Long mạch là gì? Long mạch có thể hiểu là một vị trí tốt trên mảnh đất để xây nhà. Theo phong thủy, long mạch được nhắc đến với rất nhiều ý nghĩa tốt lành. Cùng Mogi tìm hiểu cách tìm đất phù hợp long mạch đến gia chủ. Từ đó bạn có thể biết cách xem long mạch và lựa chọn được mảnh đất phù hợp long mạch.
Long mạch là gì?
Long mạch là vị trí tốt nhất trên một mảnh đất để xây dựng nhà cửa hay xây mộ. Đây chính là điểm giao thoa giữa thế đất Thanh long ở phía Đông, Bạch hổ ở phía Tây. Và cùng thế đất Chu tước ở phía Nam và Huyền vũ ở phía Bắc. Vị trí đắc địa này sẽ mang đến phúc khí, tài lộc cho gia chủ sau này.
Long mạch là niềm tốt hay xấu? Những ảnh hưởng của long mạch
Long mạch được phân thành hai loại chính là “sinh long” và “tử long”. Do vậy không phải lúc nào long mạch cũng tốt. Theo phong thủy, nơi có long mạch tốt là nơi hội tụ nhiều phúc khí với nguồn năng lượng dồi dào. Các long mạch tốt được gọi là “sinh long”, thường có hình thế uyển chuyển, uốn lượn, mềm mại. Hình dáng lên xuống trập trùng như chim sa cá lặn là địa huyệt cát. Ngược lại, “tử long” là những long mạch cồng kềnh, ngang, ngược, thô thiển được coi là địa huyệt hung.
Tìm hiểu các thế đất của long mạch
Các hình thế long mạch tốt
Muốn tìm mảnh đất phù hợp long mạch cần biết các hình thế long mạch tốt. Long mạch thường được chia làm hai loại chính dựa trên hình thái của các dãy núi. Trong đó bao gồm 9 loại long mạch chính:
- Hồi long: là long mạch có hình thế uốn lượn, hướng về sơn tổ giống như rồng khoanh hổ ngồi.
- Xuất dương long: là long mạch có hình thế ngoằn ngoèo giống như con thú ra khỏi rừng.
- Giáng long: là long mạch có hình thế uy nghi sừng sững như con rồng từ trên cao giáng xuống.
- Sinh long: là long mạch có hình thế vòng cung tầng tầng lớp lớp, như con rết với những mạch nhánh xung quanh.
- Phi long: là long mạch có hình thế bay lượn như phượng hoàng sải cánh bay.
- Ngọa long: là long mạch có hình thế vững chắc như voi đứng.
- Ẩn long: là long mạch có hình thế không rõ ràng, tiềm ẩn.
- Đằng long: là long mạch có hình thế to lớn, cao rộng như con rồng vút lên trời cao.
- Lãnh quần long: là long mạch có hình thế dựa theo bầy chim đang bay với long mạch hội tụ.
Các hình thế long mạch xấu
Theo phong thủy, một số thế đất có long mạch xấu có thể gây ảnh hưởng đến phúc khí, tài vận của gia chủ như:
- Dạng dắt trâu: là loại địa hình ác tướng, tán tài, tán khí. Nước sông hoặc đường đi từ hai bên nhà tụ hợp lại trước cửa rồi chảy đi mất.
- Dạng chữ bát: là loại địa hình ngược với ”dắt trâu”. Một dòng sông hay một đường đi chọc thẳng vào cửa chính. Sau đó phân làm hai nhánh sang hai bên gây thất thoát tài lộc.
- Dạng cung ngược: là dạng địa hình không tốt khi lưng hình vòng cung của con sông hoặc đường đi nằm ngay phía trước nhà.
- Dạng nhảy ngược: là loại địa hình nhà đối diện hình cung ngược. Đây là đất hung tướng nên dù xây nhà ở 4 phía đều không tốt.
> xem thêm:Say mê ngôi nhà tích hợp đỉnh cao thiết kế đương đại và cổ điển
Các phân chia thế đất phù hợp long mạch
Chia thế đất theo “Ngũ thế”
Theo phong thủy, long mạch có 5 thế đất chính – “Ngũ thế” – dựa theo hình thái của núi sông, đất đá:
- Chính thế – Long mạch xuất phát từ hướng Bắc hướng xuôi về hướng Nam.
- Trắc thế – Long mạch bắt đầu từ phía Tây, kết huyệt ở phía bắc và hướng về phía Nam.
- Nghịch thế – Long mạch ngược với thủy và hướng lên cùng với thủy thuận chảy xuống.
- Thuận thế – Long mạch thuận theo thủy và hướng xuống cùng với thủy nghịch chảy lên.
