spot_img
Trang chủKiến thức bất động sảnBỏ túi 07 cách chống thấm trần nhà bị nứt, thấm dột...

Bỏ túi 07 cách chống thấm trần nhà bị nứt, thấm dột hiệu quả triệt để

Cứ mỗi mùa mưa đến, trần nhà bạn lại có những vết loang lổ, bong tróc, nứt nẻ. Đó là một vấn đề gây mất thẩm mỹ, khó chịu và lâu dài trở thành mối nguy hiểm tiềm ẩn cho sự an toàn của gia đình. Vì vậy, bạn cần tìm cách chống thấm trần nhà mang tính hiệu quả cao để giải quyết vấn đề. Bài viết này sẽ mách bạn 07 mẹo chống trần nhà bị nứt, thấm dột hiệu quả triệt để.

Nguyên nhân khiến trần nhà bê tông bị thấm dột?

Mỗi ngôi nhà sẽ cần có một cái trần nhà kiên cố để chống đỡ. Vì vậy, việc xây dựng và bảo quản trần nhà đúng cách sẽ giúp ngăn ngừa một số vấn đề không hay xảy ra. Ở Việt Nam, việc xây trần nhà bê tông khá phổ biến và được ưa chuộng.

Trần nhà bị thấm dột nghiêm trọng.
Trần nhà bị thấm dột nghiêm trọng.

Nhưng không thể phủ nhận việc bê tông sẽ khiến trần nhà nhanh xuống cấp và xuất hiện những vấn đề xấu. Nếu trần nhà bê tông của nhà bạn bị thấm dột thì có thể do một số nguyên nhân sau đây:

Ban đầu chống thấm trần nhà không đúng kỹ thuật

Nguyên nhân của việc trần nhà bị thấm dột có thể xuất phát ngay từ các bước đầu tiên của quá trình xây dựng. Ban đầu, các biện pháp chống thấm dột trần nhà không được thực hiện hoặc thực hiện sai kỹ thuật sẽ gây nên vấn đề trong quá trình sử dụng.

Dùng vật liệu thi công kém chất lượng

Khi xây dựng trần nhà, bạn không sử dụng những nguyên vật liệu không đảm bảo chất lượng. Vì thế, sau một khoảng thời gian dài chịu tác động bên ngoài như thời tiết, bụi bẩn,…trần nhà bạn sẽ gặp tình trạng thấp trần và dễ ẩm mốc.

Bên cạnh đó, quy trình thép đan xen bê tông thực hiện không đạt yêu cầu như việc dùng bê tông kém chất lượng. Từ đó dẫn đến việc nền xi măng nhanh chóng bị xuống cấp. Ngoài ra, có một số ngôi nhà lắp hệ thống nước kém chất lượng. Vì vậy, việc rò rỉ, ứ đọng nước sẽ gây nên việc thấm dột ở trần nhà.

Vật liệu thi công kém chất lượng.
Vật liệu thi công kém chất lượng.

Trong trường hợp trần nhà bạn bị thấm dột, thì bạn có thể kiểm tra thông qua một số nguyên nhân trên. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng tìm ra cách chống thấm trần nhà cho ngôi nhà ấm êm của mình.

Vậy tại sao nên tìm cách chống thấm trần nhà? Thông tin dưới đây sẽ cung cấp cho bạn lý do nên làm như vậy nhé!

>>>Xem thêm: Chi phí xây nhà 2 tầng ở nông thôn bao nhiêu là hợp lý?

Tại sao nên chống thấm trần nhà?

Nếu bạn tìm hiểu về các mức chi phí trong lĩnh vực thi công xây dựng nhà ở toàn cầu thì tổng chi phí cho việc chống thấm chỉ mất khoảng 2% đến 5% trên tổng chi phí xây dựng. Tuy nhiên, trong quá trình thi công xây dựng không đảm bảo đạt yêu cầu chống thấm thì tổng chi phí để sửa chữa sẽ có thể là 10% hay 20% trên tổng chi phí xây dựng.

