Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến là nơi kết tinh và thể hiện dấu ấn đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Trải qua lịch sử hàng ngàn năm thăng trầm, Hà Nội vẫn còn giữ được rất nhiều ngôi chùa cổ kính trong đó có Chùa Láng. Cùng Mogi.vn tìm hiểu chi tiết về Chùa Láng – địa điểm tâm linh tại Hà Nội được rất nhiều du khách ghé thăm bằng bài viết sau.
Thông tin chi tiết về Chùa Láng
Chùa Láng là một ngôi cổ tự với tuổi đời gần 900 năm và có vai trò quan trong đời sống văn hóa, tinh thần của nhiều thế hệ người dân Hà Nội. Chùa Láng không những mang lối kiến trúc độc đáo, lịch sử ấn tượng mà còn có cả lễ hội chùa đậm đà bản sắc rất đông vui và nhộn nhịp.
Chùa Láng ở đâu?
Chùa Láng nằm tại số 112 phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, và cách trung tâm Hà Nội khoảng 5km. Nơi đây vừa một di tích lịch sử quan trọng vừa là một thắng cảnh đẹp giữa thủ đô Hà Nội thu hút rất nhiều khách du lịch ghé thăm.
Tham khảo thêm: Tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám – Di sản văn hoá của nhân loại
Lịch sử hình thành Chùa Láng
Sau bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, Chùa Láng (hay còn gọi là Chiêu Thiền Tự) vẫn tồn tại uy nghiêm, cổ kính giữa lòng thủ đô. Vào năm 1962, Chùa Láng đã được Nhà nước công nhận là 1 trong 12 Di tích lịch sử văn hóa của Hà Nội.
Tương truyền, Chùa Láng là nơi thờ vị thiền sư Từ Đạo Hành và vua Lý Thần Tông. Theo dân gian, thiền sư Từ Đạo Hạnh ở kiếp sau đã đầu thai thành con trai của Sùng Hiền Hầu (là em trai vua Lý Nhân Tông). Sau đó, ngài được lên ngôi vua do thế hệ trước không có con nối dõi.- hiệu là vua Lý Thần Tông Do đó mà con trai của vua Lý Thần Tông là vua Lý Anh Tông đã cho đã cho xây dựng ngôi chùa này để thờ tự phụ vương và tiền thân của người.
Chùa Láng mở cửa lúc mấy giờ?
Chùa Láng tuy là một trong những kiến trúc biểu tượng của Hà Nội nhưng đồng thời cũng là nơi linh thiêng, do đó mà giờ mở cửa của chùa thường sẽ nằm trong giờ hành chính để tránh tham quan ngoài giờ, cụ thể:
- Ngày thường: Từ 7h00 – 17h00
- Vào các dịp lễ lớn (Vu Lan, Phật Đản,…): 7h00 đến khi kết thúc lễ
Cách thức di chuyển đến Chùa Láng
Để di chuyển đến chùa Láng, bạn có thể chọn nhiều phương tiện cá nhân như ô tô, xe máy, ô tô hoặc phương tiện công công như xe bus, tàu điện, taxi.
- Một số tuyến bus có điểm dừng gần Chùa Láng và bạn chỉ cần đi bộ thêm một đoạn ngắn là đến: 09A, 146, 24, 27, 90, 09B, 09BCT, 161, 55A, 55B, 96, 105, E05, 26, 28, 32, 34.
- Các chuyến tàu điện trên cao Cát Linh – Hà Đông dừng gần Chùa Láng: C, 2A, 3.
- Đi bằng xe cá nhân: ô tô hoặc xe máy có thể đi theo hướng Cầu Giấy rồi đi thẳng đường Láng sẽ thấy phố Chùa Láng. Chùa không bán vé vào tham quan, tuy nhiên việc gửi xe ngoài chùa có thể sẽ mất phí tùy từng điểm trông giữ xe.
