spot_img
Trang chủChia Sẻ Kinh NghiệmMục đích của biện pháp làm ruộng bậc thang hiện nay

Mục đích của biện pháp làm ruộng bậc thang hiện nay

Ruộng bậc thang là một hình thức canh tác nông nghiệp đặc biệt phổ biến tại khu vực đồi núi có địa hình dốc. Giải pháp này không chỉ giúp người dân tận dụng hiệu quả diện tích đất có được mà còn góp phần gia tăng năng suất cây trồng. Vậy mục đích của biện pháp làm ruộng bậc thang là gì? Mogi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này ngay trong bài viết sau.

Ruộng bậc thang là gì?

Ruộng bậc thang là một hình thức canh tác nông nghiệp tại những nơi có địa hình dốc như sườn núi. Mỗi thửa ruộng sẽ được chia thành các bậc tam cấp và xếp chồng lên nhau như các bậc thang. Phương pháp trồng trọt này giúp hạn chế được tình trạng xói mòn đất, ruộng có thể giữ nước tốt hơn và diện tích đất cũng được tận dụng tối đa.

Ruộng bậc thang là gì?
Ruộng bậc thang là hình thức trồng trọt phổ biến tại miền núi

Ruộng bậc thang phổ biến nhất ở các khu vực Tây Bắc như Lào Cai, Sapa, Hà Giang,… Hình thức canh tác này cũng xuất hiện ở các tỉnh Vân Nam Trung Quốc và đảo Bali ở Indonesia. Tại Philippines cũng có một số địa phương như Luzon, Pan Na Wan áp dụng loại hình trồng trọt này.

Đặc điểm của ruộng bậc thang

Ruộng bậc thang là điểm nhấn vô cùng độc đáo của những nước thuộc khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam. Ruộng được tạo thành từ nhiều bậc nối tiếp nhau dọc theo độ dốc của sườn núi để tối ưu diện tích trồng cây. Mỗi bậc cần có khả năng giữ nước tốt giúp người dân thuận lợi hơn trong việc trồng lúa nước và các loại cây công nghiệp khác. Việc canh tác ruộng bậc thang thường tốn khá nhiều công sức và cần nhiều kinh nghiệm do địa hình phức tạp.

Đặc điểm của hình thức ruộng bậc thang
Đặc điểm của ruộng bậc thang

Hiện tại, khi đất đai ngày càng khan hiếm, những yêu cầu về đất trồng gần như đã được giảm thiểu, phần lớn người dân chỉ tập trung vào việc tăng độ phì nhiêu, màu mỡ cho đất. Ruộng bậc thang cho đến nay không chỉ mang lại giá trị kinh tế nông nghiệp cao mà còn thể hiện bản sắc văn hóa riêng của những dân tộc thiểu số như Dao, Thái, H’mông. Nhiều khu vực có ruộng bậc thang cũng dần trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng, nhất là vào những mùa lúa chín tại Việt Nam.

Xem thêm: Giải đáp những biện pháp sử dụng đất hợp lý

Mục đích của biện pháp làm ruộng bậc thang

Ruộng bậc thang không chỉ góp phần làm đẹp hơn cảnh quan vùng đồi núi mà còn mang đến những lợi ích vô cùng to lớn đối với ngành nông nghiệp. Cũng vì vậy mà biện pháp này đã trở thành một trong những hình thức trồng trọt mang lại năng suất cao nhất.

Cải tạo, bảo vệ đất

Ngoài trừ đất phù sa tại hệ thống sông Hồng và sông Cửu Long, những loại đất khác như đất phèn, đất mặn, đất chua,… trên vùng núi đều có hàm lượng chất hóa học khá cao gây khó khăn trong việc trồng trọt. Vậy nên, chúng thường được cải tạo thành ruộng bậc thang để nâng cao năng suất cũng như bảo quản tốt hơn chất dinh dưỡng có trong đất.

Cải tạo, bảo vệ đất
Ruộng bậc thang giúp cải tạo, bảo vệ đất

Chống xói mòn

Ở những vùng đồi núi hiểm trở, ruộng bậc thang cũng hạn chế tình trạng xói mòn và giúp đất giữ lại chất dinh dưỡng cần thiết. Khi mưa và nước lũ chảy xuống từ trên cao, lớp đất và dưỡng chất được bón vào sẽ nhanh chóng bị nước cuốn trôi. Trong khi đó, nếu có ruộng bậc thang, lượng nước mưa này sẽ ma sát với cây cối và thảm mục giúp giảm đáng kể tốc độ dòng nước, từ đó hạn chế được nguy cơ xói mòn.

Chống xói mòn
Ruộng bậc thang giúp chống xói mòn

Ngoài ra, thiết kế bậc thang của ruộng cũng giúp giữ lại một phần nước vừa đủ, cung cấp độ ẩm cho đất và cây trồng. Điều quan trọng nhất vẫn là khi nước được giữ lại ở ruộng có thể giảm thiểu được nguy cơ gây ngập lụt nhà cửa và vườn tược bên dưới.

Xem thêm: Có nên mua đất trồng cây hàng năm không? Những lưu ý khi mua đất

Ruộng bậc thang áp dụng cho loại đất nào?

Ruộng bậc thang thường được áp dụng cho những loại đất dốc ở địa hình sườn núi, nơi không có nhiều đồng bằng lớn để canh tác. Ngoài yêu cầu chính là đất đồi núi thì những loại đất tơi xốp, nhiều chất dinh dưỡng và màu mỡ cũng có thể cho ra nhiều loại nông sản chất lượng cao nếu được trồng theo hình thức ruộng bậc thang.

Ruộng bậc thang áp dụng cho loại đất nào?
Ruộng bậc thang áp dụng cho đất dốc tại khu vực sườn núi

Lời kết

Ruộng bậc thang là phương pháp trồng trọt giúp người nông dân tận dụng được diện tích một cách hiệu quả và mang đến những mùa vụ bội thu. Mong rằng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về đặc điểm và mục đích của biện pháp làm ruộng bậc thang trong nông nghiệp. Truy cập Mogi.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác về đời sống.

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm:

 

Phạm Thị Thu Nhung
Phạm Thị Thu Nhung
Xin chào, mình là Thu Nhung, hiện đang đảm nhận vai trò Content Writer với hơn 2 năm kinh nghiệm tại Mogi.vn trong lĩnh vực bất động sản, phong thủy,... Hy vọng những bài viết của mình có thể chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích nhất.
spot_img

TIN LIÊN QUAN