Do đó, các chủ nhà, nhà đầu tư xây dựng thông minh và có đạo đức sẽ lựa chọn đảm bảo việc thi công chống thấm chất lượng tốt, uy tín ngay từ khi bắt đầu. Từ đó, họ có thể tiết kiệm chi phí và bảo vệ sức khỏe cho người ở.

Tình trạng trần nhà ẩm mốc, nứt nẻ.
Tình trạng trần nhà bị thấm dột, ẩm mốc,, bong tróc.

Vậy lúc nào là phù hợp để xử lý chống thấm trần nhà?

Khi nào cần xử lý chống thấm trần nhà?

Ngay từ những ngày đầu thi công xây dựng, bạn cần chống thấm tốt cho trần nhà của mình. Bạn cần chú ý trong khâu lựa chọn địa điểm uy tín, an toàn để thi công chống thấm. Đồng thời, nên sử dụng nguyên vật liệu chất lượng tốt để thi công chống thấm sàn mái. Từ đó, ngôi nhà bạn sẽ hạn chế được các khả năng trần nhà bị thấm dột sau một thời gian sử dụng.

Ngoài ra, nếu nhà bạn có sân thượng, thì không nằm ngoài khả năng sân thượng bị ứ đọng nước. Một thời gian dài, lượng nước bị ứ đọng sẽ làm thấm ẩm, rò rỉ nước vào trong nhà. Do đó, bạn sẽ thấy ần nhà bị thấm dột, nhỏ giọt nước và rất nguy hiểm nếu mưa bão lớn xảy đến.

Vì vậy, đây là thời điểm thích hợp cho việc chống thấm trần nhà. Bạn hãy cùng tìm hiểu 7 cách bài viết mách bạn để xử lý tốt các vấn đề thấm dột của trần nhà nhé!

>>>Xem thêm: Kích thước cửa chính 4 cánh là bao nhiêu? Phân loại cửa chính 4 cánh

07 cách xử lý chống thấm trần nhà triệt để

Việc giải quyết vấn đề trần nhà dột là rất cần thiết và cấp bách. Sau đây Mogi sẽ chia sẻ đến bạn 7 cách chống thấm dột trần nhà bên dưới:

1. Dùng nhựa đường chống thấm trần

Chống thấm trần nhà bằng nhựa đường..
Chống thấm trần nhà bằng nhựa đường.

Khi gặp tình huống trần nhà bị thấm dột thì nhựa đường cũng là một nguyên vật liệu có thể dùng để xử lý cấp tốc. Vì nhựa đường là một loại chất lỏng nhưng khi khô sẽ có thể bám rắn cực tốt, có độ nhớt cao và màu đen. Một số ưu điểm của phương pháp này là:

  • Tính an toàn cao, không gây hại cho sức khỏe của người ở.
  • Nhựa đường có tính bền vững cao.
  • Khả năng bám dính cao nên sẽ chống thấm tốt trong điều kiện khí hậu và nhiệt độ ở nước ta.
  • Khả năng trám các vết nứt, khe hở tốt.
  • Khả năng chịu áp lực của nước tốt.
  • Sở hữu tính đàn hồi tốt kết hợp khả năng dẻo dai cao giúp xử lý nhanh chóng các vết nứt trần nhà.

2. Dùng sơn chống thấm chuyên dụng

Chống thấm bằng sơn chuyên dụng.
Chống thấm bằng sơn chuyên dụng.

Sơn chống thấm chuyên dụng sẽ giúp sơn phủ bề mặt các vết nứt, thấm dột. Phương thức này mang tính thẩm mỹ cao và có hiệu quả tốt. Sơn có khả năng ngăn ngừa thấm nước nhờ vào lớp màng mỏng.

Tuy nhiên, lớp sơn này theo thời gian sẽ dễ bị xuống cấp do tia UV, dễ bong tróc hoặc bị tác động bởi ngoại lực. Từ đó, việc thấm dột trần nhà lại càng trở nên nghiêm trọng.

