spot_img
Trang chủKiến thức bất động sảnXây dựngMóng cọc là gì? Cấu tạo, phân loại và ưu nhược điểm...

Móng cọc là gì? Cấu tạo, phân loại và ưu nhược điểm của móng cọc

Xây dựng nền móng là công đoạn đầu tiên và cũng vô cùng quan trọng của một công trình. Vậy móng cọc là loại móng gì? Khi nào thì chúng ta nên sử dụng loại móng này? Tất cả những thông tin về móng cọc sẽ được Mogi chia sẻ với bạn ngay trong bài viết dưới đây.

Móng cọc là gì?

móng cọc là gì
Cùng Mogi tìm hiểu về móng cọc

Hiểu đơn giản, móng cọc là những khối bê tông cốt thép hình trụ dài. Các cột trụ này sẽ được cắm sâu xuống đất, xuyên qua lớp đất mềm, nước để cắm cọc vào lớp đất đá cứng hơn, ít chịu nén hơn ở phía dưới.

Với những người thợ xây dựng lành nghề thì chắc hẳn đã không còn xa lạ với móng cọc. Nhưng nếu bạn đang chuẩn bị xây dựng nhà ở hay nghiên cứu về lĩnh vực xây dựng thì chắc chắn không nên bỏ qua những nội dung chi tiết hơn về loại móng này.

Cấu tạo của móng cọc

Để đảm bảo hoàn toàn tốt nhiệm vụ trụ cột, nâng đỡ toàn bộ công trình kiến trúc. Móng cọc chắc chắn phải có cấu tạo vô cùng chắc chắn.

Cấu tạo của móng cọc
Cấu tạo của công trình được thể hiện rõ nhất qua bản vẽ

Thật vậy, cấu tạo móng cọc bao gồm 2 phần chính là: đài và cọc. Đài cọc có công dụng là liên kết các cọc lại với nhau. Đồng thời, đài cọc cũng sẽ phân bổ lực cho toàn bộ diện tích nền móng. Nhờ đó mà nền móng có thể cân bằng lực cho các phần kiến trúc phía trên. Nếu đang có dự định xây dựng nhà ở, đặc biệt là nhà cao tầng thì bạn nên sử dụng loại móng này.

  • Như đã nói, đài cọc có vai trò liên kết các cọc lại với nhau. Cấu tạo của một đài cọc sẽ gồm các cọc cách đều. Khoảng cách giữa 2 cọc là 3D, với cọc xiên là 1,5D. Độ sâu khi chôn cọc trong đài phải trong khoảng từ 2D đến 120cm so với đầu cọc nguyên
  • Về cấu tạo của cọc, thực chất đây là phần phân loại vật liệu của nó. Có thể kể đến như cọc gỗ, bê tông cốt thép, thép, … Trong phần sau của bài, Mogi sẽ phân tích rõ hơn về từng loại vật liệu này.

Phân loại móng cọc

Có một chi tiết vô cùng quan trọng khi tìm hiểu về móng cọc là nó có 2 loại:

  • Loại móng đài thấp là móng có khả năng chịu nén nhưng không thể chịu được tải trọng uốn. Khi sử dụng loại móng cọc đài thấp, phía thi công phải chú ý đặt móng sao lực ngang cân bằng với áp lực bị động của đất
  • Còn với móng đài cao thì lại có độ sâu của móng nhỏ hơn chiều cao của cọc. Loại móng này có thể chịu được cả tải trọng nén và tải trọng uốn.
Các loại móng cọc phổ biến
Các loại nền móng khác nhau sẽ phục vụ cho từng công trình khác nhau 

Các vật liệu tạo móng cọc

Như đã nói, cọc để làm móng có thể được tạo nên từ nhiều loại vật liệu khác nhau. Và bạn có thể tìm hiểu lần lượt về từng loại vật liệu đã được Mogi tổng hợp và phân tích ngay bây giờ.

Vật liệu để làm móng cọc
Vật liệu xây dựng phụ thuộc vào chi phí và yêu cầu về độ bền, thời gian sử dụng công trình

Cọc gỗ

Một trong những loại vật liệu đầu tiên được sử dụng để làm móng cọc chính là gỗ. Một số loại gỗ phổ biến phải kể đến như cừ tràm, bạch đàn, … 

Cọc gỗ có đặc điểm là chi phí thấp, phù hợp với nền đất yếu, nhiều bùn hoặc hay bị sạt lở. Nhưng nếu cần xây dựng các công trình có diện tích lớn hay nhà cao tầng thì cọc gỗ không quá phù hợp.

