spot_img
Trang chủLời khuyênCho người muaSinh viên mới ra trường làm thế nào tạo quỹ riêng tích...

Sinh viên mới ra trường làm thế nào tạo quỹ riêng tích góp mua nhà?

Sinh viên sống xa gia đình đi thuê nhà đã là một điều khó khăn. Nhưng sinh viên mới ra trường có ý định muốn mua nhà thì lại càng khó hơn. Khoảng thời gian tối thiểu sẽ khá lâu, nhưng chắc chắn cũng yêu cầu một sự nhẫn nại nhất định. Bởi cảm giác có cho riêng mình một căn nhà sẽ vô cùng đáng tự hào.

Dành ra khoản tiền thuê nhà trong khoảng thời gian lâu dài liệu có đáng?
Dành ra khoản tiền thuê nhà trong khoảng thời gian lâu dài liệu có đáng?

Điều này khá dễ hiểu khi mà việc chi tiêu cho tiền thuê nhà hay phòng trọ là một khoản chi phí không hề nhỏ. Giả dụ nếu mỗi sinh viên dành ra khoảng 1.5 triệu đồng/tháng cho tiền thuê nhà, phòng trọ, thì mỗi năm đã tiêu tốn hết 18 triệu đồng và cứ thế tịnh tiến dần theo từng năm. Đó là chưa kể, tiền thuê nhà hay phòng trọ luôn có sự tăng dần mỗi năm. Nếu trong vòng 10 năm mà vẫn không có kế hoạch cho việc mua nhà thì sinh viên đã và đang tự tiêu tốn hàng trăm triệu đồng chỉ cho mỗi việc thuê nhà.

Vậy đâu là những phương thức hợp lý giúp sinh viên mới ra trường định hướng được một phần nào đó việc tiết kiệm để vun góp cho tổ ấm tương lai. Bài viết này sẽ giải quyết câu hỏi ấy của các bạn.

Tài khoản tiết kiệm

Hãy lập cho bản thân một tài khoản tiết kiệm có thời gian đáo hạn phù hợp hoặc tài khoản không kỳ hạn có thể tất toán bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, Mogi khuyên bạn nên sử dụng tài khoản tiết kiệm có thời hạn. Mức thời gian lý tưởng thường sẽ rơi vào khoảng 1-2 năm.

Khoản tiền tiết kiệm sẽ được trích thẳng từ nguồn thu nhập của bạn. Các bạn nên định lượng một mốc vừa đủ, không nên đưa vào tài khoản tiết kiệm quá chênh lệch với chi tiêu của bạn. Một mức tiết kiệm hợp lý nhất sẽ là khoảng 20% tổng thu nhập hàng tháng của bạn. Chẳng hạn như mỗi tháng, thu nhập của bạn là 8 triệu, thì một năm bạn đã có cho mình gần 20 triệu đồng chưa kể lãi suất.

Tiết kiệm tiền là điều cần thiết nếu đặt mục tiêu mua nhà
Tiết kiệm tiền là điều cần thiết nếu đặt mục tiêu mua nhà

Ngoài ra, bạn nên đưa ra chỉ tiêu hợp lý cho khoản tiết kiệm của bản thân. Bạn có thể hoạch định cho mình trong 1 đến vài năm tới cần phải tiết kiệm được bao nhiêu. Từ đó sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc áp dụng tài khoản tiết kiệm vào bài toán quản lý chi tiêu cá nhân tốt hơn.

Hãy chi tiêu khi cảm thấy thực sự cần

Thói quen của hầu hết những người không có khoản tiết kiệm cá nhân là vì cách chi tiêu quá đà. Đây là một điều thực sự rất nên thay đổi hoặc ít nhất là hạn chế tối đa có thể nếu như có ý định mua nhà. Đôi khi bạn sẽ chọn mua những món đồ mà bạn thực sự không cần đến. Mua xong rồi để đấy, chỉ dùng vài lần hoặc lâu lâu mới lôi ra sử dụng cho có.

Bạn có rất nhiều khoản chi trả mỗi tháng
Bạn có rất nhiều khoản chi trả mỗi tháng

Việc chi tiêu cũng giống như một trò chơi. Khi bạn chơi vừa đủ thì sẽ rất có lợi cho tinh thần nhưng chơi quá lâu thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến bản thân. Không chỉ vậy, việc chi tiêu từng khoản nhỏ mà bạn nghĩ sẽ chẳng đáng là bao. Nhưng nếu quy tổng số tiền của những khoản nhỏ đó trong cả tháng thì sẽ chiếm một phần không hề nhỏ trong cả nguồn thu nhập của bạn.

