spot_img
Trang chủReviewChợ Bến Thành: Lịch sử hình thành, hướng dẫn lịch trình khám...

Chợ Bến Thành: Lịch sử hình thành, hướng dẫn lịch trình khám phá

Nằm ở trung tâm thành phố mang tên Bác, chợ Bến Thành không chỉ là công trình kiến trúc ấn tượng mà còn là nơi giao thương sầm uất. Vậy lịch sử phát triển của chợ Bến Thành như thế nào? Cách đi đến chợ Bến Thành ra sao? Có những lưu ý gì khi tham quan và mua sắm tại chợ tại đây? Tất cả những thắc mắc trên của bạn sẽ được Mogi giải đáp chi tiết qua nội dung sau. Cùng Mogi review địa điểm này nhé!

Giới thiệu tổng quan về chợ Bến Thành

Chợ Bến Thành tọa lạc ngay trung tâm quận 1, là nét đặc trưng đồng thời được xem như một điểm đến nổi bật nhất của thành phố Hồ Chí Minh. 

Chợ Bến Thành tọa lạc ngay trung tâm TP.HCM
Chợ Bến Thành tọa lạc ngay trung tâm TP.HCM

Chợ Bến Thành ở đâu?

Chợ Bến Thành ở đường Lê Lợi, phường Bến Thành, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Khu chợ độc đáo và rộng lớn này có tới 4 cửa chính và 12 cửa phụ. Các cửa của chợ đều thông ra các con đường sầm uất nhất nhất nhì ở Sài Gòn. Đây cũng là nơi hoạt động mua bán, tham quan diễn ra vô cùng tấp nập cả vào ban ngày lẫn ban đêm.

Khu chợ độc đáo và rộng lớn này có tới 4 cửa chính và 12 cửa phụ.
Khu chợ độc đáo và rộng lớn này có tới 4 cửa chính và 12 cửa phụ

Xem thêm: Quận 1 Giáp Quận Nào? Có Bao Nhiêu Phường Tại Quận 1?

Bốn cửa chính của chợ Bến Thành

Tại các cửa chính đều bày bán nhiều mặt hàng khác nhau và phục vụ ẩm thực để du khách và người dân thưởng thức tại chỗ.

  • Cửa Nam: Cửa Nam của chợ Bến Thành nằm trên đường Lê Lợi, nổi bật với tháo đồng hồ 3 mặt. Khu vực cửa Nam gồm nhiều sạp bày bán rất nhiều loại vải vóc, quần áo và cả thực phẩm khô.
  • Cửa Bắc: Cửa Bắc của chợ tọa lạc ở đường Lê Thánh Tôn, lối vào gồm nhiều sạp bán hàng thực phẩm tươi sống cùng trái cây. 
  • Cửa Ðông: Cửa Đông nằm ở đường Phan Bội Châu. Tại khu vực này, du khách có thể ghé thăm nhiều gian hàng bán các loại mỹ phẩm và bánh kẹo.
  • Cửa Tây: Cửa Tây của chợ Bến Thành nằm ở đường Phan Chu Trinh. Khu vực cửa Tây đa số bày bán các loại đồ lưu niệm, giày dép, hàng mỹ nghệ.
4 cửa chính của chợ Bến Thành
4 cửa chính của chợ Bến Thành

Xem thêm: Thảo Cầm Viên Sài Gòn: Gợi ý lịch trình khám phá trọn vẹn trong ngày

Lịch sử hình thành và phát triển chợ Bến Thành

Chợ Bến Thành được xây dựng từ thế kỷ XVII gần sông Bến Nghé với mục đích để đón du khách cũng như các binh lính vào Thành Gia Định. Cũng chính vì điều này mà chợ được đặt tên là Bến Thành (bao gồm bến sông và thành trì). Lúc này, chợ được làm bằng các vật liệu tự nhiên như: Gạch, gỗ, mái tranh. Đây là khu vực đông đúc bậc nhất ở Sài Gòn thời bấy giờ.

