spot_img
Trang chủKiến thức bất động sảnXây dựngMóng băng là gì? Kết cấu móng băng, Phân loại; Ưu nhược...

Móng băng là gì? Kết cấu móng băng, Phân loại; Ưu nhược điểm

Móng băng là một trong những kết cấu kỹ thuật phổ biến trong xây dựng nhà ở hiện nay. Nó giúp cho các công trình xây dựng được đảm bảo, chịu được sức ép lớn và kiên cố hơn. Tuy nhiên móng băng là gì? Cấu tạo, phân loại và ưu nhược điểm như thế nào? Hãy cùng Mogi tìm hiểu ngay dưới đây.

Móng băng là gì?

móng băng là kiểu móng phổ biến
Móng băng là kiểu móng nhà thiết kế thi công phổ biến

Móng băng thường dùng là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp. Tùy vào địa hình, diện tích của đất mà các đơn vị thi công sẽ lựa chọn sử dụng loại phù hợp nhất để đảm bảo an toàn cho công trình. Tiêu chuẩn phù hợp với loại móng tày là chiều rộng lớn hơn 1.5m. Trong một số trường hợp, nếu thi công cấu tạo sai thì có thể bị lún nhiều hơn móng đơn.

Cấu tạo của móng băng

Đây là kết cấu kỹ thuật công trình phổ biến hiện nay, tùy vào vật liệu xây dựng mà cấu tạo cũng có thể thay đổi. Tuy nhiên, về cơ bản cấu tạo của loại móng này sẽ bao gồm: bê tông, bản móng và dầm móng.

Cấu tạo của móng băng
Cấu tạo của móng trong thiết kế công trình

Cụ thể:

  • Lớp bê tông lót
  • Bản móng phổ thông
  • Dầm móng phổ thông
  • Thép bản móng phổ thông
  • Thép dầm móng phổ thông

Tùy theo khu vực, diện tích tòa nhà mà các đơn vị thi công sẽ tính toán các số liệu cụ thể sao cho phù hợp. Giúp cho công trình đó có thể bền, đẹp và chịu được lực tốt hơn.

Phân loại móng băng

Đây là loại móng phổ biến trong các kiến trúc nhà cao tầng, nhà ở. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện đất mà sử dụng các loại móng khác nhau. Hiện nay, loại móng được chia thành nhiều loại, bao gồm:

Xét theo vật liệu

Xét theo vật liệu thì được chia thành hai loại: 

  • Móng băng gạch
  • Móng băng bê tông cốt thép

Xét theo tính chất

Xét theo tính chất, độ cứng thì được chia thành 3 loại:

Thiết kế công trình xây dựng
Thiết kế công trình xây dựng
  • Móng cứng
  • Móng mềm
  • Móng hỗn hợp (móng kết hợp)

Xét theo phương

Xét theo phương vị thì được chia thành 2 loại chính là móng 1 phương và móng hai phương.

Móng băng 1 phương

Móng 1 phương là loại móng được thiết kế theo 1 phương duy nhất theo chiều ngang hoặc chiều rộng. Các đường móng sẽ được nằm song song với nhau. Tùy vào diện tích, thiết kế thi công mà khoảng cách của các đường móng có thể thay đổi.

Móng băng 2 phương

Thiết kế móng 2 phương là kiểu móng có 2 phương vuông góc, giao nhau như hình ô bàn cờ hoặc chữ thập.

Công trình nào sử dụng móng băng?

Loại móng này có công dụng là giảm áp lực ở đáy móng công trình hoặc khả năng lún, vì thế thường được dùng trong công trình có quy mô nhỏ, thấp tầng. Thích hợp cho các kiểu nhà phố, biệt thự nhà vườn hoặc nhà cấp 4.

Tuy nhiên, không nên thi công móng băng trên nền đất lún, nhiều bùn và tính ổn định thấp. Vì sẽ làm cho thiết kế dễ bị hư hỏng.

Ưu & nhược điểm của móng băng

Đây là thiết kế thi công công trình nổi bật được ưa chuộng hiện nay. Sở hữu các ưu điểm như:

  • Tăng cường sự liên kết giữa các cột, tường theo phương thẳng đứng.
  • Đảm bảo truyền tải trọng công trình, giảm áp lực ở đáy móng công trình.
  • Có thể dễ dàng thi công ở một số nơi địa chất xấu, tính ổn định kém.
  • Giá thành thi công cũng khá rẻ và thời gian thi công nhanh chóng.
Móng băng sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội
Móng băng sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội

Bên cạnh những ưu điểm ở trên thì móng băng cũng có nhiều nhược điểm khác nhau, cụ thể:

  • Sức chịu tải kém, đặc biệt ở những nơi nhiều bùn, nền đất yếu, vì thế chỉ thường sử dụng cho các loại công trình có quy mô nhỏ.
  • Là loại hệ móng nông nên tính ổn định và chống trượt của móng kém
  • Do nền đất có mạch nước ngầm sâu nên đòi hỏi sự phức tạp cao khi thi công.