3. Chống thấm trần nhà Sika bằng chống thấm Sikaproof Membrane

Khi nói đến chống thấm trần nhà, chúng ta sẽ nhắc đến Sikaproof Membrane. Sika là một nguyên vật liệu chống thấm ở thể lỏng, dễ dàng sử dụng và tiết kiệm thời gian. Một số ưu điểm của sika:

  • Đơn giản để sử dụng thi công mà không mất quá nhiều thời gian và kỹ thuật cao.
  • An toàn, thân thiện với môi trường.
  • Được sử dụng rộng rãi để chống thấm cho trần, tường, sàn, mái của ngôi nhà.
  • Hiệu quả cao trong việc chống dính.
  • Sika có thể thẩm thấu tạo tinh thể để hình thành lớp màng bảo vệ chống áp lực nước cực tốt.

4. Dùng màng chống thấm tự dính hay khò nóng

Dùng màng chống thấm tự dính.
Dùng màng chống thấm tự dính.

Dùng màng chống thấm tự dính hay khò nóng cũng là một trong những phương pháp được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Màng chống thấm thường được sử dụng có phủ một lớp nhựa High Density Etilen trên bề mặt. Do đó, nó sẽ có khả năng chịu áp lực nước tốt, chịu nhiệt cao và chịu được cả áp lực tác động từ bên ngoài.

Phương thức dùng màng khá đơn giản, bạn chỉ cần bóc lớp vỏ silicon ròi dán trực tiếp lên bề mặt là được nhé! Phương pháp khò nóng sẽ có hiệu quả chống thấm tuyệt đối, đảm bảo an toàn sức khỏe cho con người.

5. Chống thấm bằng chất chống thấm Polyurethane

Chống thấm bằng Polyurethane.
Chống thấm bằng Polyurethane.

Chất chống thấm Polyurethane là một chất chuyên dụng trong việc chống thấm trần nhà được các nhà thầu và thợ thi công ưu tiên sử dụng và gắn bó lâu dài với nó. Polyurethane có khả năng ngăn nước cực tốt do chứa các thành phần chất kỵ với nước.

Các thành phần này liên kết chặt chẽ và lấp đầy các mao dẫn của bề mặt. Do đó, nước sẽ ít có khả năng thấm qua. Độ bền của phương pháp này cũng được đánh giá tốt vì thời gian chịu đựng áp lực và tuổi thọ khá lâu.

6. Chống thấm thuận cho trần bê tông

Chống thấm thuận được hiểu là việc xử lý chống thấm trần nhà bê tông cùng chiều tác động của nước. Vật liệu chống thấm sẽ được sử dụng để trám theo chiều nước chảy. Đây là phương pháp được cân nhắc và xem xét đầu tiên.

Để chống thấm thuận thì ta cần có những nguyên vật liệu như sau: hóa chất tinh thể thẩm thấu gốc nước, màng chống thấm đàn hồi, sợi thủy tinh chống thấm và phụ gia chống thấm.

Ưu điểm của phương pháp:

  • Quá trình thi công đơn giản, dễ dàng và tiết kiệm thời gian.
  • Không cần thợ tay nghề cao và chuyên môn giỏi.
  • Hiệu quả chống thấm tối ưu và chi phí thấp.

7. Chống thấm ngược cho trần bê tông

Chống thấm ngược trần nhà.
Chống thấm ngược trần nhà.

Chống thấm ngược cho trần nhà là phương pháp chống thấm ngược chiều với chiều tác động của nước. Đội ngũ sẽ tiến thành chống thấm ngược nơi bề mặt tường bên trong nếu nước thấm từ ngoài vào trong.

Để việc chống thấm tốt nhất, bạn cần quan tâm đến nguyên vật liệu có độ bám dính tốt cũng như khả năng thấm thấu vào thân bê tông thật cao. Do đó, lớp màng chống thấm sẽ ngăn chặn nước tốt hơn và tuổi thọ lâu dài hơn.

>>>Xem thêm: Cách sử dụng vật liệu chống thấm cho trần nhà bê tông

Các bước tiến hành chống thấm trần nhà bê tông

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

Trước khi tiến hành chống thấm trần nhà, bạn cần chuẩn bị một bề mặt thật tốt. Bề mặt nên được xử lý sạch sẽ từ bụi bẩn cho đến các loại rêu bám do rò rỉ nước. Nếu bề mặt được vệ sinh sạch sẽ thì việc chống thấm sẽ đảm bảo tính thẩm mỹ và hiệu quả cao hơn. Đồng thời, bề mặt sẽ giúp tránh được các tình trạng bị thấm ngược trở lại sau khi thực hiện chống thấm xong.