- Ngoài ra bạn có thể gọi taxi truyền thống hoặc đặt xe công nghệ trên các app
Tham khảo thêm: Công viên Yên Sở: Bảng giá dịch vụ và cẩm nang dã ngoại trong ngày
Các lễ hội tại Chùa Láng
Lễ hội Chùa Láng sẽ được tổ chức trang trọng vào ngày 7 tháng 3 Âm lịch hàng năm. Thời gian lễ hội Chùa Láng được diễn ra cũng chính là ngày sinh của thiền sư Từ Đạo Hạnh. Có rất nhiều hoạt động đặc sắc được diễn ra tại lễ hội, trong đó phải kể đến phần rước kiệu Thánh từ chúa Láng đến chùa Hoa Lăng để thăm thân mẫu. Ngoài ra, lễ hội cũng tái hiện lại cuộc đấu thần giữa ngài thiền sư Từ Đạo Hạnh và sư Đại Điên.
Sau phần lễ là phần hội rất đông vui nhộn nhịp với mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc với các trò chơi dân gian thú vị như thi thổi cơm, bịt mắt đập niêu… Lễ hội thực sự đã mang đến rất nhiều niềm vui cũng như xây dựng tình đoàn kết cho nhân dân địa phương cũng như du khách tham gia.
Đôi nét về kiến trúc nổi bật của Chùa Láng
Chùa Láng là ngôi chùa cổ kính và trang nghiêm lâu đời nhất nhì tại miền Bắc. Những nét đẹp độc đáo được thể hiển trong kiến trúc của ngôi chùa, cùng khám phá những điểm nổi bật nhất của Chùa Láng ngay sau đây:
Cổng tam quan
Cổng tam quan là nơi du khách sẽ đặt chân đầu tiên vào khi đến với Chùa Láng. Với thiết kế 4 cột vuông, mái vòm bên trên gắn liền với sườn cột, đây là kiểu kiến trúc có nhiều nét tương đồng với cổng trong cung vua. Điều này cũng đã thể hiện được ý nguyện của bậc đế vương Lý Anh Tông khi đã cho xây dựng nơi này.
Phía sau cổng tam quan là khoảng sân rộng được lát gạch đỏ Bát Tràng. Khu vực giữa sân có một sâp đá là nơi đặt kiệu thánh khi thực hiện các nghi lễ quan trọng. Tam quan nội được xây dựng với cấu trúc nhà 3 gian, 2 hàng gạch chống 4 lớp song song xếp theo kiểu mái chồng. Sau khi đi qua tam quan nội là một con đường dẫn vào chính điện với hai hàng muỗm cổ thụ rợp bóng mát. Trên đường đi sẽ thấy nhiều câu đối được viết trên các mảnh sứ màu xanh.
Nhà Bát Giác
Trước khi vào điện thờ du khách sẽ thấy một con đường gạch đỏ nhỏ hơn dẫn vào nhà Bát Giác – là nơi đặt tượng thiền sư Từ Đạo Hạnh. Nhà Bát Giác được xây dựng theo kiến trúc mái trồng 2 tầng, 16 mái và được đắp 8 con rồng tượng trưng cho 8 đời vua nhà Lý. Ngoài ra, nơi đây còn lưu giữ 198 pho tượng quý giá, trong đó có tượng vua Lý Thần Tông ngồi trên ngai vàng cũng nhiều bảo vật khác như 31 câu đối, 39 bức hoành phi, 15 bia đá…
Điện thờ uy nghi
Theo ghi nhận chùa Láng trước đây có tổng cộng 100 gian nhà và đều được xây theo lối kiến trúc từ xa xưa nội công ngoại quốc. Đặc đặc điểm nổi bật của lối kiến trúc này là hai hàng lang dài giúp kết nối nhà tiền đường và hậu đường, tạo nên một khung hình chữ nhật đóng kin. Thông thường, ở khu vực giữa sẽ bố trí nhà thiêu hương hoặc Thượng điện.
Dù đã trải qua rất nhiều năm nhưng quần thể công trình di tích chùa Láng vẫn giữ hầu như vẹn nguyên được toàn bộ vẻ đẹp uy nghi và bề thế. Nơi đây là có kết hợp hài hòa, cân đối của thiên nhiên, với sân vườn và rất nhiều cây cổ thụ bao quanh. Chùa Láng trước đây đã từng được mệnh là “Đệ Nhất Tùng Lâm” – nơi có rừng thông đẹp nhất phía Tây kinh thành Thăng Long. Đáng tiếc là sau nhiều lần tu sửa thì hiện tại nơi đây đây không còn trồng được loại cây này nữa.
