Thanh lý hợp đồng thuê nhà là yếu tố thường thấy trong quá trình thuê nhà.
Tuy nhiên, thanh lý hợp đồng này xảy ra dưới những tình huống như thế nào?
Làm sao để quá trình thanh lý hợp đồng được nhanh gọn nhất?
Những yếu tố bạn nên biết khi ký hợp đồng thuê nhà
Thực ra, có hợp đồng thuê nhà thì sẽ có biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà. Bởi vì sẽ có những lúc, bạn sẽ không có nhu cầu hoặc không có điều kiện thuê tiếp. Vậy để thanh lý hợp đồng thuê nhà, chúng ta hãy tham khảo những thông tin dưới đây nhé
1. Nên rõ ràng về các quy định trong nội dung hợp đồng cho thuê nhà
Muốn thanh lý hợp đồng thuê nhà thì trong nội dung hợp đồng thuê cần rõ ràng. Hợp đồng thuê nhà là một văn bản chứng minh sự thỏa thuận giữa bên cho thuê và bên thuê.
Những nội dung cần có trong hợp đồng cho thuê
- Phải có đủ thông tin của bên thuê và bên cho thuê
- Cần nêu rõ diện tích, đặc điểm, hiện trạng… của nhà cho thuê
- Giá thuê, tiền đặt cọc, hình thức thanh toán cũng như thời hạn thanh toán
- Thời gian hợp đồng có hiệu lực là vào ngày – tháng – năm nào?
- Quyền lợi và nghĩa vụ của bên cho thuê và người thuê ra sao?
Trong đó, chủ nhà sẽ là người trực tiếp ký hợp đồng hoặc là người được chủ nhà ủy quyền. Hai bên khi thực hiện giao dịch cần đảm bảo đủ năng lực hành vi dân sự.
2. Hợp đồng cho thuê cần được thực hiện theo trình tự ra sao?
Sau khi thảo luận hợp đồng thuê nhà, bạn nên kiểm tra lại các thông tin. Nếu có sửa đổi bổ sung những yếu tố nào cũng cần phải thống nhất giữa hai bên với nhau. Sau đó là bước ký hợp đồng và tiến hành bàn giao nhà như trong thỏa thuận.
Khi giao – nhận nhà, tài sản phải đúng hiện trạng như đã thỏa thuận. Nếu có xảy ra sự cố hư hỏng mà không phải do người thuê thì người thuê có quyền yêu cầu bên cho thuê sửa. Nếu bên cho thuê không thực hiện đúng giao dịch thì bên thuê có quyền tiến hành thanh lý hợp đồng thuê nhà.
Một số thông tin cần biết khi bạn thanh lý hợp đồng
Trên thực tế thì thanh lý hợp đồng thuê nhà là gì? Hợp đồng cho thuê được thanh lý trong các trường hợp nào?
1. Khái niệm về thanh lý hợp đồng thuê nhà
Thực ra, khái niệm này cũng khá đơn giản. Đó là sự thỏa thuận giữa hai bên khi nhà cho thuê hết hạn cho thuê mà không gia hạn tiếp. Việc thanh lý hợp đồng sẽ giúp hai bên tránh được những rắc rối không đáng có sau này.
Biên bản thanh lý hợp đồng trong quá trình này rất quan trọng. Nó sẽ giúp cho hai bên xác định lại được những quyền lợi và nghĩa vụ trong quá trình thuê. Hai bên sẽ giải quyết và khắc phục những thiệt hại hoặc hậu quả khi thanh lý. Đặc biệt là các vấn đề liên quan đến tài sản.
2. Thanh lý hợp đồng nhà xảy ra trong những trường hợp nào?
Để thanh lý hợp đồng nhà, bạn cần hiểu được những trường hợp thanh lý. Trên thực tế, có 3 hình thức cần thanh lý cụ thể sau
- Nếu một trong hai bên vi phạm hợp đồng thuê nhà thì bên còn lại được đơn phương chấm dứt hợp đồng.
- Khi hợp đồng cho thuê nhà đã hết hạn nhưng bên thuê không muốn thuê tiếp, hoặc bên cho thuê không muốn cho thuê tiếp.
- Cả hai bên vì lý do gì đó mà thỏa thuận chấm dứt hợp đồng thuê nhà dù chưa đến thời hạn
Như vậy, với những trường hợp thanh lý trước thì bạn nên tham khảo mẫu thanh lý hợp đồng thuê nhà trước thời hạn. Điều này sẽ giúp bạn tiến hành thanh lý hợp đồng cho thuê nhanh chóng, gọn nhẹ hơn.