Chợ Bến Thành được xây dựng từ thế kỷ 17 gần sông Bến Nghé
Chợ Bến Thành được xây dựng từ thế kỷ 17 gần sông Bến Nghé

Năm 1870, chợ cũ xảy ra hỏa hoạn. Khu chợ mới được hoàn thành vào giữa năm 1872 với cấu kết cấu bằng gỗ chắc chắn, mái ngói, sàn lót đá granite hiện đại. Sau một thời gian dài sử dụng, chợ Bến Thành dần xuống cấp và có dấu hiệu sụp đổ. Do đó, người Pháp đã triển khai xây dựng lại khu chợ này với quy mô lớn hơn sau lấp khu vực sình lầy Bồ Rệt. Hai năm sau, tức năm 1912, nhà thầu Brossard et Maupin mới hoàn thành công trình. Năm 1985 chợ trải qua đợt sửa chữa và cải tạo lớn, tuy nhiên kiến trúc Pháp này được giữ cho đến ngày nay. Mặc dù đã trải qua hàng trăm năm lịch sử nhưng khu chợ Bến Thành hiện vẫn giữ được nét đẹp cổ kính xen lẫn hiện đại và được xem là một trong những công trình tiêu biểu nhất của Sài Gòn.

Năm 1985 chợ trải qua đợt sửa chữa và cải tạo lớn nhưng kiến trúc vẫn giữ nguyên đến ngày nay
Năm 1985 chợ trải qua đợt sửa chữa và cải tạo lớn nhưng kiến trúc vẫn giữ nguyên đến ngày nay

Xem thêm: Vòng xoay Dân Chủ: Vị trí, hạ tầng và tình hình BĐS

Hướng dẫn đường đi chợ Bến Thành

Nếu đang ở hoặc du lịch tại TP.HCM và muốn đến chợ Bến Thành để tham quan, mua sắm thì có thể đi theo hướng dẫn sau đây:

Các cung đường

Nếu đi bằng xe máy hoặc ô tô bạn có thể dễ dàng đến Chợ Bến Thành thông qua các tuyến đường sau đây và gửi xe tại các điểm giữ xe xung quanh chợ.

  • Từ Quận Tân Bình: Đường Trường Chinh -> Đường Cộng Hòa -> Đường Hoàng Văn Thụ -> Đi thẳng vào Cầu Công Lý/Đường Nguyễn Văn Trỗi -> Đường Lê Thánh Tôn
  • Từ quận 12: Đường Thạnh Lộc -> Đường Nguyễn Oanh – > Đường Nguyễn Kiệm -> Đường Hoàng  Minh Giám -> Đường Đường Đào Duy Anh – > Đường Hồ Văn Huê -> Đường Hoàng Văn Thụ -> Đường Trần Huy Liệu -> Đường Nguyễn Văn Trỗi -> Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa -> Đường Lê Thánh Tôn -> chợ Bến Thành
Có nhiều cung đường để đi đến chợ Bến Thành
Có nhiều cung đường để đi đến chợ Bến Thành

Xem thêm: Dinh Độc Lập – di tích lịch sử nổi tiếng tại Sài Gòn

Các tuyến xe buýt

Nếu đi bằng xe buýt đến chợ Bến Thành thì du khách có thể tham khảo các tuyến xe buýt sau đây: 

Có nhiều tuyến xe buýt đi qua chợ Bến Thành
Có nhiều tuyến xe buýt đi qua chợ Bến Thành

Tuyến xe buýt

Lộ trình

03

Tuyến xe xuất phát từ Thạnh Xuân (Quận 12) qua chợ Bến Thành -> Bến Xe Buýt Sài Gòn (Quận 1)

04

Tuyến xe xuất phát từ Bến xe An Sương – qua chợ Bến Thành -> Bến xe buýt Sài Gòn

102

Tuyến xe xuất phát từ Bến xe miền Tây qua chợ Bến Thành -> Bến xe buýt Sài Gòn (Quận 1)

139

Tuyến xe xuất phát từ Bến xe miền Tây qua chợ Bến Thành -> Khu tái định cư Phú Mỹ

39

Tuyến xe xuất phát từ Bến Thành -> Võ Văn Kiệt -> Bến xe miền Tây

45

Tuyến xe xuất phát từ Đại học Kinh Tế (Cơ Sở Nguyễn Văn Linh)‎ qua chợ Bến Thành -> Bến xe miền Đông

53

Tuyến xe xuất phát từ Đại học Kinh Tế (Cơ Sở Nguyễn Văn Linh)‎ qua chợ Bến Thành -> Bến xe miền Đông

56

Tuyến xe xuất phát từ Bến Xe Suối Tiên‎ -> Bến Thành

69

Tuyến xe xuất phát từ Bến xe buýt Sài Gòn – KDC Vĩnh Lộc (Quận Bình Tân)

63

Tuyến xe xuất phát từ Bến xe buýt Tân Phú qua chợ Bến Thành đến Bến xe Tiền Giang

Chợ Bến Thành có gì đặc biệt?

Không chỉ gây ấn tượng mạnh về kiến trúc mà khu chợ này còn có đa dạng hàng hóa, thực phẩm thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, mua sắm, check-in khi đến với Thành phố Hồ Chí Minh.

