Home City là một dự án tọa lạc tại phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Tranh chấp tại dự án này không phải chỉ mới phát sinh vào tháng 3 vừa qua. Mà từ năm 2017, dự án đã gây bức xúc không nhỏ cho khách hàng, cư dân. Hàng loạt các lùm xùm này đã khiến dự án tụt giảm giá một cách nghiêm trọng. Cư dân chịu thiệt thòi.
Sóng gió tại chung cư Home City
Home City là một dự án do Công ty TNHH một thành viên Đầu tư Văn Phú – Trung Kính làm chủ đầu tư. Có lẽ vụ việc xoay quanh dự án này đã chẳng còn xa lạ gì trong cộng đồng. Từ năm 2017, người dân tại chung cư này đã lập băng rôn, khẩu hiệu, xảy ra tranh chấp với chủ đầu tư. Nguyên nhân là do lối đi chung của cư dân ở 117 Trung Kính.
Thế nhưng, trước nhiều lần lý giải, đưa ra bằng chứng pháp lý rõ ràng, chủ đầu tư vấn khiến cư dân không đồng tình. Qua một quá trình đầu tranh dai dẳng thì cuối cùng, cư dân cũng được đi lại qua lối 177 Trung Kính. Thế nhưng, việc đi lại này cũng bị hạn chế. Người dân phải đi lại theo khung giờ. Ô tô thì bắt buộc phải đi theo đường Nguyễn Chánh để vào.
Sự việc không được giải quyết một cách dứt điểm. Hơn thế nữa, vào ngày 3/9/2018, một cư dân tại tòa V2 đã bị chết do không được cấp cứu kịp thời. Do xe cấp cứu không tìm được vào ở đường Nguyễn Chánh. Xe mất thời gian di chuyển sang lối 177 Trung Kính. Cho tới đầu tháng 3 vừa qua, chủ đầu tư lại không thông báo gì, bịt luôn lối vào.
Tất cả các bức xúc chưa được giải quyết thỏa đáng đến sự kiện gần nhất đã làm cư dân bùng nổ. Đến ngày 7/3/2019 vừa qua, cư dân lại tiếp tục phản đối chủ đầu tư. Người dân yêu cầu công ty ngừng thi công công trình trường tiểu học và trả lại lối đi chung cho họ.
Tính pháp lý lối đi 177 Trung Kính tại Home City
Để giải quyết tranh chấp trên, một cuộc họp đã được diễn ra. Đại diện đơn vị chủ đầu tư đã đưa ra các văn bản pháp lý để chứng thực 177 Trung Kính là của trường học. Các văn bản pháp lý của dự án được dẫn chứng, đưa ra gồm:
- Chứng nhận đầu tư số 01121001638 do UBND TP Hà Nội cấp.
- Chấp thuận đầu tư dự án số 4764/UBND-XDGTcủa UBND TP Hà Nội ngày 30/6/2014.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản số BL 868031 cấp ngày 27/1/2014 do UBND TP Hà Nội cấp.
Theo các giấy tờ pháp lý này thì UBND TP Hà Nội và Sở quy hoạch kiến trúc đã quy định rõ ràng về lối đi trên. Trong đó, đường 177 Trung Kính sẽ là phần lối đi thuộc công trình dự án trường tiểu học. Còn khu công trình dự án khu nhà ở cao tầng sẽ đi theo đường quy hoạch 21m ở lối Nguyễn Chánh.
Phía Phó Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy, ông Trần Việt Hà cũng khẳng định, kết luận tại cuộc họp này. Theo đó, chủ đầu tư hiện đang thực hiện đúng chủ trương cũng như quy định của các cấp, ban ngành. Tuy nhiên, xảy ra tranh chấp trên là do chưa hoàn thành con đường đi hợp pháp theo quy hoạch cho người dân. Vì vậy, người dân phải đi tạm đường do chủ đầu tư thi công. Vấn đề giải phóng mặt bằng đã cơ bản hoàn thành nên con đường quy hoạch này sẽ sớm được thực hiện.
Nhập nhằng dẫn tới tranh chấp tại Home City
Tính pháp lý của lối đi 177 Trung Kính là rõ ràng. Tuy nhiên, tình trạng tranh chấp, khiếu nại vẫn diễn ra. Tất cả là do khi quảng cáo, giao bán sai sự thật. Chủ đầu tư cũng như đơn vị quản lý, phòng bán hàng đã cung cấp thông tin sai trái, sai lệch so với thực tế. Dự án Home City được giới thiệu, PR là tòa nhà chung cư sang trọng, đẳng cấp. Dự án tọa lạc tại 177 Trung Kính. Chính lời quảng cáo hấp dẫn này đã khiến nhiều cư dân cũng như nhà đầu tư xuống tiền đặt mua căn hộ tại dự án.