Tham khảo thêm: Điểm danh top 10 tòa nhà cao nhất Hà Nội hiện nay
Những điểm tham quan gần Chùa Láng
Sau khi hoàn thành chuyến tham quan tìm hiểu Chùa Láng, du khách có thể kết hợp ghé thăm thêm một số di tích gần đó như Văn Miếu Quốc Tử Giám, Đền Kim Liên và chùa Phúc Khách. Những địa điểm này đều thuộc quận Đống Đa nên di chuyển sẽ rất thuận tiện và không tốn thời gian
Văn miếu Quốc Tử Giám
Văn Miếu là một điểm du lịch nổi tiếng của Hà Nội, là địa điểm ghé thăm yêu thích của các sĩ tử. Do Văn Miếu Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên của Việt Nam, là biểu tượng của tri thức cũng như toàn nền giáo dục Việt Nam. Nơi đây thờ các bậc Tiên thánh, Tiên sư của Nho giáo và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An.
- Địa chỉ: 58 phố Quốc Tử Giám, phường Văn Miếu, quận Đống Đa
- Giờ mở cửa: 8h00 – 18h00
- Giá vé: 30.000 VNĐ/ người lớn; 15.000 VNĐ: Học sinh, sinh viên.
Đền Kim Liên
Đền Kim Liên thuộc Thăng Long tứ trấn và là nơi thờ Cao Sơn Đại Vương (dân gian tương truyền rằng đây là một người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ). Tại đền Kim Liêm có di vật quan trọng nhất đó chính là tấm bia đá đen bên cây si có gốc rất to, phải chục người ôm mới xuể.
- Địa chỉ: 148 phố Kim Hoa, phường Phương Liên, quận Đống Đa
Chùa Phúc Khánh
Chùa Phúc Khánh (chùa Sở, chùa Thịnh Quang) là ngôi chùa đã có từ rất lâu đời và thu hút rất nhiều phật tử đến lễ bái vào các ngày rằm, mùng 1 và lễ, tết… Nơi đây thường diễn ra các khóa lễ lớn, nổi bật nhất là Đại Lễ Cầu An vào tối 14 tháng Giêng âm lịch hằng năm và một số khóa lễ dâng sao giải hạn khác.
- Địa chỉ: số 382, đường Tây Sơn, phường Thịnh Quang, quận Đống Đa
- Giờ mở cửa: 5h00 – 22h00
Tham khảo thêm: Top 11 siêu thị ở Hà Nội và review chi tiết ưu nhược điểm
Tham quan Chùa Láng nên ăn món gì?
Phố Chùa Láng nổi tiếng là “thiên đường ăn vặt” vô cùng quen thuộc với các tín đồ ẩm thực. Nếu bạn đã hoàn thành chuyến tham quan Chùa Láng và chưa biết nên thưởng thức món gì hãy thử tham khảo vài gợi ý dưới đây nhé:
Ốc luộc Chùa Láng
Đến phố Chùa Láng du khách không thể bỏ qua được hương vị của món ốc luộc trứ danh. Với các nguyên liệu là ốc, lá chanh, sả, ớt… tạo nên mùi thơm đặc trưng, hấp dẫn khiến không ai có thể chối từ. Tuy nhiên ngoài ốc luộc ra bạn còn thể chọn lựa các món khác như ốc xào, ngao hấp, ốc nướng… Hai quán ốc nổi tiếng được các tín đồ sành ăn ưa chuộng đó là:
- Quán ốc 215 Chùa Láng, Q. Đống Đa
- Quán ốc: 21/185 Chùa Láng, Q. Đống Đa
Thịt xiên nướng
Món thịt xiên nướng Chùa Láng được ví là món ăn “vạn người mê” bởi mùi thơm ngào nạt, màu sắc hấp dẫn, hương vị đậm đà thơm ngon. Quán thịt xiên nổi tiếng đông khách tại phố Chùa Láng là quán Hoàng Đức số 55 Chùa Láng, Q. Đống Đa.