Khám phá kiến trúc

Như đã chia sẻ bên trên, chợ Bến Thành có thiết kế độc đáo 4 cửa chính và 12 cửa phụ, kiến trúc cổng chợ đơn giản. Ở mỗi cổng chợ đều có gắn những bức phù điêu gốm chạm khắc những hình ảnh gắn liền với cảnh quê Việt Nam như: Hình con ngỗng, hình con bò, hình nải chuối,… Tất cả những hình ảnh này đều được nghệ nhân gốm Biên Hòa tạc vào năm 1952. 

Ở mỗi cổng chợ đều có gắn những bức phù điêu gốm chạm khắc những hình ảnh gắn liền với cảnh quê Việt Nam
Ở mỗi cổng chợ đều có gắn những bức phù điêu gốm chạm khắc những hình ảnh gắn liền với cảnh quê Việt Nam

Riêng cổng Nam của chợ gây ấn tượng với bất cứ ai ghé thăm bởi hình tháp chuông đồng hồ. Đây cũng là điểm mà nhiều du khách cũng như người dân thành phố check-in khi có dịp đến với khu chợ sầm uất này.

Xem thêm: Bến Bạch Đằng – Địa điểm check-in cực “chill” dành cho giới trẻ

Gian hàng mua sắm đa dạng

Chợ Bến Thành có diện tích hơn 13.000m2 gồm tới 6.000 tiểu thương và 1.500 sạp hàng đang kinh doanh nhiều loại mặt hàng khác nhau từ quần áo, phụ kiện, đặc sản khô, trái cây tươi, hàng thủ công mỹ nghệ cho đến ẩm thực. Quy mô này cho thấy chợ Bến Thành đang là khu chợ lớn nhất trong nội thành của thành phố Hồ Chí Minh. 

Gian hàng mua sắm đa dạng mặt hàng
Gian hàng mua sắm đa dạng mặt hàng

Khu vực ẩm thực

Nếu là người yêu ẩm thực Việt Nam thì chắc hẳn bạn sẽ không thể nào bỏ qua khu ăn uống rộng rãi ở Bến Thành. Nơi đây có bán rất nhiều món đặc sản từ mọi vùng miền của Việt Nam, nhất là đặc sản Nam bộ với nhiều món ngon điển hình như: Cơm tấm, bún riêu gánh, các loại chè, xôi, bánh xèo, bún thịt nướng, nem nướng, thịt xiên nướng, tàu hũ, cơm tấm, gỏi cuốn, bột chiên, bánh tráng trộn, trà sữa, kem bơ,…

Khu vực ẩm thực đông đúc, nhiều món ngon
Khu vực ẩm thực đông đúc, nhiều món ngon

Không gian ẩm thực ở chợ Bến Thành được nhiều du khách đánh giá là khá sạch sẽ, các quán đều có menu phong phú với khá nhiều món ăn ngon. Đặc biệt, đa số các chủ quán ăn tại chợ Bến Thành đều nói được Tiếng Anh nên luôn sẵn sàng để phục vụ các du khách ngoại quốc.

Xem thêm: Tổng Hợp Các Trung Tâm Thương Mại Quận 1 Nhất Định Phải Đến

Những lưu ý khi tham quan chợ Bến Thành

Nằm ở trung tâm thành phố Hồ Chí Minh do đó bên cạnh lưu ý về giờ giấc tham quan thì du khách cũng nên lưu ý về giá cả các mặt hàng tại khu chợ này.

Thời gian hoạt động

Chợ Bến Thành mở cửa hoạt động từ 07h30 -> 18h00.

Chợ đêm bên ngoài bắt đầu hoạt động từ 18h00 ->22h00. 

Nếu bạn muốn mua các loại hàng hóa như thời trang, đồ dệt may, đồ lưu niệm, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm tươi sống, trái cây,… thì nên đến tham quan chợ Bến Thành vào ban ngày.

Chợ mở cửa từ 07h sáng đến 22h00 đêm
Chợ mở cửa từ 07h00 sáng đến 22h00 đêm

Ngược lại, ban đêm là thời điểm lý tưởng để tham quan chợ và kết hợp thưởng thức loại đồ ăn và thức uống hấp dẫn, mang hương vị ẩm thực Nam Bộ. Ngoài ra, ban đêm chợ cũng có bán quần áo, phụ kiện và đồ lưu niệm để phục vụ nhu cầu mua sắm của du khách.

