con người qua bài viết dưới đây nhé!

Đá trầm tích là gì?

Đá trầm tích là loại vật liệu được hình thành tự nhiên qua quá trình lắng đọng vật chất. Đá trầm tích, đá magma và đá biến chất là 3 thành phần chính để cấu tạo nên vỏ trái đất. Các loại đá trầm được tạo ra qua quá trình phong hóa, lắng đọng và tích tụ trong thời gian dài.

Đá trầm tích
Đá trầm tích là gì?

Dưới những tác động của các yếu tố tự nhiên như nước và gió làm bề mặt của những tảng đá tự nhiên bị phá vỡ. Tiếp đó, các hạt vật chất sẽ bắt đầu di chuyển và lắng đọng ở trong những bể trầm tích. Quá trình này được lặp đi lặp lại và trải qua một thời gian dài, dưới sự tác động của áp lực các lớp trầm tích sẽ dính kết vào nhau và tạo nên đá trầm tích. 

Sự hình thành đá trầm tích

Đá trầm tích được hình thành ở đâu và hình thành như thế nào? Loại đá này được hình thành qua 4 giai đoạn, cụ thể:

Phong hóa

Đây là quá trình các yếu tố thiên nhiên chủ yếu là nước và gió, liên tục tác động làm mài mòn và phá hủy đất đá và các khoáng vật bên trong.

Vận chuyển

Dần dần đá bị xói mòn và được vận chuyển xuống các khu vực thấp hơn thông qua sự hỗ trợ của nước và gió.

Lắng đọng

 Do sự tác động của trọng lực, các hạt rắn bị xói mòn sẽ lắng xuống đáy hồ.

Gắn kết

Dưới sự áp lực của lực nén trong một thời gian dài, các hạt rắn sẽ kết dính với nhau tạo thành đá trầm tích.

Đá trầm tích
Đá trầm tích được hình thành như thế nào?

Sự lặp đi lặp lại của bốn giai đoạn trên sẽ tạo ra các tầng đá trầm tính xếp chồng chất lên nhau. Trải qua hàng tỷ năm, đến ngày nay loại đá này đã có mặt ở khắp mọi nơi tạo nên bề mặt Trái Đất.

>>>Tham khảo thêm: Thạch cao là gì? Ứng Dụng Của Thạch Cao Trong Nội Thất Và Xây Dựng

Cấu tạo của đá trầm tích

Đá trầm tích có cấu tạo phân lớp các thành phần chính là:

  • Khoáng vật có sẵn trước khi tạo nên trầm tích;
  • Khoáng vật được tạo thành ở trong giai đoạn hình thành đá;
  • Các di tích hữu cơ.
Đá trầm tích
Cấu tạo của đá trầm tích

Để xác định được độ tuổi của đá trầm tích, các nhà học thạch căn cứ và các di tích hữu cơ của đá. Vì được hình thành từ nhiều loại đá khác nhau như đất sét, sỏi,… mà loại đá này lại có độ bền và độ cứng cao, khả năng chịu nhiệt tốt, chịu được acid, khó trầy xước, có hoạ tiết bắt mắt và không bay màu

Đặc điểm nổi bật của đá trầm tích

Đá trầm tích có đặc điểm gì nổi bật? Đặc điểm nổi bật của đá trầm tích là có các lớp khác nhau rõ rệt về chiều dày, thành phần, màu sắc và độ lớn, độ lớn của các hạt. Do các chất keo liên kết thiên nhiên co lại nên các hạt không được chèn đầy nên loại đá này thường không đặc và chắc bằng đá macma. 

Ưu điểm

  • Đá trầm tích dễ khai thác và gia công nên trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi trên thị trường. 
  • Giá thành phù hợp với thu nhập của mỗi gia đình. 
Đá trầm tích
Đặc điểm nổi bật của đá

Nhược điểm

  • Cấu trúc đá mềm, dễ bị thấm nước có khi bị tan rã trong nước và khả năng chịu lực kém. 
  • Đá trầm tích dễ bị nứt vỡ khi có sự tác động của độ ẩm trong không khí.

Phân loại đá trầm tích

Đá trầm tích cơ học

Điều kiện hình thành

Đá trầm tích cơ học là loại đá được tạo thành từ các sản phẩm phong hoá của nhiều loại đá, thành phần khoáng vật của đá trầm tích cơ học rất phức tạp.

Cấu tạo

Loại đá này được cấu tạo từ các hạt rời phân tán như cát sỏi, đất sét và liên kết lại nhau bởi các chất liên kết thiên nhiên như cát kết và cuội kết.

Phân loại

Các loại đá hạt thô

  • Các loại cạnh tròn như cuội, sỏi kết
  • Các loại cạnh sắt như dăm kết.

Các loại đá có độ hạt vừa

Cát và sa thạch.

Loại đá hạt mịn

Được gọi là bột hoặc bột kết.

Loại hạt nhỏ nhất

 Đất sét (được phân loại và đặt tên dựa trên thành phần các khoáng vật).

Đá trầm tích
Đá sa thạch

Đá trầm tích hóa học

Điều kiện tạo thành

Đá trầm tích hóa học được tạo thành từ các chất hoà tan trong nước lắng đọng xuống sau đó kết tủa lại.

