Trong thời đại công nghệ số thì thẻ ngân hàng được sử dụng rất phổ biến và là phương thức thanh toán hiện đại đang rất thịnh hành. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa nắm rõ có những loại thẻ ngân hàng nào và chức năng ra sao. Hôm nay, Mogi xin bật mí về tất cả các loại thẻ ngân hàng. Hãy tham khảo ngay để hiểu hơn và sử dụng thẻ đúng công dụng, chức năng cũng như đảm bảo quyền lợi của bạn khi sử dụng thẻ ngân hàng nhé.
Thẻ ngân hàng là gì?
Thẻ ngân hàng là một phương tiện thanh toán thay thế cho hình thức thanh toán bằng tiền mặt. Đây là công cụ được phát triển bởi ngân hàng và được cấp cho khách hàng (chủ thẻ) nhằm mục đích thanh toán hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ hoặc rút tiền mặt tại cây ATM trong phạm vi số dư tài khoản hoặc hạn mức tín dụng của thẻ.
Các loại thẻ ngân hàng phổ biến hiện nay
Thẻ ATM
Thẻ ATM là một dạng thẻ được phát hành bởi các ngân hàng thương mại. Thẻ ATM là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh Automated Teller Machine hoặc Automatic Teller Machine. Loại thẻ này được thiết kế chuẩn ISO 7810, hình chữ nhật rộng x dài: 85,60 x 53,98 (mm). Trên thẻ thường gồm các thông tin:
- Tên và logo của ngân hàng phát hành thẻ ATM đó.
- Tên chủ thẻ
- Mã số của thẻ ATM.
- Tên của tổ chức liên kết và phát hành thẻ ATM: Napas, Visa, Mastercard,…
- Thời gian phát hành và thời hạn thẻ.
- Băng từ hoặc chip và băng giấy có chữ ký chủ thẻ.
Thẻ ngân hàng ATM sẽ được phục vụ cho các mục đích giao dịch: Rút tiền, chuyển khoản, kiểm tra tài khoản, thanh toán hóa đơn,…
Thẻ Credit Card
Credit Card là dạng thẻ tín dụng, tức là người dùng có thể cà thẻ dạng thanh toán trước, và trả tiền sau. Quy chế hoạt động của thẻ Credit đó là ngân hàng phát hành thẻ này sẽ cho người dùng thẻ ứng trước một khoản tiền để mua sắm. Sau đó, người dùng thẻ có nghĩa vụ phải hoàn trả lại số tiền đã ứng trong thời gian quy định (tùy vào quy định của ngân hàng) nếu quá thời gian sẽ bị tính lãi suất.
Mỗi thẻ Credit mà các ngân hàng phát hành sẽ có những hạn mức nhất định. Do đó, người sử dụng thẻ không thể chi tiêu vượt hạn mức đó.
Thẻ đảm bảo
Trong các loại thẻ ngân hàng, thẻ bảo đảm còn được gọi là thẻ thế chấp, là một dạng thẻ tín dụng nhưng được mở dựa trên việc người sử dụng thẻ sẽ thế chấp tài sản hiện có của mình (sổ tiết kiệm, hợp đồng bảo hiểm, sổ đỏ,….) cho ngân hàng phát hành thẻ dựa trên một số quy định cụ thể. Ví dụ: Nếu thế chấp sổ tiết kiệm thì bạn cần đảm bảo sổ có hiệu lực từ 6 tháng trở lên và tiền có trong sổ tiết kiệm phải có tối thiểu là từ 10 triệu đồng.
>>> Có thể bạn muốn biết: Hướng Dẫn Cách Làm Thẻ Ngân Hàng, Mở Thẻ Online Cực Đơn Giản
Thẻ Prepaid
Thẻ Prepaid chính là dạng thẻ ngân hàng trả trước. Trong các loại thẻ ngân hàng thì thẻ Prepaid khá đặc biệt. Người sử dụng thẻ không cần mở tài khoản ngân hàng để làm thẻ mà chỉ cần thực hiện thao tác nạp tiền vào thẻ và chi tiêu trong giới hạn nhất định là được.
Thẻ Prepaid cũng có hai loại đó là thẻ trả trước định danh và thẻ trả trước không định danh. Với thẻ Prepaid định danh thì thông tin của chủ thẻ có đầy đủ. Người sử dụng thẻ này có thể thực hiện thao tác rút tiền mặt tại các cây ATM. Ngược lại, thẻ Prepaid không định danh không cho phép rút tiền tại các cây ATM nhưng thủ tục làm thẻ đơn giản hơn. Người dùng có thể làm thẻ nhanh mà không cần phải xuất trình CMND hoặc CCCD.
Thẻ ghi nợ
Thẻ ghi nợ – Debit card là một trong các loại thẻ ngân hàng phổ biến được sử dụng để thanh toán khi mua sắm, sử dụng các dịch vụ. Thẻ được các ngân hàng phát hành thường kèm theo các quy định về hạn mức và khi sử dụng thẻ debit thì khách hàng không thể sử dụng vượt quá số dư tài khoản hiện có. Trường hợp tài khoản của thẻ debit không còn đủ tiền thì người dùng không thể thực hiện được giao dịch. Do đó, người sử dụng thẻ cần nộp thêm tiền vào tài khoản nếu muốn tiếp tục giao dịch.
