Việc am hiểu những quy định của pháp luật giúp chúng ta sống và làm việc đúng hiến pháp và pháp luật hiện hành. Do đó, nếu bạn còn chưa hiểu rõ khái niệm vùng đất là gì, vùng lòng đất là gì và những quy định mới nhất liên quan đến việc thăm dò và khai thác khoáng sản thì đừng bỏ qua những chia sẻ của Mogi trong bài viết này nhé.
Vùng đất là gì?
Khái niệm vùng đất của một quốc gia là thuật ngữ dùng để chỉ phần lãnh thổ thuộc chủ quyền của quốc gia đó. Vùng đất của quốc gia bao gồm toàn bộ phần lục địa và các đảo.
Cụ thể, để trả lời rõ ràng cho câu hỏi vùng đất là gì? Thì vùng đất quốc gia bao gồm:
- Địa phận vùng đất (là phần lãnh thổ chủ yếu, chiếm diện tích lớn nhất)
- Vùng lòng đất
- Vùng nước
- Vùng trời
Vùng đất thuộc lãnh thổ quốc gia sẽ bao gồm toàn bộ:
- Phần đất lục địa
- Đất tại các khu vực đảo
- Các quần đảo thuộc chủ quyền quốc gia đó (đảo ở đây bao gồm cả đảo gần bờ và xa bờ).
Sau khi đã hiểu rõ vùng đất quốc gia là gì, bạn sẽ thấy vùng đất quốc gia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia nên luôn được kiểm soát chặt chẽ. Mỗi quốc gia sẽ có những văn bản pháp luật giúp kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động sử dụng cũng như hoạt động khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên trên/trong đất, hoạt động cư trú, đi lại của người hoặc là phương tiện,… trên vùng đất.
Theo đó là những biện pháp xử lý vi phạm tùy theo mức độ nặng nhẹ, tùy vào từng pháp luật của từng quốc gia.
>>> Xem thêm ngay: Mẫu Biên Bản Bàn Giao Nhà Chuẩn Cập Nhật Mới Nhất 2023
Vùng lòng đất quốc gia là gì?
Bạn đã hiểu được vùng đất là gì rồi đúng không nào? Vậy vùng lòng đất của quốc gia là gì? Khái niệm Vùng lòng đất quốc gia chỉ toàn bộ phần nằm dưới vùng đất bao gồm cả vùng nước nằm bên trong của đường biên giới quốc gia.
Vùng lòng đất của mỗi quốc gia sẽ được mặc nhiên thừa nhận từ trên mặt đất kéo xuống tận tâm trái đất.
Biên giới quốc gia trong vùng lòng đất
Vậy biên giới quốc gia trong lòng vùng đất là gì? Biên giới quốc gia trong vùng lòng đất chính là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền hoặc là biên giới quốc gia trên khu vực biển đảo xuống lòng đất.
Những quy định liên quan đến vùng đất và vùng lòng đất
Nguyên tắc, chiến lược hoạt động
Như đã chia sẻ ở mục vùng đất là gì và vùng lòng đất là gì ở phía trên. Theo nguyên tắc chung, vùng lòng đất được kéo xuống tận tâm trái đất nên mọi quốc gia đều sẽ có quyền định đoạt với vùng lãnh thổ của mình.
Do đó, những hoạt động như thăm dò, nghiên cứu khoa học hoặc khai thác khoáng sản, tài nguyên thiên nhiên ở vùng lòng đất đều phải dưới sự hướng dẫn và kiểm soát của các cơ quan chức năng có thẩm quyền của quốc gia. Những quy định về vùng đất và vùng lòng đất luôn được nêu rất rõ tại hệ thống văn bản pháp luật của mỗi quốc gia.
Khai thác
Tại Việt Nam, Luật Khoáng sản ban hành năm 2010 đã có những quy định rất rõ về việc quản lý các hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản quốc gia. Cụ thể như sau:
- Hoạt động khai thác các loại khoáng sản trong vùng đất quốc gia phải phù hợp với những chiến lược, dự án quy hoạch khoáng sản đồng thời phải có những phương án bảo vệ, thăm dò, khai thác kèm với hoạt động sử dụng khoáng sản hợp pháp, gắn với hoạt động bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử – văn hóa hoặc các danh thắng quốc gia và các tài nguyên thiên nhiên khác.
Đặc biệt là phải đảm bảo được công tác quốc phòng, an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự và an toàn xã hội.
- Chỉ khi các cơ quan chức năng quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép, thì các cá nhân/ tập thể mới được phép khai thác khoáng sản trong vùng đất lãnh thổ quốc gia.
- Hoạt động thăm dò khoáng sản cần được đánh giá và báo cáo đầy đủ, chính xác về trữ lượng cùng như chất lượng các loại khoáng sản hiện có trong vùng thăm dò.
