spot_img
Trang chủTin bất động sảnTài chínhTín dụng vào bất động sản được Chính phủ yêu cầu kiểm...

Tín dụng vào bất động sản được Chính phủ yêu cầu kiểm soát chặt

Nội dung của Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 8/2018 của Chính phủ vừa ban hành đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều hành các chính sách, điều khoản về tiền tệ cần thận trọng, linh hoạt, hỗ trợ thanh khoản hợp lý cho các tổ chức tín dụng, đặc biệt là cần phải kiểm soát chặt tín dụng vào bất động sản.

Cùng với đó, Nghị quyết cũng đưa ra vấn đề cần giải quyết là tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng, đảm bảo an toàn hệ thống; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 – 2020.

Tình hình thực tế hiện nay

Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ rà soát các thủ tục liên quan đến đầu tư công, tập trung hoàn thiện các thủ tục giao hết số vốn còn lại chưa giao của kế hoạch đầu tư công năm 2018; rà soát tiến độ giải ngân của các dự án, nhất là các dự án ODA; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 9 năm 2018 tình hình giải ngân vốn đầu tư công của từng bộ, ngành, địa phương và đề xuất giải pháp cụ thể đẩy nhanh tốc độ giải ngân trong các tháng cuối năm.

Phối hợp với Bộ Tài chính rà soát nhu cầu sử dụng vốn đầu tư công của các bộ, ngành, địa phương, khả năng huy động nguồn trái phiếu Chính phủ hàng năm để cân đối, giao kế hoạch phù hợp.

tín dụng vào bất động sản 1
Tín dụng vào bất động sản nở rộ và thu hút nhiều người

Theo số liệu cụ thể trong nửa đầu năm 2018, tín dụng của Ngân hàng TP.HCM có mức tăng trưởng đạt khoảng 7.5% so với thời điểm cùng kỳ của năm 2017. Tương tự, con số này của cả nước đang nằm ở khoảng 7.8%. Con số này hiện đang khá phù hợp với định hướng từ phía Ngân hàng Trung ương về giải pháp tiền tệ tín dụng của năm 2018.

Về cơ cấu tín dụng, tín dụng trung dài hạn chiến khoảng 53% trong khi đó tín dụng ngắn hạn là 47%, cơ cấu này đã duy trì suốt trong 4 năm trở lại đây. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng tín dụng ngắn hạn có cao hơn tín dụng trung dài hạn trong 6 tháng đầu năm, chất lượng tín dụng được kiểm soát, đảm bảo nợ xấu khoảng 3%.

tín dụng vào bất động sản 2
Tín dụng vào bất động sản vẫn đang ở mức an toàn

Trong đó tín dụng bất động sản, chiếm khoảng 10% tổng dư nợ tín dụng tại TP.HCM, trên cả nước là 7,8%. Theo các chuyên gia bất động sản, tỷ trọng dư nợ bất động sản tầm khoảng 8% đến 10% là nằm trong mức an toàn.

Giải pháp và những mục tiêu sắp tới

Theo nhiều nguồn thông tin thì có thể chính từ việc siết chặt hệ thống quản lý, điều hành tín dụng này đối với bất động sản sẽ gây ra sự ức chế, kìm hãm và gây khó khăn khá nhiều cho thị trường bất động sản. Tuy nhiên, ông Nguyễn Đức Lệnh, Trưởng phòng tổng hợp Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM cho rằng thông tin này chưa thật sự chính xác.

Trong suốt nhiều năm qua, nhất là 5 năm gần đây, tình hình không mấy khả quan và gặp nhiều bất trắc vì chính sách tiền tệ tín dụng chưa thực sự sát sao. Kể từ hồi đầu năm đến tháng 6/2018 đã có nhiều biến đổi tích cực nhờ tạo điều kiện rất tốt để nền kinh tế vĩ mô có thể thuận lợi phát triển, thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển, ổn định thị trường, phục hồi uy tín của giới ngân hàng qua đó cũng tác động tích cực lên thị trường bất động sản.

tín dụng vào bất động sản 3
Có rất nhiều dạng rủi ro khác nhau sẽ xảy đến nên việc giảm thiểu là hoàn toàn hợp lý

Mục đích của việc kiểm soát tín dụng vào bất động sản nhằm để tránh rủi ro, nhưng bên cạnh đó cũng là vì mục đích hạn chế nhu cầu bất động sản tăng quá cao gây bùng nổ thị trường. Bùng nổ thị trường có thể gây biến động kịch trần và tạo ra thị trường “bong bóng nhà đất”.

Với những điều được lan truyền hiện nay thì bất động sản lại tạo ra những cuộc chạy đua nhà đất. Tùy người và tùy điều kiện mà người mua sẽ lựa chọn bất động sản khác nhau, nhưng nhu cầu và giao dịch tăng cao là vì thị trường nhà đất hiện nay quá đa dạng nên tạo ra càng nhiều nhu cầu hơn nữa.

tín dụng vào bất động sản 4
Việc thắt chặt tín dụng vào bất động sản đã qua xem xét trong thời gian dài

Giải pháp cho việc này chính là thắt chặt lại tín dụng vào bất động sản, vừa có lợi cho Ngân hàng Nhà nước vì giảm thiểu tối đa những trường hợp “khó đòi” và giúp người vay cũng dễ được giải ngân hơn vì rút gọn tiến trình do khâu khai thác thông tin và tài chính người dùng đã tốt hơn.

Với chính sách này của Chính phủ, Mogi.vn thấy thực sự hợp lý và cần được áp dụng bởi điều này gia tăng uy tín cho người vay thực cũng như mang đến một thị trường bất động sản được điều chỉnh hợp lý, tránh được sự tăng giảm lên xuống biến động vô thường của thị trường.

Xem thêm

Võ Hương
Võ Hương
Minh Hương Pynie - Hiện là Content Marketer Manager của báo Mua&Bán - ấn phẩm thông tin quảng cáo phía nam của báo công thương, Bộ Công Thương Việt Nam.
spot_img

TIN LIÊN QUAN