Thanh lý hợp đồng thuê nhà nhanh gọn với 3 lưu ý này!
Vậy để thanh lý nhanh chóng, chúng ta hãy tham khảo những thông tin chia sẻ dưới đây nhé
1. Thanh lý hợp đồng trên phương diện từ phía người cho thuê
Nếu bạn là chủ nhà, bạn nên kiểm tra lại toàn bộ tài sản mà bạn đã cho thuê. Bạn cần xác định rõ lại tình trạng thực tế của ngôi nhà trước và sau khi cho thuê. Như kết cấu ngôi nhà có bị thay đổi hay không? Những nội thất trong nhà ra sao?
Thanh lý hợp đồng thuê nhà nên kiểm tra kỹ tài sản
Hoặc kiểm tra xem, nhà cho thuê có bị thay đổi nào ảnh hưởng đến giá trị của nó hay không? Kiểm tra xem người thuê có hành vi nào vi phạm các yếu tố đã thỏa thuận trong hợp đồng cho thuê không? Nếu có hư hỏng hoặc thiệt hại thì bạn hãy đề nghị người thuê bồi thường hoặc khôi phục lại.
Sau khi kiểm tra tổng thể toàn bộ nhà cho thuê, xác định kỹ tình trạng thì bạn hãy cân nhắc đến ký biên bản. Trước khi ký, bạn nên đọc kỹ các nội dung trong biên bản xem có vấn đề gì sai sót không? Những yếu tố này sẽ giúp cho bạn tránh được những rủi ro hoặc các vấn đề phát sinh không đáng có.
2. Thanh lý hợp đồng nhà trên phương diện là người đi thuê
Với người thuê nhà thì càng phải kỹ hơn, vì đa phần các hợp đồng cho thuê đều không có mẫu chung. Và thường là chủ nhà sẽ soạn những nội dung “có lợi” hơn cho họ. Nếu bạn cần thuê nhà, bạn cần phải kiểm tra kỹ tình trạng ngôi nhà trước khi bạn chuyển vào.
Bạn nên đọc kỹ nội dung biên bản thanh lý hợp đồng để tránh rủi ro
Nếu như hết hạn hợp đồng mà không muốn gia hạn, bạn hãy kiểm tra tổng thể ngôi nhà. Hãy liệt kê những món đồ nội thất (nếu có) xem tình trạng của chúng có hư hỏng gì không? Trong quá trình thuê nhà, bạn có sửa chữa hay thay đổi kết cấu gì không?
Nếu như chủ nhà thanh lý hợp đồng cho thuê trước thời hạn? Bạn hãy đề nghị chủ nhà nói rõ lý do. Sau đó dựa vào những nội dung về quá trình thanh lý hợp đồng trước thời hạn để yêu cầu đền bù. Hãy đọc rõ các thông tin trước khi quyết định ký vào biên bản thanh lý để đảm bảo quyền lợi của bạn.
3. Biên bản thanh lý hợp đồng cho thuê có cần công chứng không?
Những hợp đồng cho thuê khi thanh lý không cần phải công chứng mà vẫn đảm bảo pháp luật. Yếu tố này được dựa vào quy định ở Điều 122 trong Luật nhà ở năm 2014. Vì thế, biên bản thanh lý hợp đồng cho thuê nhà sẽ có hiệu lực ngay khi hai bên ký.
Tuy nhiên, nếu bạn vẫn muốn công chứng thì có thể chủ động mà không mang yếu tố bắt buộc. Không công chứng sẽ giúp quá trình thanh lý hợp đồng nhanh chóng hơn, gọn lẹ hơn mà vẫn đảm bảo theo quy định pháp luật. Công chứng hay không công chứng thì biên bản vẫn có giá trị pháp lý như nhau.
Thực ra nội dung thanh lý hợp đồng nhà cũng tương tự như nội dung biên bản thanh lý hợp đồng thuê đất. Và các mẫu hợp đồng thuê ki ốt chợ cũng tương tự với cho thuê nhà. Chính vì thế, bạn có thể tra cứu những mẫu biên bản khác nhau sau đó ứng dụng linh hoạt. Và quan trọng là nhớ đọc kỹ, thảo luận kỹ các nội dung trong hợp đồng trước khi quyết định ký!
>>> Tham khảo thêm: Hợp đồng thuê nhà khi thanh lý cần lưu ý những gì?
Chắc chắn là với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về thanh lý hợp đồng nhà. Nếu tìm hiểu kỹ các thông tin liên quan đến vấn đề cho thuê sẽ giúp bạn tránh được những rủi ro không đáng có.
– Vân Anh (Content Writer) –