Cọc ma sát

Chúng ta đang nhắc đến cách chôn móng cọc sử dụng việc ma sát để truyền tải lực từ bề mặt móng đến các loại đất xung quanh. Trong quá trình này, điều cần chú ý nhất là độ sâu của cọc. Ta phải đảm bảo độ sâu này có sức chứa phát triển ở phía trên cọc bằng tải trọng truyền đến cọc.

Cọc thép

Nhắc đến loại vật liệu bền bỉ, phù hợp với những công trình lâu dài thì chắc chắn phải kể đến cọc thép. Đặc điểm của cọc thép là diện tích cắt ngang nhỏ nhưng có khả năng chịu được cường độ cao, dễ dàng để cắm sâu xuống nền đất. Nhờ đó mà tạo được một nền móng có độ chắc chắn nhất định.

Cọc bê tông

Móng cọc bê tông đã khá phổ biến ở các công trình xây dựng tại thành thị. Cọc bê tông có hình trụ dài từ 4 – 6m bao gồm: 1 khung thép và khối bê tông bao xung quanh. Vì vậy chúng ta còn biết đến loại cọc này với tên gọi là cọc bê tông cốt thép.

Đổ móng bằng bê tông
Bê tông là vật liệu được sử dụng khá phổ biến

Cọc composite

Cọc composite hay còn gọi là cọc đồng composite. Loại cọc này được tạo nên từ nhiều loại vật liệu khác nhau.

Ví dụ: Để đảm bảo nền móng chắc chắn, người ta sẽ kết hợp cọc cừ tràm cùng với bê tông cốt thép. Trong đó phần cọc gỗ sẽ ở dưới mực nước ngầm. Còn cọc bê tông cốt thép sẽ ở trên mực nước ngầm. Như vậy có thể tránh được việc vật liệu bị hư hỏng, xuống cấp bởi các tác nhân xung quanh.

Cọc điều khiển

Cọc điều khiển hay còn gọi là cọc di chuyển. Lý do có loại cọc này là vì người xây dựng sẽ thấy sự chuyển động của đất theo phương thẳng đứng trong lúc cắm cọc xuống.

Cọc khoan

Để nói về loại cọc cố định bền chắc nhất thì đó chính là cọc khoan. Để tạo ra loại cọc này, bên thi công sẽ sử dụng máy móc để khoan trực tiếp vào nền đất. Sau đó sẽ tiến hành đúc cọc bê tông trực tiếp vào lỗ khoan.

Cọc khoan
Ứng dụng cọc khoan giúp tiến trình xây dựng nhanh chóng, an toàn hơn

Có thể thấy vật liệu để tạo nên các loại nền móng khá đa dạng. Điều này vừa giúp bên thi công có nhiều sự lựa chọn nhưng cũng đòi hỏi bạn phải tìm hiểu thật kỹ về từng loại vật liệu. Mục đích cuối cùng vẫn là đảm bảo công trình xây dựng an toàn và phù hợp với ngân sách đang có.

Móng cọc thường được dùng trong công trình nào?

Trong quá trình tìm hiểu về móng cọc chúng ta đã phần nào hiểu được loại móng này thích hợp với công trình gì. Vậy để tóm gọn lại, Mogi đã liệt kê một số công trình cụ thể được xây dựng trên nền móng này. Đó là:

  • Các công trình xây dựng nhà dân, nhà phố, … 
  • Công trình công cộng như trường học, bệnh viện, trạm y tế, … 
  • Công trình xây dựng nhà hàng, khách sạn ở ven sông, ven hồ, … 

Nói tóm lại, đây là loại móng được sử dụng khá nhiều trong các công trình ở Việt Nam. Đặc biệt là với các công trình có tải từ 40 – 400T/cọc.

Tuy vậy, trước khi tiến hành thi công, xây dựng. Bạn cần khảo sát địa hình thật kỹ để đưa ra lựa chọn nền móng phù hợp nhất.

Tham khảo thêm: Gạch Tuynel là gì? Kinh nghiệm ứng dụng gạch Tuynel trong xây nhà

Khi nào nên sử dụng móng cọc?

Khi khảo sát địa chất đất trước lúc tiến hành thi công công trình, chúng ta sẽ xác định được loại đất, cấu tạo địa hình, … Dựa vào những yếu tố này, ta sẽ tìm ra được loại móng phù hợp cho công trình xây dựng.