Bún sườn chua
Một tô bún với mùi thơm dịu nhẹ, màu sắc bắt mắt kết hợp với miếng sườn mềm ngọt hòa quyện cùng nước dùng đậm đà sẽ làm hài lòng những thực khách khó tính nhất. Hãy đến địa chỉ sau để được thưởng thức món bún sườn chua đúng vị nhé: 75 Chùa Láng, Q. Đống Đa.
Mì hải sản
Món mỳ hải sản trên phố Chùa Láng sẽ mang đến cho bạn một trải nghiệm ẩm thực độc đáo và mới lạ hơn. Với những nguyên liệu chính là mỳ, tôm, bề bề, chả cá… đầy đặn và thơm ngon chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng. Hãy ghé quan tại địa chỉ số 10 Chùa Láng, Q. Đống Đa để thưởng thức nhé.
Bánh xèo
Những quán bánh xèo ở phố Chùa Láng là địa điểm được các bạn trẻ rất ưa thích và thường xuyên lui tới. Những chiếc bánh xèo giòn rụm nhân thịt, tôm cùng các loại rau sống thơm ngon tạo nên sự hòa quyện tuyệt vời. Món ăn thực sự được tròn vị khi chấm cùng nước chấm chua cay giúp hương vị bánh xèo nơi đây trở nên đặc biệt. Du khách có thể ghé 1 trong 2 địa chỉ sau để thưởng thức món bánh xèo:
- Bánh xèo 28 Chùa Láng, Q. Đống Đa
- Bánh xèo 124 Chùa Láng, Q. Đống Đa
Một số kinh nghiệm đi Chùa Láng nên biết
Khi đến tham quan, vãn cảnh hoặc lễ bái tại di tích Chùa Láng, bạn cần ghi nhớ một số lưu ý và kinh nghiệm sau đây:
- Nếu bạn không muốn sự đông đúc thì tránh đến chùa vào các ngày cuối tuần, rằm mùng 1 hoặc lễ Tết. Các ngày trong tuần lượng khách đến tham quan vãn cảnh sẽ vắng vẻ hơn.
- Còn nếu bạn muốn tham gia các hoạt động tại chùa Láng, nên tìm hiểu trước thời gian tổ chức để tránh bỏ lở và có thể tham gia đúng thời điểm
- Nên đi các loại giày dép bệt để có thể đi lại trong khuôn viên chùa dễ dàng và thoải mái.
- Đến chùa nên ăn mặc lịch sự, kín đáo, tránh làm ồn ào, mất trật tự.
- Không đi giày dép và hút thuốc khi vào trong Phật đường.
- Tuân thủ theo các bảng quy định của chùa, lưu ý chỉ được dâng lễ mặn tại một số điểm trong khuôn viên chùa.
- Không được tự ý lấy đồ ở chùa mang về.
- Nếu có nhu cầu tìm hiểu thêm về lịch sử và văn hóa của Chùa Láng, du khách có thể tìm đến các HDV hoặc book các tour du lịch tại địa phương.
Bài viết trên đã gửi đến bạn toàn bộ thông tin chi tiết về ngôi cổ tự Chùa Láng, điểm đến tâm linh tại Hà Nội thu hút rất nhiều du khách. Hy vọng bạn đã bỏ túi được thêm những kinh nghiệm để chuyến tham quan Chùa Láng sắp tới sẽ thành công tốt đẹp. Đừng quên đón đọc những bài viết hữu ích khác được cập nhật hàng ngày trên Mogi.vn nhé
Có thể bạn quan tâm:
- Chợ Đồng Xuân: Điểm mua sắm, tham quan biểu tượng tại Hà Nội
- Tổng hợp các khu vui chơi cực xịn ở Hà Nội ai cũng nên đi 1 lần
- Khám phá di tích Chùa Thầy – Kiến trúc độc đáo giữa lòng Hà Nội
Nguyễn Trà My