spot_img
Trang chủTin bất động sảnThị trườngTOP 4 loại móng nhà dân dụng cơ bản bạn cần biết...

TOP 4 loại móng nhà dân dụng cơ bản bạn cần biết khi xây nhà

Móng nhà là phần quan trọng nhất tạo nên sự chắc chắn, vững bền của ngôi nhà. Khi xây dựng bất kỳ công trình nào, bạn cũng cần lưu ý phần móng để đảm bảo an toàn về sau. Chính vì thế, những kiến thức dưới đây sẽ cần thiết cho bạn, giúp bạn kiểm soát được quá trình làm móng nhà có đạt chất lượng hay không.

Móng nhà là gì?

Móng nhà hay còn gọi là phần nền của công trình xây dựng. Bộ phận này chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc chống đỡ tải trọng của công trình vào nền đất. Phần móng nhà phải chắc chắn và ổn định thì ngôi nhà mới vững chắc trong thời gian dài được.

móng nhà là gì
Móng nhà là gì

Các loại móng nhà dân dụng cơ bản nhất

Hiện nay có 4 loại móng nhà cơ bản nhất, thường được ứng dụng nhiều trong xây dựng nhà cửa. Cùng tìm hiểu qua cấu tạo, ưu nhược điểm riêng biệt của từng loại móng nhà dưới đây:

1. Móng đơn

Móng đơn là loại móng có khả năng chịu lực một cột lớn hoặc một chùm cột đứng sát nhau. Loại móng này được dùng để chống đỡ các công trình có tải trọng tương đối nhẹ như nhà 1 tầng, nhà trệt, nhà dân sinh, nhà kho,….Đặc biệt, nền đất xây dựng móng đơn phải ổn định và có độ cứng nhất định.

Bản vẽ phần mặt cắt của móng đơn
Bản vẽ phần mặt cắt của móng đơn

Móng đơn có cấu tạo như thế nào?

Nói về cấu tạo thì móng đơn đơn giản nhất. Nếu được xây dựng bằng gạch thì chúng sẽ được xếp chồng lên nhau. Riêng đối với móng đơn được làm từ bê tông cốt thép sẽ được cấu thành từ 4 bộ phận cơ bản sau:

  • Lớp bê tông lót móng: Có chức năng chống mất nước xi măng, làm ván khuôn cho bước đổ bê tông móng, làm sạch và phẳng hố móng. Lớp bê tông lót móng này có độ dày từ 100mm trở lên và được xây dựng từ bê tông đá 4×6 hoặc bê tông gạch vữa và xi măng mác 50÷10.
  • Phần móng (bản móng): Có hình dạng chữ nhật, bị vát, có độ dốc vừa phải. Về kích thước sẽ được các kỹ sư xây dựng tính toán phù hợp với từng loại hình công trình.
  • Cổ móng: Phần này sẽ có kích thước lớn hơn phần cột trên đầu khoảng 2,5cm ở cả hai phía. Thiết kế này nhằm giúp tăng lớp bê tông bảo vệ cốt thép trong cổ móng. Công dụng chính của phần cổ móng là truyền lực, tải trọng từ cột xuống đáy móng.
  • Giằng móng (đà kiềng): Chính là các đoạn giằng cột chính có tác dụng kết nối các cột trong một công trình lại với nhau. Nhiệm vụ chính của nó là đỡ tường ngăn bên trên và làm giảm độ nhún lệch giữa các móng trong công trình.
  • Độ cao mặt trên của đà kiềng đối với móng đơn đa phần thấp hơn nền hoàn thiện từ 7 – 10cm. Việc này giúp cho nước không thấm vào lớp bê tông nền, khiến cho tường trên bị ẩm và ảnh hưởng đến chất lượng ngôi nhà.
Cấu tạo của móng đơn
Cấu tạo của móng đơn

Móng đơn có ưu nhược điểm gì?

Ưu điểm:

  • Cấu tạo đơn giản nên thi công dễ dàng.
  • Thời gian thi công nhanh chóng và tiết kiệm chi phí nhất.
  • Thích hợp với các công trình nhỏ, không quá cao tầng.

Nhược điểm

  • Do chịu lực yếu nên là không thích hợp đối với các công trình có tải trọng lớn.
  • Không thể xây dựng trên các nền đất yếu.
  • Nếu xây dựng trên nền đất không phù hợp, thời gian dài sẽ gây lún, nứt tường và phá vỡ công trình.