Vì thế, hãy chi tiêu vào những sinh hoạt phí bắt buộc, hãy giảm lại những buổi tiệc hay những buổi mua sắm thả ga. Luôn đặt mục tiêu mua nhà lên hàng đầu sẽ là tiêu chí tiên quyết giúp bạn có được những hành trang cơ bản trong việc tích góp một khoản tiền để mua nhà.

Để ra một khoản đi kèm khi chi tiêu

Hình thức này không còn quá mới lạ trong đời sống hiện nay. Cách thức vô cùng đơn giản, chỉ cần bạn hãy trích ra từ tiền của bản thân một khoản nhỏ. Khoảng 10-20 nghìn cho mỗi lần bạn chi tiêu vào một công việc gì đó trong ngày.

Ví dụ như bạn đặt ra mức là 10 nghìn đồng. Thì mỗi lần chi tiêu cho việc đi chợ, mua đồ dùng cá nhân, mua quần áo mới, đi ăn với bạn bè,… thì bạn chỉ việc để ra 10 nghìn đồng để cho vào khoản tiết kiệm mỗi ngày này. Bạn có thể dùng một ngăn riêng trong ví hoặc bỏ ống heo. Đến cuối tháng thì rút khoản ấy ra và cho vào ngân hàng để dùng dần hoặc tiếp tục tiết kiệm chung với tài khoản tiết kiệm.

Khoản “bỏ ống” này quyết định khá nhiều vào việc chi tiêu của bạn
Khoản “bỏ ống” này quyết định khá nhiều vào việc chi tiêu của bạn

Thời gian đầu bạn sẽ thấy không quen và hơi khó chịu, nhưng hãy tập dần cho mình thói quen này. Khoản tiền cuối tháng mà bạn nhận được sau khi “đập ống” chắc chắn sẽ khá bất ngờ đấy.

Và hơn hết, cần phải tìm hiểu kỹ liệu giá cả mà bạn chi trả cho món đồ đó có đúng đắn và hợp lý với giá thị trường hay không. Đừng để bị mua hớ mà bị mất tiền oan. Kèm theo đó là đừng bao giờ mượn nợ hoặc để nợ quá nhiều. Những khoản nợ sẽ gây hao hụt lớn đến khoản tiết kiệm mà bạn đặt ra.

Kinh doanh và đầu tư mới khiến bạn giàu

Với một khoản thu cố định, mỗi năm được thêm lương tháng 13 hay các khoản thưởng cho nhân viên. Đây sẽ là một nguồn thu nhập không ít. Tuy nhiên, những khoản thu nhập ấy tất nhiên sẽ không khiến bạn mua nhà trong thời gian mà bạn mong muốn.

Sinh viên ra trường thì đi làm nhân viên là điều hiển nhiên. Không phải ai cũng có trợ cấp gia đình đủ tốt để tự lực kinh doanh. Nhưng khoảng thời gian làm nhân viên sẽ giúp bạn dần dần kiếm cho mình một khoản tiết kiệm vừa đủ để sử dụng vào việc đầu tư hoặc kinh doanh.

Đầu tư bất động sản là một điều đúng đắn
Đầu tư bất động sản là một điều đúng đắn

Khi đã khoản tiền đủ để kinh doanh hoặc đầu tư vào một lĩnh vực nhất định, hãy xem xét kỹ lưỡng, hỏi ý kiến và mạnh dạn đầu tư. Bạn có thể từng bước đi từ việc kinh doanh mặt hàng thực phẩm, tiệm cà-phê, bán sản phẩm tiêu dùng,…. Từ những bước đi ban đầu đó, bạn có thể đi sâu hơn vào việc đầu tư. Bất động sản sẽ là một lựa chọn vô cùng tuyệt vời và dễ sinh lời nếu bạn biết cách đầu tư.

Mogi.vn là một website chuyên về thông tin bất động sản thật. Đây sẽ là một nơi đáng lưu tâm mà bạn nên cân nhắc khi muốn đầu tư vào bất động sản.

Hãy lên mục tiêu chuẩn xác cho bản thân khi muốn mua nhà. Đừng để những chi tiêu không cần thiết khiến bạn đánh mất cơ hội sở hữu ngôi nhà đầu tiên cho riêng mình.

Xem thêm

  • Mách nhỏ bí quyết mua nhà dưới 2 tỷ tại TP.HCM
  • Kinh nghiệm mua nhà 1 tỷ tại Hà Nội cực kỳ hay ho

Võ Hương
Võ Hương
Minh Hương Pynie - Hiện là Content Marketer Manager của báo Mua&Bán - ấn phẩm thông tin quảng cáo phía nam của báo công thương, Bộ Công Thương Việt Nam.
spot_img

TIN LIÊN QUAN