Phân loại các loại thẻ ngân hàng
Theo chức năng
- Thẻ ghi nợ: Trong các loại thẻ ngân hàng thì thẻ ghi nợ là loại thẻ phổ biến nhất. Sở hữu một tấm thẻ ghi nợ thì người dùng có thể thực hiện những tính năng cơ bản, từ thanh toán hóa đơn cho đến hành động rút hoặc chuyển tiền, hay nạp tiền điện thoại,… Với thẻ ghi nợ, bạn có thể đăng ký mở thẻ dễ dàng và nhanh chóng.
- Thẻ tín dụng: Trong các loại thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng là loại thẻ cho tiêu xài trước và trả tiền sau với một hạn mức nhất định mà ngân hàng phát hành thẻ quy định. Do đó, khi mở thẻ tín dụng cũng cần nhiều điều kiện hơn thẻ ghi nợ. Thẻ tín dụng có thể thực hiện được: Thanh toán các loại hóa đơn trong nước hoặc nước ngoài, rút tiền mặt,… Sau khi đã sử dụng số tiền bạn cần hoàn lại cho ngân hàng trong thời gian quy định. Nếu trả chậm sẽ bị tính lãi suất tương đối cao. Tuy nhiên, ưu điểm khi sử dụng thẻ tín dụng đó là có rất nhiều ngân hàng và các nhãn hàng ưu đãi cho chủ thẻ.
- Thẻ trả trước: Loại thẻ ngân hàng có chức năng thanh toán trước. Bạn có thể hiểu đơn giản đó là bạn nạp tiền vào thẻ và sử dụng không vượt quá số tiền có trong thẻ. Khi mở thẻ trả trước không cần phải mở tài khoản ngân hàng.
Theo tính chất kỹ thuật
- Thẻ gắn chip: Như tên gọi của nó. Thẻ ATM gắn chip có tích hợp một chip điện tử nằm ở mặt trước thẻ, có chức năng lưu trữ và mã hóa thông tin cá nhân với độ bảo mật cao, vì vậy thẻ ATM gắn chíp hiện đang được sử dụng rất rộng rãi.
- Thẻ từ: Thẻ từ là loại thẻ có tích hợp dải băng từ màu đen phía trên thẻ và cũng có tác dụng là lưu trữ các thông tin của chủ thẻ. Nếu đem so với thẻ gắn chip thì thẻ từ có nhiều nhược điểm hơn. Ví dụ: Độ bền kém, dễ bị trầy xước, bảo mật không cao. Cũng chính vì lý do này mà hiện nay Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã yêu cầu các ngân hàng ngừng phát hành thẻ từ và đổi sang phát hành thẻ chip để tăng cường tính bảo mật, đảm bảo quyền lợi cho chủ thẻ.
Theo phạm vi lãnh thổ
- Thẻ ATM nội địa: Đây là dạng thẻ chỉ sử dụng được ở trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, phí dịch vụ khá rẻ.
- Thẻ quốc tế: là các loại thẻ ngân hàng có thể sử dụng được ở trong nước và các nước trên thế giới. Một số dòng thẻ như: Thẻ ghi nợ quốc tế, thẻ tín dụng, thẻ trả trước hoặc là các dòng thẻ ATM được phát hành bởi các tổ chức tài chính quốc tế như: Master, Visa, JCB, Western Union, hay American Express,… Nhược điểm của dòng thẻ này là phí dịch vụ khá cao.
Theo tổ chức phát hành
- Thẻ do ngân hàng phát hành: Là các loại thẻ ngân hàng do những ngân hàng thương mại tại Việt Nam trực tiếp phát hành.
- Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng: Là loại thẻ ngân hàng do các tổ chức tín dụng ngoài ngân hàng như: Mastercard, Visa, UnionPay, EuroPay, JCB, American Express,….phát hành.
Theo hạn mức của thẻ
- Thẻ chuẩn (hay Classic): Với thẻ này hạn mức tín dụng dao động từ 10 – 50 triệu đồng.
- Thẻ vàng (hay Gold): Thẻ vàng có hạn mức tín dụng trên 50 triệu đồng.
- Thẻ bạch kim (hay Platinum): Hạn mức cao nhất trong các dòng thẻ, có thể lên đến hàng trăm triệu đồng, tùy theo thu nhập của chủ thẻ.
Theo bản chất của thẻ
- Thẻ ngân hàng trả trước: Đây là các loại thẻ ngân hàng hoạt động dựa trên cơ sở ghi nợ (debit-based). Do đó, chủ thẻ sẽ được phép thực hiện giao dịch trong hạn mức đã nạp vào thẻ trước đó.
