Thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ là nghĩa vụ chủ người thuê trọ hay chủ trọ? Quy trình đăng ký tạm trú ra sao, thủ tục đăng ký tạm trú kt3 dài hạn thế nào? Tất cả các câu hỏi trên sẽ được giải đáp trong nội dung dưới đây.
I. Đăng ký tạm trú là nghĩa vụ của chủ trọ hay người thuê trọ?
Theo Điều 30 Luật Cư trú 2006 sửa đổi, bổ sung 2013, người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đến, phải đăng ký tạm trú tại công an xã, phường, thị trấn.
Như vậy, người thuê nhà trọ phải có nghĩa vụ đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật chứ không nhất thiết phải là chủ nhà.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc đăng ký tạm trú thường sẽ do chủ trọ thực hiện. Trường hợp bạn thuê phòng mà chủ trọ từ chối đăng ký tạm trú thì bạn có thể tự mình đăng ký tạm trú tại cơ quan công an xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Nếu chủ trọ không đăng ký giúp thì bạn phải tự mình đăng ký tạm trú. Nếu không, cả chủ trọ và người thuê trọ đều sẽ bị xử phạt theo quy định.
Mức xử phạt được quy định rõ tại Khoản 1, Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP: “Cá nhân, chủ hộ gia đình nếu không thực hiện đúng quy định về đăng ký tạm trú sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng”.
Với người cho thuê phòng trọ công nhân giá rẻ, nếu không thực hiện đăng ký tạm trú cho người lao động, sinh viên tới ở trọ sẽ bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng theo quy định tại Khoản 2, Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
II. Thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ
Đăng ký tạm trú được hiểu là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú. xin giấy tạm trú khi ở trọ là bắt buộc nếu bạn ở dài hạn.
Thủ tục đăng ký tạm trú được thực hiện theo quy trình sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Người đăng ký tạm trú phải nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký. Hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau đây:
1. Giấy chứng minh nhân dân photo công chứng. Nếu không có giấy chứng minh nhân dân thì phải có giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi đăng ký thường trú.
2. Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp (trừ trường hợp được chủ hộ có sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú đồng ý cho đăng ký tạm trú thì không cần xuất trình giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp).
3. Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, bản khai nhân khẩu;
Lưu ý: Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho đăng ký tạm trú vào chỗ ở của mình và ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ, tên.
Bước 2: Giải quyết hồ sơ
– Sau khi hồ sơ được nộp đầy đủ, trong vòng ba ngày làm việc kể từ ngàu nhận đủ giấy tờ hợp lệ, trưởng công an xã, phường, thị trấn phải cấp sổ tạm trú cho người đến đăng ký.
– Sổ tạm trú được cấp cho cá nhân hoặc hộ gia đình đã đăng ký tạm trú. Sổ này có giá trị xác định nơi tạm trú của công dân và có thời hạn tối đa là 24 tháng. Trong thời hạn 30 ngày trước ngày hết thời hạn tạm trú. Công dân phải đến cơ quan Công an nơi cấp sổ tạm trú để làm thủ tục gia hạn.
– Sổ tạm trú bị hư hỏng thì được đổi, bị mất thì được cấp lại. Trường hợp đến tạm trú tại xã, phường, thị trấn khác thì phải đăng ký lại.
– Thẩm quyền giải quyết thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ: Công an xã, phường, thị trấn nơi công dân đến tạm trú.
– Lệ phí làm thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ
Đăng ký tạm trú tạm vắng có mất tiền không?
Về lệ phí đăng ký tạm trú, tại Điều 3 Thông tư 02/2014/TT-BTC quy định chi tiết về việc hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định về mức thu như sau:
– Đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú cả hộ hoặc một người nhưng không cấp sổ hộ khẩu, sổ tạm trú: không quá 15.000 đồng/lần đăng ký;
– Miễn lệ phí khi đăng ký lần đầu. Cấp mới, thay mới theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với: Cấp hộ khẩu gia đình, cấp giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể. Cấp giấy đăng ký tạm trú có thời hạn.
– Như vậy mức lệ phí đăng ký tạm trú không quá 15.000 đồng/lần. Việc công an xã thu 1.000.000 đồng là vi phạm nghiêm trọng thông tư này.