- Khai thác khoáng sản cần phải đạt hiệu quả kinh tế – xã hội song song với công tác bảo vệ môi trường. Áp dụng công nghệ khoa học kỹ thuật tiên tiến và phù hợp với quy mô, đặc điểm từng mỏ cũng như phù hợp với từng loại khoáng sản để thu hồi tối đa và không làm lãng phí khoáng sản.
>>>Tham khảo thêm: Đất lên thổ cư bao nhiêu tiền 1m2 – điều kiện chuyển lên thổ cư
Bảo vệ
Hoạt động thăm dò, khai thác phải song song với bảo vệ khoáng sản, tài nguyên quốc gia trong vùng đất lãnh thổ quốc gia. Cụ thể là:
- Khai thác khoáng sản phải phù hợp với chiến lược, đồng bộ với các dự án, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, an ninh và quốc phòng, các dự án quy hoạch tổng thể của quốc gia;
- Khai thác và sử dụng khoáng sản tiết kiệm, tránh lãng phí. Bảo đảm có thể phục vụ tốt nhất trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội;
- Đảm bảo đúng nhu cầu sử dụng, đáp ứng nhu cầu về khoáng sản trong nước và cân nhắc về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoáng sản;
- Đảm bảo chính xác các kết quả điều tra cơ bản địa chất nói chung, khoáng sản và khoáng sản đã thực hiện nói riêng nhằm tạo tiền đề và dấu hiệu địa chất liên quan đến khoáng sản quốc gia.
>>> Xem thêm ngay: LUK Là Đất Gì? Hướng Dẫn Chuẩn Bị Thủ Tục Chuyển Đổi Đất LUK Lên Đất Thổ Cư
Các hoạt động bị cấm trong hoạt động khai thác khoáng sản
Trong quá trình khai thác và bảo vệ khoáng sản, để tránh bị các cá nhân và tổ chức trục lợi pháp luật Việt Nam hiện hành đã có những quy định cấm, cụ thể như sau:
- Cấm xâm phạm lợi ích của Nhà nước nói chung; xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức/cá nhân nói riêng bằng các hoạt động khoáng sản
- Cấm lợi dụng hoạt động thăm dò để tự ý khai thác khoáng sản.
- Tiến hành điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và các hoạt động khoáng sản khi chưa sự cho phép, phê duyệt và kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
- Gây cản trở các hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản hoặc các hoạt động khai thác khoáng sản của các cơ quan, tổ chức nhà nước.
- Cung cấp thông tin về khoáng sản trái pháp luật.
- Hành vi cố ý hủy hoại những mẫu vật địa chất, khoáng sản quý hiếm, có giá trị cao.
Tất cả những hành vi nêu trên nếu vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định. Hiện nay, pháp luật Việt Nam đã ban bố đầy đủ Luật và Nghị định xử phạt vi phạm hành chính nếu các cá nhân hoặc tổ chức cố ý vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên như đã nêu trên.
Tùy vào mức độ vi phạm mà hình thức xử phạt sẽ khác nhau.
- Với cá nhân vi phạm: Có thể phạt tiền từ 300.000.000đ – 5.000.000.000đ hoặc phạt tù từ 06 tháng – 07 năm.
- Với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp vi phạm các quy định về khai thác và thăm dò khoáng sản có thể bị phạt lên đến 7.000.000.000đ hoặc đình chỉ hoạt động từ 06 tháng – 03 năm.
Vùng đất quốc gia Việt Nam bao gồm
Sau khi đã hiểu rõ khái niệm vùng đất là gì, vậy vùng đất quốc gia Việt Nam bao gồm những gì? Theo số liệu ban hành tại Niên giám thống kê 2006 thì vùng đất quốc gia Việt Nam sẽ toàn bộ phần đất liền và các hải đảo với tổng diện tích là 331.212 km2. Trong đó:
- Hơn 4600km đường biên giới trên đất liền
- Riêng đường biên giới Việt Nam và Trung Quốc dài hơn 1400km.
Tóm lại: Vùng đất là gì? Biết rằng, vùng đất và vùng lòng đất đều thuộc chủ quyền quốc gia nên chúng ta cần nắm rõ những khái niệm này để sống và làm việc đúng hiến pháp và pháp luật, bảo vệ tài nguyên nói chung, khoáng sản nói riêng. Đặc biệt, luôn tuân thủ những quy định về việc triển khai các hoạt động nghiên cứu, thăm dò, khai thác khoáng sản để không vi phạm pháp luật.
Hy vọng những chia sẻ về vùng đất là gì, vùng lòng đất là gì và những quy định mới nhất mà Mogi cung cấp sẽ hữu ích với độc giả. Đừng quên truy cập Mogi.vn để tìm hiểu thêm những thông tin hữu ích về luật nhà đất, giá nhà đất mới nhất khắp 63 tỉnh thành toàn quốc quý khách nhé.
>>>Xem thêm ngay: Ký Hiệu NHK Là Đất Gì? Quy Định Liên Quan Đất NHK Mới Nhất Hiện Nay?