Bước 2: Chống thấm trần nhà bê tông

Sau khi xử lý xong khâu vệ sinh bề mặt, bạn sẽ bôi một lớp vữa mỏng lên. Bạn để lớp vữa khô tầm ít nhất 2 giờ đồng hồ để độ khô đủ và không bị thấm ngược trở lại. Bước tiếp là quét lên bề mặt sàn bê tông để lấp kín các vết nứt, vết xước của sân thượng.

Việc lớp vữa có hiệu quả cao hay không phụ thuộc vào loại vữa và các tỉ lệ trộn của bạn. Bạn phải đảm bảo đúng quy trình các bước thì việc chống thấm mới hiểu quả tốt nhất.

Các bước chống thấm trần nhà.
Các bước chống thấm trần nhà.

Bước 3: Sử dụng sản phẩm chống thấm

Để 2 lớp vữa khô hoàn toàn thì bạn sẽ tiến hành sử dụng sản phẩm chống thấm chuyên dụng lên trên. Bạn phải phun 2 lớp và khoảng thời gian giữa 2 lớp nên từ 3-4 phút. Lực phun phải đều và đảm bảo ướt mặt sàn. Việc phun sẽ hiệu quả cao nhất nếu tường được phun từ chân lên khoảng 15-20 cm.

Bước 4: Kiểm tra và bảo dưỡng

Sau quá trình chống thấm thì bạn cần tiến hành kiểm tra lại mặt trần. Thời tiết nắng ráo sẽ là điều kiện tốt nhất để thực hiện việc chống thấm. Nếu mưa thì sẽ có ảnh hưởng đến lớp chống thấm và các hoạt động trong quá trình thực hiện.

>>>Xem thêm: Bỏ túi ngay 5 kinh nghiệm chọn gạch lát nền nhà tiêu chuẩn

7 Vật liệu chống thấm trần nhà phổ biến nhất hiện nay

Việc chống thấm sẽ hiệu quả nếu lựa chọn đúng các vật liệu chống thấm tốt. Việc chọn đúng sẽ tiết kiệm chi phí, lại mang đến hiệu quả cao, tiết kiệm thời gian. Bên dưới là nhwunxg vật liệu chống thấm được sử dụng rộng rãi và phổ biến:

1. Nhựa đường

Chống thấm bê tông bằng nhựa đường là một phương thức được nhiều người sử dụng hiện nay. Nhựa đường là vật liệu mang đến hiệu quả chống thấm tốt, có chi phí thấp, quy trình đơn giản và có độ bền vững cao.

2. Sơn chống thấm

Chống thấm trần nhà bằng sơn chống thấm.
Chống thấm trần nhà bằng sơn chống thấm.

Sơn chống thấm là vật liệu có khả năng chống thấm và ngăn chặn các tình trạng thấm dột từ trên xuống tốt nhất, lại mang tính thẩm mỹ cao. Từ đó, vết chống thấm không những có khả năng chống thấm tốt còn không làm mất đi vẻ sang trọng, hiện đại của không gian ở nhà bạn.

3. Màng chống thấm trần nhà bê tông

Hiện nay, việc chống thấm còn sử dụng màng chống thấm để dễ dàng phù hợp với nhiều loại nhà bê tông khác nhau. Màng có 2 loại là màng khò nóng và màng dán lạnh. Phương pháp này được áp dụng nhiều vì khả năng chống thấm rất tốt, độ bền cao.

Tuy nhiên, mang chống thấm lại được làm từ chất liệu không thân thiện với môi trường. Nếu sử dụng trong một thời gian lâu sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Một số loại màng chống thấm phổ biến hiện nay: Wapro, Sika, Kova,…

Màng chống thấm trần nhà bê tông.
Màng chống thấm trần nhà bê tông.