Cấu tạo

Đá trầm tích hóa học được cấu tạo từ các hạt rất nhỏ, thành phần các khoáng đơn giản và đều hơn đá trầm tích cơ học.

Loại đá phổ biến

Các loại đá trầm tích hóa học phổ biến trong tự nhiên là dolomit, thạch cao, túp đá vôi, muối mỏ, manhezit và anhydrit.

Đá trầm tích
Đá dolomit

>>>Tham khảo thêm: Những Mẫu Nhà Di Động Giá Rẻ, Nên Chọn Nhà Di Động Hay Truyền Thống

Đá trầm tích hữu cơ

Điều kiện tạo thành

Đá trầm tích hữu cơ được tạo thành từ sự tích tụ của các loại xác vô cơ như xác của động thực vật sống dưới nước.

Cấu tạo

Đá trầm tích hữu cơ được cấu tạo từ các khoáng chất và xác của động vật, thực vật sống dưới nước.

Loại đá phổ biến

Các loại đá trầm tích hữu cơ phổ biến là đá cacbonat là silic, cụ thể như đá vôi, đá trepen, đá phấn và đá vôi vỏ sò.

Đá trầm tích
Đá phấn

Ứng dụng của đá trầm tích

Xây dựng công trình

Với tính linh hoạt cao, đá vôi và sa thạch được sử dụng rộng rãi trong xây dựng công trình. Sa thạch được dùng để làm gạch xây dựng, gạch lát sân vườn hoặc gạch đá để ốp tường. Bên cạnh đó, đá vôi được dùng để làm vôi bột dùng làm xi măng hoặc làm vôi sống để gia cố nền.

Ứng dụng trong công trình
Ứng dụng trong công trình

Trang trí nội thất

Qua quá trình biến chất, dưới nhiệt độ và áp suất cao đã làm phá huỷ cấu trúc của đá trầm tích, đá được tái cấu trúc lại dưới dạng kết tinh dạng khảm tạo thành đá cẩm ( hay còn được gọi là đá marble). Với khả năng chịu lực tốt và tính thẩm mỹ cao, đá cẩm thạch được sử dụng rộng rãi trong trang trí nội thất.

Đá trầm tích
Đá cẩm thạch được ứng dụng để trang trí cho ngôi nhà thêm sang trọng.
Làm tranh đá trang trí
  • Với màu sắc bắt mắt và đường vân tinh tế đá cẩm thạch được dùng để ốp tường ở phòng khách.
  • Tranh đá cẩm thạch ốp ở tường phòng cách tạo điểm nhấn cho không gian trở nên sang trọng và thu hút hơn.
Lát sàn phòng khách
  • Để cho không gian sống trở nên sang trọng và quý phái hơn, mọi người thường lựa chọn đá cẩm thạch để lót nền phòng khách.
  • Đá cẩm thạch giúp tăng tính thẩm mỹ cho căn phòng.
Ốp tường phòng tắm

Đá cẩm thạch cũng được trọng dụng để ốp tường phòng khách, bởi tính chống thấm tốt và tính thẩm mỹ cao.

Lát ốp cầu thang

Sử dụng đá cẩm thạch để lót cầu thang sẽ giúp cho không gian sống của bạn trở nên tinh tế, đầy sang trọng.

Thi công bể cá thủy sinh

Đá trầm tích vân mây được sử dụng để làm bể cá thuỷ sinh, vì khi cho vào nước loại đá này sẽ chuyển màu tạo hiệu ứng kích thích thị giác.

Mặt khác, sự mộc mạc của đá trầm tích này khiến cho bể cá thuỷ sinh thêm sinh động và gần gũi.

Đá trầm tích
Đá trầm tích được ứng dụng làm bể cái thủy sinh.

Một số lưu ý khi sử dụng đá trầm tích

Mỗi loại đá trầm tích sẽ có những ưu nhược điểm riêng, vì vậy bạn nên lựa chọn loại đá phù hợp với nhu cầu sử dụng để đạt được hiệu quả cao nhất và giảm thiểu được rủi ro:

  • Trong nghệ thuật bạn nên sử dụng các loại đá biến chất từ đá vôi, đất sét.
  • Trong kiến trúc bạn nên sử dụng đá phiến, sứ sa thạch hoặc đá vôi

Kết Luận

Bài viết trên Mogi đã thông tin đến bạn sự hình thành và những ứng dụng của đá trầm tích trong đời sống, hy vọng những thông tin trên hữu ích với bạn. Đừng quên truy cập Mogi.vn thường xuyên để cập nhật thêm nhiều thông tin về nhà đất, kiến trúc và phong thuỷ nhé!

>>>Có thể tham khảo thêm:

 

 

 

Nguyễn Hiền
Nguyễn Hiền
Tôi là Ngọc Hiền, hiện đang là Content Writer của Mogi.vn - Trang mua bán bất động sản uy tín hàng đầu. Tôi đã có hơn một năm kinh nghiệm viết cho lĩnh vực phong thủy, bất động sản,... Tôi sẽ mang đến những bài viết chất lượng và đáng tin cậy, để cùng bạn giải đáp thắc mắc.
spot_img

TIN LIÊN QUAN