Đây là một trong những vi phạm nghiêm trọng tới từ phía chủ đầu tư. Tại khoảng 3 điều 8 trong luật kinh doanh bất động sản năm 2014 đã quy định rõ ràng. Luật nghiêm cấm hành vi công khai không đầy đủ, thiếu trung thực về thông tin bất động sản. Hành vi này của Công ty TNHH một thành viên Đầu tư Văn Phú – Trung Kính là sai trái, vi phạm luật pháp. Dù là vô tình hay hữu ý để các hộ dân hiểu sai về vị trí căn hộ, chủ đầu tư cũng phải được xử lý thích đáng theo quy định của pháp luật.
Hậu quả nghiêm trọng vụ lùm xùm Home City
Bất động sản vốn là một loại hàng hóa tương đối nhạy cảm. Chúng bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau, chủ quan có, khách quan cũng có. Đặc biệt, tâm lý chiếm vai trò quan trọng trong quyết định đầu tư. Khi có sự việc tranh chấp xảy ra, việc tụt giảm tốc độ tiêu thụ. Giá bán căn hộ sẽ nhanh chóng diễn ra.
Căn hộ giao bán, chuyển nhượng lại gặp khó khăn
Ngay cả các nhân viên môi giới, các sàn giao dịch cũng rất e ngại khi nhận các sản phẩm vướng vào lao lý, tranh chấp, kiện tụng. Bởi lúc này, tâm lý của người mua đã bị tác động mạnh mẽ. Họ e dè trước sự việc ấy sẽ gây trắc trở cho việc đầu tư, sinh sống của mình sau này. Dù có đưa ra các giải thích, sự thuyết phục thì nguy cơ hủy hợp đồng là rất lớn.
Home City không chỉ bị dính tranh chấp một lần. Mà chúng còn kéo dài dai dẳng suốt cả một thời gian dài. Từ năm 2017 đến nay, vấn đề vẫn chưa được êm thấm. Chính điều này đã tác động không nhỏ tới tâm lý, nhận định của người mua về dự án này. Vì vậy, việc giao bán, chuyển nhượng lại căn hộ nơi đây gặp rất nhiều khó khăn.
Giá trị tụt giảm
Tốc độ tiêu thụ dự án tụt giảm, khó khăn. Và đương nhiên, giá căn hộ cũng vì thế mà bị kéo xuống thảm hại. Trên thị trường, dự án nào dính vào tranh chấp, giá thường giảm sút ít nhất là từ 1 – 2 triệu đồng/m2. Có những dự án còn giảm đến mức 3 – 5 triệu đồng/m2.
Như chia sẻ của chị Dung khi muốn bán căn hộ này cho biết: “Căn hộ hơn 80m2 của chị chỉ trong vòng hơn nửa tháng đã bị bốc hơi lên tới 160 triệu. Khi thỏa thuận xong giá bán ở mức 35,5 triệu/m2. Nhưng đến khi xảy ra tranh chấp, bên mua đã xin tạm dừng việc mua bán lại. Đồng thời, giá bây giờ đang được nhân viên sàn môi giới định giá là 33,5triệu/m2.”
Không chỉ riêng chị Dung mà nhiều cư dân, nhà đầu tư cũng phản ánh lại thực trạng như trên. Họ mong muốn cư dân cùng chủ đầu tư nhanh chóng giải quyết dứt điểm những mâu thuẫn, tranh chấp. Càng kéo dài bao nhiêu chúng càng tác động xấu tới giá trị giao dịch của dự án này bấy nhiêu. Thiệt thòi quy tụ lại về phía cư dân.
Chuyên gia trong ngành nói gì?
Có thế nói, một thị trường bất động sản mới như ở Việt Nam thì tranh chấp rất dễ xảy ra. Tuy nhiên, mức độ tranh chấp nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng lớn tới giá trị dự án. Thương hiệu của chủ đầu tư giảm, thiệt hại nặng nề cho cư dân.
Theo Phó chủ tịch Câu lạc bộ bất động sản Hà Nội, ông Nguyễn Thế Điệp chia sẻ: “Khi dự án có tranh chấp, kiện cáo, giá bán không thể nào giữ được giá như hiện tại. Mức giá có thể bị giảm từ 5 – 10%, thậm chí có dự án giảm xuống tới 15%. Mức độ nghiêm trọng thì giá có thể giảm tới vài chục phần trăm là chuyện bình thường.”
Các tranh chấp này cần nhanh chóng được các bên điều chỉnh, tháo gỡ. Tránh tình trạng để lâu dài, dai dẳng theo nhiều năm. Không chỉ riêng chủ đầu tư, cư dân mà các cơ quan quản lý cũng cần vào cuộc để giải quyết. Hậu quả sẽ được giảm xuống mức thấp nhất có thể.
Kết luận
Home City xảy ra vụ việc lùm xùm như trên đã ảnh hưởng rất lớn. Thương hiệu, tên tuổi của chủ đầu tư bị sụt giảm. Đi theo đó, giá trị căn hộ tụt giảm nhanh chóng, cư dân chịu thiệt thòi. Đây cũng là bài học đắt giá cho người bán cũng như người mua nhà ở về tính minh bạch trong thông tin dự án.
-Thúy An-
>>> Dự án này mới phù hợp với bạn, mời xem ngay: Saigon Intela – Dự án căn hộ thông minh ven sông Nam Sài Gòn