Xem thêm: Vincom Đồng Khởi quận 1: “Thiên đường” náo nhiệt giữa lòng thành phố

Sắp xếp lịch trình

Chợ Bến Thành rất rộng lớn nhưng các mặt hàng đều tập trung ở những khu riêng. Do đó, trước khi đi tham quan bạn nên tham khảo thông tin về địa điểm bán những món đồ mình cần để tiết kiệm thời gian và không phải di chuyển quá nhiều nhé.

Nên tham khảo thông tin về địa điểm bán những món đồ mình cần để tiết kiệm thời gian, hạn chế di chuyển nhiều
Nên tham khảo thông tin về địa điểm bán những món đồ cần mua để tiết kiệm thời gian, hạn chế di chuyển nhiều

Giá cả mặt hàng cao

Giá đồ ăn cùng các mặt hàng bán tại chợ Bến Thành luôn cao hơn so với bên ngoài. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu bởi chợ nằm tại khu vực trung tâm sầm uất nhất của Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, một số mặt hàng không có mức giá niêm yết rõ ràng. Do đó, khi mua hàng để tránh bị chặt chém, bạn nên chọn những nơi có giá công khai và hỏi giá trước khi mua, thưởng thức đồ ăn để tránh bị chặt chém nhé.

Giá đồ ăn và các mặt hàng bán tại chợ Bến Thành luôn cao hơn so với bên ngoài
Giá đồ ăn và các mặt hàng bán tại chợ Bến Thành luôn cao hơn so với bên ngoài

Bảo vệ tài sản cá nhân

Mặc dù tại chợ Bến Thành có hệ thống bảo vệ để đảm bảo an ninh trong khu vực, nhưng cũng giống như nhiều khu vực đông đúc khác, việc nên tự mình bảo quản tài sản cá nhân như: Ví, bóp, điện thoại di động, trang sức,… là điều không thừa để giúp bạn có một trải nghiệm thú vị nhất. 

Cơ sở hạ tầng và giao thông xung quanh chợ Bến Thành

Nằm tại trung tâm thành phố TP.HCM nên cơ sở hạ tầng ở khu vực xung quanh chợ Bến Thành được đầu tư bài bản và hiện đại. Chợ nằm gần trạm xe buýt Hàm Nghi, tiện lợi để bắt xe buýt, gọi xe công nghệ và sử dụng nhiều dịch vụ khác.

Đồng thời, từ chợ Bến Thành, bạn chỉ mất khoảng vài phút để di chuyển đến phố đi bộ Nguyễn Huệ – con phố đi bộ nổi tiếng nhất tại Việt Nam hiện nay. Từ đó đáp ứng trọn vẹn nhu cầu giải trí cũng như khám phá Sài Gòn của du khách. 

Cơ sở hạ tầng ở khu vực xung quanh chợ Bến Thành được đầu tư bài bản, hiện đại
Cơ sở hạ tầng ở khu vực xung quanh chợ Bến Thành được đầu tư bài bản, hiện đại

Một số dự án bất động sản nổi bật xung quanh khu vực chợ Bến Thành

Xung quanh chợ Bến Thành trong vòng bán kính 1km có rất nhiều dự án bất động sản tầm cỡ, điển hình đó là: 

  • Dự án The Spirit of Saigon
  • Dự án One Central HCM
  • Dự án IFC One Saigon
  • Dự án Saigon Royal
  • Dự án The Tresor
  • Dự án Icon 56
  • Dự án Masteri Millennium
  • Dự án Rivergate
Xung quanh khu vực chợ Bến Thành có rất nhiều dự án bất động sản lớn
Xung quanh khu vực chợ Bến Thành có rất nhiều dự án bất động sản lớn

Bên trên là chia sẻ của Mogi về lịch sử phát triển, kiến trúc cũng như một vài vài lời khuyên để bất cứ ai cũng có thể đến mua sắm và tham quan khu chợ Bến Thành một cách dễ dàng cũng như thuận lợi hơn. Chúc bạn có một chuyến tham quan chợ Bến Thành nhiều thú vị và mua được những mặt hàng mà mình yêu thích với giá cả phải chăng. Đừng quên truy cập Mogi.vn để tìm thêm nhiều những thông tin thông tin về mua đất, bất động sản, nhà đất quận 1 mới nhất nhé.

Nguồn: Tổng hợp

Xem thêm ngay: 

Lien.Nguyen
Lien.Nguyen
Liên Nguyễn hiện đang là Chuyên viên phân tích thông tin Bất động sản của Mogi.vn. Là webmaster, tác giả của nhiều bài đăng trên các mặt báo lớn, uy tín nhất Việt Nam.
spot_img

TIN LIÊN QUAN