- Hồi thế – Thân long mạch quay về phía sơn tổ.
>>xem thêm: Làng Đại Học Thủ Đức: Tiềm năng phát triển BĐS 2022
Cách xem mảnh đất phù hợp long mạch thời xưa
Quan sát “Sa”
- Theo phong thủy, “Sa” là chỉ những đồi núi nhỏ nằm xung quanh long mạch chủ. Đặc biệt là những thế núi tầng tầng lớp lớp bao phủ xung quanh huyệt trường. Có những loại Sa do vị trí, cách sắp xếp cũng như công dụng mà có tên gọi khác nhau. Trong sách “Bát sơn thiên – Luận sa” có viết: “Đứng thẳng hai bên, gọi là thị sa, có thể che chắn gió độc, có lực, bao bọc xung quanh long mạch, gọi là vệ sa. Có thể tán gió bên ngoài, tăng phúc khí bên trong, bao bọc phía sau huyệt gọi là nghênh sa. Thấp nhỏ như vái chào, giống như thị vệ đứng chầu phía trước, gọi là triều sa, bất kể xa hay gần đều rất quý.”
- Để tìm được mảnh đất phù hợp long mạch còn đặc biệt chú trọng đến việc lựa chọn hộ sa bên trái, bên phải. Sa bên trái của huyệt trường gọi là thượng sa (Thanh long sa); sa phía bên phải gọi là hạ sa (Bạch hổ sa). Có sự phân biệt phải trái trên dưới, ngoài việc liên quan với quan niệm tôn trọng bên trái của người Trung Quốc, còn có thể còn có quan hệ đến việc chắn gió, vì lý do đó nên thượng sa ở phía bên trái thường cao to hơn hạ sa ở bên phải.
>>> xem thêm: Liệu có nên mua nhà trả góp tại TPHCM không?
Vai trò của “Sa”
- Từ đó cho thấy bất cứ huyệt địa phong thủy nào cũng đều không thể không có sự bảo vệ của cát hộ sa ở hai bên. Đồng thời, ở phía trước cũng không được mở ra quá xa, mà cần có án sa, triều sa bảo vệ từ đó hình thành địa hình với long mạch có thể chắn gió tụ khí.
- Trong phong thủy còn cho rằng tầng lớp của sa nên càng nhiều càng tốt, “tầng tầng hộ vệ” cần phải hơi nghiêng và hơi ôm vào phía trong mới có thể hình thành “phát phú phát quý chi địa” (đất phát phú quý), còn dưới chân sa phải có nước chảy uốn khúc, từ từ chậm rãi mới có thể gọi là phong thủy tốt.
- Ngoài ra còn phải chú ý đến hình thái của sa, sa có ba loại: đầy đặn, ngay thẳng là dáng phú; thanh tú, nhỏ nhắn là dáng quý; nghiêng ngả, phình to là dáng thấp hèn; vỡ nát, nhỏ hẹp, thấp bé, nhọn hoắt, nghiêng ngả, lệch đầu, quay lưng, thô kệch, gầy yếu, ngắn, gãy quẹo đều là tiềm ẩn mối họa.
Quan sát “Thuỷ”
- Trong “Ngũ thành” có Kim thành và Thủy thành, nước chảy quanh co hữu tình cho nên là vùng đất thượng quý. Trong phong thủy người ta căn cứ dòng chảy của nước trên mặt đất để chia ra tốt xấu. Quan điểm về cái đẹp và cái xấu này thoạt nhìn dường như rất hoang đường. Nhưng thực tế nó là sự kế thừa từ kinh nghiệm thực tế cuộc sống.
- “Thủy khẩu” có thể coi là điểm quan trọng nhất trong việc xem thế nước. Thủy khẩu là nơi nước chảy vào ra của một khu vực nào đó, chủ yếu là chỉ nơi nước chảy ra. Tác dụng của thủy khẩu là tụ tài. Sách “Nhập địa nhãn đồ thuyết – “Thủy khẩu” có viết: “Phàm nơi thủy đến gọi là thiên môn, nếu đến mà không thấy nguồn nước thì gọi là thiên môn khai; nơi thủy đi gọi là địa hộ, không thấy thủy đi thì gọi là địa hộ bế. Nước chủ về tài lộc, cửa vào mở thì tài đến, cửa đi đóng thì tài dùng bất tận.”