>>>Xem thêm: Móng đơn là gì? Những lưu ý trong thi công công trình xây dựng

2. Móng băng

Móng băng đa phần đều có kết cấu bởi một dải dài. Chúng có thể độc lập hoặc giao nhau theo dạng hình chữ thập. Nhiệm vụ của móng băng là chống đỡ toàn bộ kết cấu của tòa nhà. Móng băng có rất nhiều loại như 1 phương, 2 phương hoặc kết hợp.

Tùy vào địa chất đất cứng hay mềm, độ lún bao nhiêu mà gia chủ áp dụng loại móng phù hợp nhất. Móng băng khá là thịnh hành khi xây dựng nhà vì biện pháp thi công khá đơn giản. Chi phí làm móng cũng không cao và độ lún đều hơn.

Móng băng được cấu thành như thế nào?

Nếu bạn đã biết thế nào là móng băng và công dụng của nó. Sau đây, chúng tôi tiếp tục giới thiệu sơ bộ về cấu tạo của chúng. Móng băng được tạo bởi các bộ phận như: lớp bê tông lót móng, bản móng chạy liên tục liên kết móng thành một khối dầm móng.

  • Kích thước lớp bê tông lót dày 100mm.
  • Bản móng phổ thông có kích thước là (900 – 1200)x350 (mm).
  • Dầm móng phổ thông có kích thước là 300x(500 – 800) (mm).
  • Loại thép bản móng phổ thông được dùng là: Φ12a150.
  • Loại thép dầm móng phổ thông được dùng là thép dọc 6Φ(18 – 22), thép đai Φ8a150.
Bản vẽ mặt bằng móng băng
Bản vẽ mặt bằng móng băng

Trên đây, chỉ là thông số cơ bản và phổ biến nhất. Tùy vào công trình lớn nhỏ, đơn giản hay phức tạp mà thông số chi tiết có sự thay đổi nhằm đảm bảo kết cấu và độ ổn định lâu bền cho công trình.

Bản vẽ cấu tạo móng băng
Bản vẽ cấu tạo móng băng

Móng băng sở hữu ưu và nhược điểm gì?

Ưu điểm

Móng băng đóng vai trò liên kết giữa tường và cột một cách chắc chắn theo phương thẳng đứng. Ngoài ra, móng băng còn có tác dụng làm giảm áp lực cho phần đáy móng. Từ đó giúp phân tán trọng lực của công trình xuống phía dưới được đều hơn. Đa phần các công trình từ 3 tầng trở lên kỹ sư thường ứng dụng móng băng.

Nhược điểm

Móng băng có chiều sâu nhỏ nên kém ổn định, khả năng chống lật, chống trượt của nó không tốt lắm. Phần lớp đất bề mặt có khả năng chịu tải kém, gây ảnh hưởng chung đến sức chịu tải của nền móng. Chính vì thế, kỹ sư sẽ không dùng móng băng trên các nền đất có địa hình xấu, yếu, không ổn định và nhiều bùn.

>>>Xem thêm: Móng băng là gì? Kết cấu móng băng, Phân loại; Ưu nhược điểm

3. Móng bè

Trong các loại móng nhà thì móng bè được xem là toàn diện nhất. Móng này khá nông nên chủ yếu được xây dựng trên nền đất yếu. Đặc biệt, các công trình có hầm, kho, bể vệ sinh, bồn chứa, hồ bơi hoàn toàn thích hợp thi công móng nhà này.

Loại móng này mang lại an toàn cao cho công trình của bạn vì nó phân bổ trọng lượng đều. Việc này giúp làm giảm hiện tượng sụt lún.

Móng bè có cấu tạo như thế nào?

Móng bè có nhiều lớp gồm một lớp bê tông lót mỏng, phần bản móng được trải rộng dưới toàn bộ công trình, dầm móng. Sau đây là thông số đạt chuẩn kỹ thuật của móng bè.

Hình ảnh móng bè
Hình ảnh móng bè
  • Lớp bê tông lót sàn dày tối thiểu 10cm.
  • Bản móng có chiều cao tiêu chuẩn là 32cm.
  • Dầm móng có kích thước đạt chuẩn là 300×700(mm).
  • Thép thi công bản móng đạt chuẩn là 2 lớp thép Phi 12a200.
  • Thép làm dầm móng đạt chuẩn là thép dọc 6 phi (20-22) và thép đai là phi 8a150.