- Thẻ ngân hàng trả sau: Ngược lại, với thẻ trả sau thì chủ thẻ có thể trả nợ các khoản thanh toán dịch vụ trong hoặc ngoài nước bằng cách ứng trước tiền trước và thanh toán trả lại cho ngân hàng sau trong thời gian quy định cụ thể của ngân hàng phát hành thẻ.
>>> Xem thêm: CIC Là Gì? Hướng Dẫn Tra Cứu Nợ Xấu Trên Cic Chính Xác, Đơn Giản Nhất
Khi mở thẻ ngân hàng cần lưu ý những gì?
Nguyên tắc khi sử dụng
- Khi nhận thẻ bạn cần kiểm tra kỹ thông tin cá nhân trên thẻ ATM của mình xem chính xác chưa. Các thông tin cần kiểm tra bao gồm: Tên chủ thẻ, số thẻ, ngày hiệu lực, ngày hết hạn,… Nếu chưa đúng cần kịp thời điều chỉnh.
- Đổi mã PIN ngay sau khi nhận thẻ.
- Tốt nhất khi sử dụng các loại thẻ ngân hàng chủ thẻ không nên đặt mã PIN liên quan đến các thông tin cá nhân của mình như: Ngày tháng năm sinh, số điện thoại, số CCCD/CMND…
- Tuyệt đối tránh việc ghi lại mã PIN trên thẻ hay tiết lộ mã PIN với người khác.
- Không chia sẻ hình ảnh thẻ ATM lên các trang mạng xã hội.
- Nên đăng ký dịch vụ Internet Banking hoặc Mobile Banking để theo dõi và kiểm tra các biến động tài chính trong thẻ và kịp thời xử lý nếu có hacker xâm nhập.
Bảo quản thẻ ngân hàng đúng cách
- Khi sử dụng thẻ ATM cần nâng niu chúng, tuyệt đối không bẻ cong hoặc gấp thẻ lại.
- Tránh để thẻ gần những thiết bị điện tử có thể phát sóng hoặc từ tính mạnh vì sẽ làm ảnh hưởng đến độ nhạy của thẻ.
- Nếu là thẻ từ thì cần đặc biệt lưu ý chỗ băng từ màu đen ở mặt sau để băng từ này còn nguyên vẹn, nếu không dễ làm mất dữ liệu trên thẻ.
Khi giao dịch tại cây ATM
- Khi rút/ nộp tiền ở cây ATM nên lấy tay che mã PIN, nhập mã PIN nhanh chóng, không để người khác thấy.
- Trước khi đút thẻ vào khe đọc thẻ của các cây ATM bạn nên kiểm tra kỹ. Nếu phát hiện các thiết bị lạ hoặc các dấu hiệu bất thường thì cần ngừng giao dịch ngay và thông báo cho ngân hàng để họ khắc phục kịp thời.
- Nên đổi mã PIN thường xuyên để đảm bảo an toàn.
Khi thanh toán bằng thẻ ngân hàng
- Nên thanh toán có sự giám sát của chủ thẻ. Số tiền thanh toán phải khớp trên hoá đơn
- Sau khi thanh toán nhớ giữ lại hoá đơn thanh toán để đối chiếu khi cần.
Thanh toán trực tuyến
- Bạn chỉ nên thanh toán trực tuyến ở các website uy tín, hợp pháp để tránh bị đánh cắp thông tin.
- Đăng xuất ngay khi hoàn tất giao dịch.
- Nên đặt mật khẩu có tính bảo mật cao. Đừng quên đổi mật khẩu định kỳ.
- Nên đăng ký SMS Banking để chủ động theo dõi những biến động số dư tài khoản và kịp thời phát hiện những bất thường.
- Nên đăng ký OTP khi giao dịch. Vì khi kẻ gian đăng nhập tài khoản để chuyển tiền nhưng không thể đăng nhập OTP trên điện thoại của bạn thì giao dịch không thể thực hiện được.
Cần làm gì khi mất thẻ ngân hàng?
Trường hợp làm mất thẻ ngân hàng bạn nên thông báo ngay cho ngân hàng phát hành thẻ đó để họ khoá thẻ. Và đồng thời đến trụ sở gần nhất của ngân hàng đăng ký thẻ để thực thi thủ tục cấp lại thẻ.
Bên trên là chia sẻ của Mogi về các loại thẻ ngân hàng và các loại tài khoản ngân hàng phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về thẻ ngân hàng nói chung và những lưu ý khi giao dịch để đảm bảo an toàn khi sử dụng thẻ. Đừng quên truy cập Mogi.vn để tìm đọc những thông tin hữu ích về các loại tài khoản ngân hàng nói riêng, các tin hữu ích cho cuộc sống, công việc của bạn nói chung nhé.
>>> Đọc thêm:
- Đặt cọc là gì? Những tường hợp nào buộc phải hoàn lại tiền cọc?
- Gửi Tiết Kiệm Ngân Hàng Nào An Toàn Nhất? Ngân Hàng Nào Uy Tín Nhất?
- Phí Chuyển Nhượng Chung Cư Là Gì? Thủ Tục Và Quy Trình Chuyển Nhượng