III. Thủ tục đăng ký tạm trú KT3 dài hạn
– KT3 là sổ tạm trú dài hạn ở một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tỉnh/thành phố này không phải là nơi đăng ký thường trú. KT3 được cấp cho cá nhân hoặc hộ gia đình để xác định nơi ở tạm thời của công dân đó. Đồng thời giúp cơ quan chức năng kiểm soát tình trạng cư trú của một địa điểm dân cư.
– Việc đăng ký tạm trú là nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân. Một mặt để đảm bảo quyền lợi của chính mình tại địa phương cư trú. Mặt khác là để chính quyền địa phương quản lý dân số, nguồn lao động, tình trạng an ninh, v.v. từ đó có kế hoạch xây dựng, phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội.
– Việc đăng ký sổ tạm trú KT3 là điều kiện để bạn có thể thực hiện được các công việc như: mua bán, snag tên hoặc cho thuê nhà ở, bất động sản tại nơi đang tạm trú. Vay vốn tín chấp tại các ngân hàng hoặc một công ty tài chính nào đó. Đăng ký mới hoặc sang tên phương tiện giao thông (xe máy, ô tô, v.v.)
– Thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh tại nơi đang tạm trú. Hoàn thiện các thủ tục liên quan đến đăng ký nhập học, bằng lái xe, bảo hiểm, v.v.
1. Điều kiện để đăng kí tạm trú KT3 dài hạn
Để được đăng ký sổ KT3 thì người đăng ký cần đáp ứng điều kiện:
– Có giấy tờ tùy thân (chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân)
– Đã đăng ký thường trú tại 1 tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương nhưng hiện nay sinh sống tại một địa phương khác.
– Đã mua đất đai hoặc sở hữu nhà ở tại tỉnh/thành phố cần đăng ký tạm trú KT3
– Trường hợp thuê hoặc mượn nhà, ở nhờ nhà người khác, phải có sự đồng ý bằng văn bản của chủ nhà để đăng ký tạm trú KT3
– Đã sinh sống tại nơi cần đăng ký tạm trú KT3 ít nhất 30 ngày
2. Hồ sơ đăng ký tạm trú KT3
Một bộ hồ sơ đăng ký tạm trú KT3 cần có đủ các loại giấy tờ, văn bản sau.
– 01 tờ khai nhân khẩu (theo mẫu HK01)
– 01 phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (theo mẫu HK02)
– Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (xuất trình bản gốc và nộp 01 bản sao).
Giấy tờ chứng minh chỗ ở tại nơi đăng ký KT3 (giấy tờ mua bán nhà, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà hoặc sử dụng đất). Trường hợp người đăng ký đang thuê, mượn nhà hoặc ở nhờ, trên phiếu báo thay đổi hộ khẩu/ nhân khẩu. Chủ nhà phải ghi rõ ý kiến đồng ý cho người đó đăng ký tạm trú, ghi ngày tháng năm và ký tên.
3. Thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ ( KT3)
Sau khi đã chuẩn bị đủ hồ sơ nêu trên. Người đăng ký mang hồ sơ tới cơ quan công an phường, xã nơi tạm trú để nộp và yêu cầu cấp sổ KT3.
Trưởng công an phường, xã sẽ có trách nhiệm cấp sổ tạm trú KT3 cho công dân theo quy định trong thời hạn 3 ngày, kể từ khi nhận đầy đủ giấy tờ.
Lưu ý:
Trường hợp bạn đã được cấp sổ tạm trú nhưng không sinh sống, làm việc tại nơi đã đăng ký tạm trú từ 6 tháng trở lên. Thì sổ tạm trú KT3 sẽ mất giá trị và sẽ bị xóa tên trong sổ đăng ký tạm trú của cơ quan Công an địa phương.
Trong vòng 30 ngày trước khi sổ KT3 hết thời hạn. Cá nhân hoặc hộ gia đình có thể đến cơ quan Công an đã cấp sổ cho mình để làm thủ tục gia hạn. Nếu sổ đã hết hạn hoặc bị mất có thể xin cấp lại. Nếu sổ bị hư hỏng sẽ được đổi sổ mới.
Qua bài chia sẻ về thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ trên. Hy vọng bạn sẽ có thêm cho mình những kiến thức hữu ích. Để biết thêm chi tiết thủ tục đăng ký tạm trú cho người nước ngoài. Thủ tục đăng ký tạm trú cho người thuê nhà, thủ tục đăng ký tạm trú hoặc tìm kiếm phòng trọ TpHCM. Sau đây là số phòng trọ trong khu vực TpHCM như cho thuê phòng trọ thủ đức, phòng trọ quận 9, phòng trọ quận 3, thuê phòng trọ quận 1, thuê phòng trọ quận 5, phòng trọ bình chánh, phòng trọ hóc môn,… mà bạn có thể tham khảo. Hãy truy cập vào website mogi.vn để tìm hiểu thêm chi tiết nhé.