Ưu và nhược điểm của móng bè

Ưu điểm

Cung cấp giải pháp xây dựng móng nhà kiên cố cho các công trình có thiết kế hầm, bể vệ sinh, bồn chứa, kho hay hồ bơi.

Thích hợp hoàn toàn với các công trình quy mô nhỏ như nhà cấp 1, nhà có 1 đến 3 tầng. Vì thời gian thi công móng bè khá là nhanh và tiết kiệm chi phí tối đa.

Có thể xây dựng ở các khu vực có mật độ xây dựng thấp, ít chịu tác động 2 chiều khi gần các công trình lân cận.

Bản vẽ cấu tạo móng bè
Bản vẽ cấu tạo móng bè

Nhược điểm

  • Móng bé dễ bị lún, không được đều. Nguyên nhân là do lớp địa chất bên dưới tại vị trí các lỗ khoan bị thay đổi gây ra lún và lệch. Lúc này, các vết nứt bắt đầu xuất hiện và công trình bị suy giảm chất lượng.
  • Kén địa hình và địa chất.
  • Do móng bè nông nên có thể không được ổn định do mạch nước ngầm tác động hoặc động đất gây ra.

>>>Xem thêm: Móng bè là gì? Cấu tạo móng bè và 3 vấn đề khi thi công

4. Móng cọc

Móng cọc là một loại móng nhà được dùng cho các công trình lớn. Móng cọc được làm từ bê tông và cọc cừ tràm găm xuống đất nhằm nâng đỡ công trình bên trên ổn định, vững vàng. Móng cọc có hình trụ dài và gồm 2 phần chính. Đó là đài cọc và một hoặc một nhóm cọc.

Móng cọc là gì?
Móng cọc là gì?

Phần nền móng sẽ chịu lực và giúp cho công trình không sụt lún, dịch chuyển ngay cả khi xây dựng trên nền đất yếu, thường xuyên bị sạt lở.

Móng cọc có cấu tạo như thế nào?

Cấu tạo móng cọc

  • Cọc gỗ
  • Cọc bê tông cốt thép
  • Cọc thép
  • Cọc hỗn hợp
Cấu tạo của móng cọc
Cấu tạo của móng cọc

Cấu tạo đài cọc

  • Phần đài cọc có nhiệm vụ là liên kết giữa các cọc còn lại với nhau.
  • Khoảng cách e giữa 2 cọc là 3D, cọc xiên là 1.5D,…
  • Cọc được chôn sâu trong đài phải lớn hơn 2D và không vượt quá 120cm so với đầu cọc nguyên.

Ưu và nhược điểm của móng cọc

Ưu điểm

  • Móng cọc giúp kỹ sư giảm khối lượng đất đá đào lên đến khoang 85%, tiêu tốn bê tông giảm đến 30 – 40%. Do đó, giá thành xây dựng giảm xuống 35%.
  • Tuổi thọ công trình cao và công trình ổn định lâu dài.
  • Việc thi công đóng cọc hàng loạt được áp dụng thay cho phương pháp bê tông cốt thép truyền thống.
  • Chuyển vị khi uốn cọc nhỏ hơn rất nhiều so với cọc cổ điển vì được ứng lực trước. Mômen uốn nứt lớn nên có thể sản xuất cọc có tiết diện và chiều dài lớn.

Nhược điểm

  • Độ sâu thi công đạt trung bình từ 10 – 60cm.
  • Trung bình tiết diện từ 20×20 đến 45×45 đối với cọc vuông và cọc tròn là d25-d70.
  • Áp dụng cho công trình có tải trọng trung bình trong thời gian dài. Thường từ 40T-400T/cọc.

>>>Xem thêm: Móng cọc là gì? Cấu tạo, phân loại và ưu nhược điểm của móng cọc

Bài viết trên vừa mô tả cấu tạo, ưu nhược điểm của 4 loại móng nhà dân dụng thịnh hành nhất hiện nay. Để tham khảo thêm các kiến thức xây dựng hữu ích bạn đừng quên truy cập Mogi.vn thường xuyên nhé!

Lê Minh Huy
Lê Minh Huy
Minh Huy Kun - Hiện là Content Marketer của báo Mua&Bán - ấn phẩm thông tin quảng cáo phía nam của báo công thương, Bộ Công Thương Việt Nam.
spot_img

TIN LIÊN QUAN