Quy trình xây dựng, bố trí móng băng tiêu chuẩn

Để thiết kế thi công xây dựng móng băng tiêu chuẩn thì cần thực hiện theo các bước dưới đây:

Giải phóng mặt bằng

Giải phóng mặt bằng là bước vô cùng quan trọng khi xây dựng thi công công trình. Giúp xác định vị trí cọc, hố móng. Một số vật dụng cần chuẩn bị như thiết bị máy móc, đá, cát, xi măng, thép,…

Giải phóng mặt bằng thi công
Giải phóng mặt bằng thi công

San lấp mặt bằng

Sau khi mặt bằng đã được giải phóng thì sẽ tiến hành san lấp. Tùy vào khu đất thi công là khu đất ở, khu tự nhiên mà sẽ có thời gian nhanh hay chậm. Bước này sẽ giúp tạo thành bề mặt thẳng, dễ dàng thực hiện thi công.

Công tác chuẩn bị cốt thép

Bước tiếp theo là chuẩn bị cốt thép. Lưu ý cần kiểm tra kỹ về chất lượng, độ dẻo của cốt thép, và lựa chọn các kích thước cốt thép khác nhau phù hợp cho từng công đoạn.

Ở bước này, các đơn vị thi công cũng sẽ uốn nắn cốt thép theo yêu cầu bản vẽ trước khi lắp ráp cốt pha.

Công tác lắp ráp cốp pha

Lắp ráp cốt pha là bước sử dụng các tấm gỗ cốt pha cố định chắc chắn phần cốt thép để tránh bị xê dịch trong quá trình đổ bê tông. Đây là một bước cực kỳ quan trọng để tránh bị ảnh hưởng hưởng đến tuổi thọ của như là thiết kế của công trình.

Đổ bê tông công trình
Đổ bê tông công trình

Công tác đổ bê tông

Sau khi hoàn tất công đoạn lắp đặt cốt thép và cốt pha thì sẽ tiến hành công đoạn đổ bê tông cho móng. Khi đổ cần đảm bảo phần cốt pha không bị xê dịch, đổ đầy và từ xa đến gần để đảm bảo độ bền của móng.

Mẫu bản vẽ móng băng tham khảo

Mặc dù là thiết kế đơn giản nhưng móng băng yêu cầu tính chính xác và tỉ mỉ cao. Dưới đây là các mẫu bản vẽ thiết kế để các bạn có thể tham khảo.

Bản vẽ kết cấu móng băng nhà 1 tầng

Dưới đây là bản vẽ kết cấu móng nhà 1 tầng để các bạn có thể tham khảo thực hiện thi công:

Bản vẽ  thi công công trình móng băng
Bản vẽ thi công công trình móng băng

Bản vẽ kết cấu móng băng nhà 2 tầng

Đây là loại móng thường chỉ thích hợp đối với nhà mặt phố, do khó thi công trên nền đất lún, tính ổn định thấp. Dưới đây là bản vẽ kết cấu móng băng nhà 2 tầng để bạn tham khảo:

>> Móng băng nhà 2 tầng: Tiêu chuẩn bản vẽ và quy trình làm móng

Bản vẽ thiết kế móng nhà trong thi công
Bản vẽ thiết kế móng nhà trong thi công

Bản vẽ kết cấu mẫu móng băng nhà 3 tầng

Nhà 3 tầng mặt phố thường thích hợp sử dụng loại móng này. Dưới đây là bản vẽ kết cấu mẫu móng nhà 3 tầng để bạn tham khảo.

Móng nhà 3 tầng
Thiết kế kiểu móng nhà 3 tầng

Móng băng nhà cấp 4

Nếu bạn đang muốn thiết kế, thi công móng băng nhà cấp 4 nhưng lại không biết thi công như thế nào? Hãy tham khảo ngay dưới đây.

Thiết kế móng nhà cấp 4
Bản vẽ nhà cấp 4

Phía trên là toàn bộ thông tin về móng băng để các bạn có thể tham khảo. Ngoài ra, đừng quên truy cập Mogi.vn để cập nhật thêm các tin tức về xây dựng, kiến trúc, bất động sản nhé.

Tài liệu kham khảo
1. “Strap footing wikipedia”
https://en.wikipedia.org/wiki/Strap_footing
2. “Strap Footing – Its Types, Advantages & Disadvantages” – Editorial Staff
https://expertcivil.com/strap-footing-its-types-advantages-disadvantages/

Xem thêm:

  • Móng đơn và những lưu ý trong thi công công trình xây dựng
  • Móng bè và 3 vấn đề quan trọng nhất bạn cần biết khi thi công!
  • Những mẫu thiết kế nhà với chi phí 400 triệu không thể bỏ qua!
Võ Hương
Võ Hương
Minh Hương Pynie - Hiện là Content Marketer Manager của báo Mua&Bán - ấn phẩm thông tin quảng cáo phía nam của báo công thương, Bộ Công Thương Việt Nam.
spot_img

TIN LIÊN QUAN