Xác định loại móng phù hợp
Xác định công trình phù hợp với loại móng nào

Riêng đối với móng cọc, những yếu tố cho thấy đây là loại móng thích hợp với công trình bao gồm:

  • Mực nước ngầm trong đất cao, khu vực được đánh giá là nền đất yếu
  • Khu vực có nền đất không cố định, ví dụ như vị trí gần biển, sông, hồ, … 
  • Khu vực có nguy cơ sạt lở, nền đất kém nên không thể đào móng sâu như mong muốn
  • Khu vực gần hệ thống thoát nước, kênh, rạch, … 

Ưu & nhược điểm của móng cọc

Mỗi loại móng đều có ưu và nhược điểm riêng. Điều này đòi hỏi chúng ta phải tìm hiểu thật kỹ về từng loại móng nhà và lựa chọn loại móng phù hợp.

Ưu điểm của móng cọc

Về ưu điểm, móng cọc được đánh giá cao nhờ những yếu tố:

  • Chi phí thi công thấp. Nguyên nhân là do loại móng này giảm hẳn 85% khối lượng đất đào móng. Thêm vào đó khối lượng bê tông được sử dụng để đổ móng cũng giảm 30% – 40%
  • Loại móng này có độ bền cao, vì vậy rất thích hợp với các công trình sử dụng lâu dài
  • Tiết kiệm thời gian xây dựng vì có thể áp dụng phương pháp thi công đóng cọc hàng loạt
  • Chuyển vị khi uốn cọc nhỏ hơn nhờ được ứng lực trước
  • Có thể sản xuất cọc có tiết diện và chiều dài lớn vì mô-men uốn nứt lớn

Tham khảo thêm: Móng băng nhà 2 tầng: Tiêu chuẩn bản vẽ và quy trình làm móng

Nhược điểm của móng cọc

Bên cạnh các ưu điểm thì móng cọc vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như:

  • Chiều sâu của móng chỉ có thể đạt từ 10 – 60m
  • Không phù hợp với những công trình có tải trọng làm việc ngoài mức 40 – 400T/cọc
  • Tiết diện trung bình của móng cọc chỉ đạt từ 20×20 đến 45×45 (với cọc vuông) và từ d25 – d70 (với cọc tròn)
Công trình xây dựng
Công trình xây dựng

Quy trình thi công móng cọc tiêu chuẩn

Để đảm bảo độ an toàn, khi thi công đơn vị xây dựng phải thực hiện theo một quy trình đạt tiêu chuẩn. Quy trình đó là:

  • Chuẩn bị mặt bằng sắp thi công công trình (xin giấy phép, khảo sát địa hình, … )
  • Thực hiện ép cọc bê tông cốt thép
  • Gia công cốt thép cho móng
  • Lắp, dựng cốp pha
  • Đổ bê tông cho móng

Đây là những bước chính trong quy trình thi công móng cọc. Trong từng bước này sẽ có các giai đoạn nhỏ cũng có yêu cầu đạt chuẩn cụ thể. Điều này đòi hỏi bạn phải tìm được đội ngũ có kinh nghiệm, nắm chắc chuyên môn để thi công công trình.

Tham khảo thêm: Móng bè và 3 vấn đề quan trọng nhất bạn cần biết khi thi công!

Mẫu bản vẽ móng cọc tham khảo

Nhằm giúp bạn đọc có thể hình dung rõ ràng về việc thiết kế và thi công móng cọc. Mogi có một số bản vẽ móng cọc để bạn tham khảo. Đây đều là những bản thiết kế các công trình dân dụng quen thuộc. Vậy nên chắc chắn có thể mang đến giá trị hữu ích cho bạn.

Bản vẽ đài móng
Bản vẽ đài móng
Móng cọc ép nhà dân
Bản vẽ móng cọc ép nhà dân
Bản vẽ móng cọc cừ tràm
Bản vẽ móng cọc cừ tràm

Hy vọng những thông tin mà Mogi chia sẻ về móng cọc đã giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo thêm nhiều tin tức hữu ích về lĩnh vực xây dựng, nhà đất tại Mogi.vn. Chúc bạn hoàn thành công trình xây dựng của mình thành công tốt đẹp!

Tài liệu tham khảo
1. “Pile Foundations: Types & their Pros and Cons” – Speakarch
https://speakarch.com/pile-foundations/
2. “Pile Foundation” – Constructionor
https://constructionor.com/pile-foundation/
3. ADVANTAGES AND DISADVANTAGES OF PILE FOUNDATION [COMPLETE GUIDE] – Thearchitecturedesigns
https://thearchitecturedesigns.com/advantages-and-disadvantages-of-pile-foundation-complete-guide/

Xem thêm: Mác bê tông là gì? Định mức về những cấp phối bê tông M250, M300, M150 

Võ Hương
Võ Hương
Minh Hương Pynie - Hiện là Content Marketer Manager của báo Mua&Bán - ấn phẩm thông tin quảng cáo phía nam của báo công thương, Bộ Công Thương Việt Nam.
spot_img

TIN LIÊN QUAN