4. Keo chống thấm trần nhà bê tông

Trường hợp trần nhà bạ bị rạn nứt ở mức độ khá nhẹ thì bạn có thể sử dụng keo chống thấm. Việc dùng keo che đậy dễ dàng các vết nứt nhỏ li ti và ngăn ngừa nước thấm vào bên trong.

Keo chống thấm trần nhà.
Keo chống thấm trần nhà.

5. Vật liệu phun quét tạo màng

Vật liệu phun quét tạo màng ở thể lỏng, và tạo thành lớp màng mỏng để bảo vệ trần nhà khỏi các tác động do thời tiết gây nên, Phương pháp này khá đơn giản nên thi công dễ dàng và tiết kiệm chi phí, tối ưu hóa thời gian.

6. Hóa chất chống thấm phun hoặc quét thẩm thấu gốc xi măng

Hóa chất chống thấm phun hoặc quét thẩm thấu gốc xi măng.
Hóa chất chống thấm phun hoặc quét thẩm thấu gốc xi măng.

Hóa chất chống thấm phun hoặc quét gốc xi măng có độ bám dính cao, bề mặt dễ vệ sinh sau khi thi công. Ngoài ra, bề mặt chống thấm có thể ứng biến tốt với sự thay đổi nhiệt độ, thời tiết.

Và có khả năng bốc hơi nước tránh tình trạng nước bị ứ đọng gây ẩm mốc. Nhưng nếu bị ánh nắng mắt trời tác động trực tiếp, vật liệu sẽ suy giảm về độ bền và khả năng chống thấm nước.

7. Phụ gia chống thấm

Phụ gia chống thấm
Phụ gia chống thấm.

Phụ gia chống thấm nếu được kết hợp với vật liệu xây dựng sẽ giúp cho việc chống thấm đạt hiệu quả cao và các kết cấu trong công trình xây dựng bền chặt hơn. Do đó, bạn nên cân nhắc với diện tích trung bình trở lên cho phương pháp này.

>>>Xem thêm: Mua vật liệu xây dựng mới ở đâu rẻ và chất lượng

Những lưu ý khi chống thấm trần nhà

Việc chống thấm trần nhà là một việc quan trọng nên bạn cần phải lưu ý một số điều để quy trình chống thấm đạt hiệu quả tối đa nhất:

Những lưu ý khi chống thấm trần nhà.
Những lưu ý khi chống thấm trần nhà.
  • Trước khi thực hiện việc chống thấm cho trần nhà, bạn phải hiểu được nguyên nhân sâu xa, các vấn đề tác động gây ra việc trần nhà trong tình trạng bị thấm dột. Một khi tìm được lý do bạn đưa ra phương pháp chống thấm hiệu quả nhất. Việc đó giúp tối ưu hóa chi phí, thời gian và công suất bạn bỏ ra.
  • Bạn phải xem xét và cân nhắc thật kỹ về mức độ thấm dột của trần nhà để chọn phương thức và vật liệu chống thấm phù hợp.
  • Việc vệ sinh sạch sẽ, kỹ càng và loại bỏ lớp sơn trước đó là vô cùng cần thiết để tiến hành các bước chống thấm tiếp theo.
KẾT LUẬN

Sau khi đọc bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về cách chống thấm trần nhà, quy trình và nguyên vật liệu chống thấm phổ biến nhất hiện nay. Bạn đã có thể bỏ túi 07 cách chống trần nhà bị nứt, thấm dột hiệu quả triệt để. Từ đó dễ dàng quyết định phương pháp chống thấm tối ưu hóa cho vấn đề của ngôi nhà mình. Ngoài ra, đừng quên ghé Mogi để tham khảo nhiều bài viết hơn về bất động sản, phong thủy, tài chính và các chủ đề khác nữa nhé.

Tài liệu tham khảo:

  1. “How to Waterproof Ceilings” – Nicole Brown
    https://homesteady.com/how-12209959-waterproof-ceilings.html
  2. “How to Waterproof Ceilings” – Jessica Lietz
    https://homeguides.sfgate.com/waterproof-ceilings-22919.html

>>>Xem thêm:

spot_img

TIN LIÊN QUAN