- Thủy một mặt phản ảnh khí hậu, mặt khác lại ảnh hưởng đến thổ nhưỡng cũng như cảnh quan sinh thái của một khu vực. Đối với mảnh đất để xây nhà mà nói, nước lại là thứ không thể thiếu được trong sản xuất và đời sống. Vì vậy các gia chủ thời xưa đều vô cùng chú trọng việc lựa chọn thủy khẩu. Những nơi có thủy khẩu tốt dân cư thường có cuộc sống giàu sang, khá giả hơn những nơi khác.
Điểm huyệt
- Huyệt trong quan sát long mạch và huyệt vị trong cơ thể con người đều có những điểm tương đồng. Đây là nơi khí thoát ra và trở về. Giống như huyệt vị của cơ thể thông với kinh lạc, huyệt vị trong phong thủy cũng thông với sinh khí của long mạch. Vì vậy trong phong thủy việc tìm huyệt là việc vô cùng quan trọng. Muốn cảm nhận được sinh khí của long mạch, phải tìm được chân huyệt. Theo các quan niệm xưa, huyệt là do trời đất tạo nên, tức là: có long mạch thì phải có huyệt, chân long phải liên kết với chân huyệt.
- Hình dáng của huyệt trong phong thủy thường có sự khác nhau do địa hình đa dạng. Hình dáng huyệt được chia làm các loại: Chính thể – Khai khẩu – Huyền nhũ – Cung cước – Song tý – Đơn cổ – Trắc não – Một cốt – Bình diện.
Cách xem mảnh đất phù hợp long mạch ngắn gọn dễ hiểu hiện nay
Lựa chọn được mảnh đất phù hợp long mạch là yếu tố quan trọng để tiến hành xây dựng nhà. Bởi vì mảnh đất đó sẽ là nơi hội tụ của nước và khí, có ảnh hưởng trực tiếp đến phúc khí của gia chủ. Vậy nên cần phải xác định mảnh đất phù hợp long mạch nhờ vào một số đặc điểm sau:
- Những khu đất có long mạch thường có cây cỏ phát triển tươi tốt, không khí mát mẻ trong lành.
- Trong trường hợp, bạn mua nhà xây sẵn, hãy quan sát xung quanh nhà. Nếu như cây cỏ mọc tươi tốt thì nơi đây có phúc khí. Còn đất cằn cỗi, cây cỏ không thể mọc thì vượng khí không tốt.
- Đường thẳng: Phần lớn các ngôi nhà đều nằm theo các con đường chính do đó bạn phải thường xuyên chịu sự ô nhiễm tiếng ồn cũng như không khí. Ngược lại, nếu ngôi nhà của bạn nằm những khu vực thường nghe thấy tiếng chim hót, tốt nhất nên xây nhà nằm ở đoạn giữa con đường vì được hình thế rồng giúp đỡ.
- Phố cụt: ngôi nhà nằm ở vị trí này thường tiếp nhận mũi tên độc lao thẳng vào cửa trước. Đây là vị trí xấu nhất, vậy nên sinh sống trong những căn hộ này thường không tốt.
Một số vị trí cần lưu ý
- Ngã ba chữ T: mũi tên độc lại một lần hướng vào ngôi nhà. Trong trường hợp này bạn nên xây tường rào cao hay trồng cây để cản đường sự phá hủy này.
- Đoạn cua gấp: Thực tế những đoạn đường này đã vô cùng nguy hiểm cho nên không cần phải xem xét đến yếu tố long mạch. Bạn cũng không nên xây nhà ở những khu vực như thế này.
- Hình chữ U: Khi sống trong khu vực có hình chữ U thì bạn sẽ cảm thấy vô cùng ngột ngạt. Vậy nên bạn cần tránh mua nhà hoặc đất ở những khu vực như thế này.
- Đường ngoằn ngoèo: Bạn sẽ được bảo vệ trước hiểm họa của tai nạn hay những mũi tên độc. Ngôi nhà nằm trên những vị trí này sẽ mang lại may mắn cũng như những phúc khí đối với gia chủ.
- Vị trí lô đất ở góc phố: những ngôi nhà ở vị trí này không có sự cân bằng vì một bên để bảo vệ nhà bạn đã bị đường phố ngăn cách. Ngoài ra còn các yếu tố như tiếng ồn, khói bụi của giao thông sẽ gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt. Nhà ở khu vực này sẽ không có được sự bảo vệ của hổ và rồng.
Tuy nhiên, để chọn đất phù hợp long mạch là một điều không hề dễ dàng. Bất kỳ một mảnh đất nào đều có những ưu điểm và khuyết điểm của riêng nó. Vậy nên, hãy cân nhắc kỹ và lựa chọn mảnh đất hoặc ngôi nhà phù hợp với gia đình bạn.
Đừng quên truy cập Mogi.vn để cập nhật những thông tin về phong thủy mới nhất nhé!