Content Writer – Thanh Thủy
Xem thêm:
❖ Chủ nhà trọ không đăng ký tạm trú phải làm sao?
Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định như sau:
”Điều 8. Vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú;
b) Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng;
c) Không chấp hành việc kiểm tra hộ khẩu, kiểm tra tạm trú, kiểm tra lưu trú hoặc không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
…..
đ) Cơ sở kinh doanh lưu trú không thực hiện việc thông báo lưu trú với cơ quan công an theo quy định khi có người đến lưu trú;
….”
Căn cứ quy định trên, người thân của a/c khi sinh sống tại địa phương nhưng không khai báo tạm trú thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức là từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng. Riêng đối với người cho thuê nhà, là cơ sở kinh doanh lưu trú nhưng không thực hiện thông báo lưu trú sẽ bị xử phạt 1 triệu đến 2 triệu đồng.
Đây là nghĩa vụ nộp phạt của người cho thuê nhà, về mặt pháp lý a/c không có trách nhiệm liên đới. Việc bên cho thuê yêu cầu a/c nộp 500.000 đồng chỉ là thỏa thuận riêng giữa các bên để san sẻ về mặt tài chính. A/c có quyền không đồng ý với thỏa thuận này.
❖ Những điều cần biết khi thuê phòng trọ
- Thỏa thuận trước với người dắt đi xem trọ
- Xác thực người cho thuê chính là chủ nhà
- Phòng trọ có lối đi riêng.
- Đảm bảo cửa sổ, cửa ra vào chắc chắn – an toàn.
- Phòng trọ thoáng mát, sạch sẽ, không ám mùi.
- Nên có khu phơi đồ riêng.
- Được phép nấu ăn trong phòng.
- Có nhà vệ sinh khép kín.
❖ Quy định về tiền đặt cọc thuê nhà
1. Bên cho thuê có các nghĩa vụ sau đây :
– Giao nhà cho Bên thuê theo đúng hợp đồng;
– Bảo đảm cho người thuê sử dụng ổn định nhà trong thời hạn thuê;
– Bảo dưỡng, sửa chữa nhà theo định kỳ hoặc theo thỏa thuận; nếu bên cho thuê không bảo dưỡng, sửa chữa nhà mà gây thiệt hại cho Bên thuê, thì phải bồi thường;
– Tạo điều kiện cho Bên thuê sử dụng thuận tiện diện tích thuê;
– Nộp các khoản thuế về nhà và đất (nếu có).
2. Bên cho thuê có các quyền sau đây:
– Nhận đủ tiền thuê nhà đúng kỳ hạn như đã thỏa thuận;
– Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng nhưng phải báo cho Bên thuê biết trước một tháng và yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu Bên thuê có một trong các hành vi sau đây :
+ Không trả tiền thuê nhà liên tiếp trong ba tháng trở lên mà không có lý do chính đáng;
+ Sử dụng nhà không đúng mục đích thuê;
+ Làm nhà bị hỏng nghiêm trọng;
+ Sửa chữa, đổi hoặc cho người khác thuê lại toàn bộ hoặc một phần nhà đang thuê mà không có sự đồng ý của bên cho thuê;
+ Làm mất trật tự công cộng nhiều lần và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt bình thường của những người xung quanh;
+ Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến vệ sinh môi trường;
– Cải tạo, nâng cấp nhà cho thuê khi được Bên thuê đồng ý, nhưng không được gây phiền hà cho bên thuê sử dụng chỗ ở;
– Được lấy lại nhà cho thuê khi hết hạn hợp đồng thuê.
❖ Có được nhập khẩu vào nhà ở nhờ?
Điều kiện về chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú được quy định tại Điểm a, b; Khoản 1, Điều 6 Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18/4/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú.
Hiện nay theo quy định của Luật Cư trú và Thông tư số 36/2014/TT-BCA ngày 9/9/2014 của Bộ Công an quy định về biểu mẫu sử dụng trong đăng ký quản lý cư trú không có quy định biểu mẫu chung về chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở hợp pháp của cá nhân thực hiện theo mẫu quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015.