Hiện nay, thị trường bất động sản nhận được sự thu hút, quan tâm lớn từ các nhà đầu tư vì tiềm năng phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, nếu thiếu kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực này, bạn dễ gặp phải tình trạng thua lỗ. Để hiểu hơn về kinh doanh bất động sản là gì và nguyên tắc trong kinh doanh bất động sản, hãy cùng Mogi tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Kinh doanh bất động sản là gì?
Theo Điều 3, Khoản 1 của Luật Kinh doanh Bất động sản năm 2014, kinh doanh bất động sản là việc đầu tư vốn để thực hiện hoạt động xây dựng, mua, nhận chuyển nhượng để bán, chuyển nhượng; cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản; thực hiện dịch vụ môi giới bất động sản; dịch vụ sàn giao dịch bất động sản; dịch vụ tư vấn bất động sản hoặc quản lý bất động sản nhằm mục đích sinh lợi.
Các loại hình kinh doanh bất động sản?
Mỗi loại hình kinh doanh bất động sản đều có những điểm độc đáo riêng, trong đó có bốn loại chính là bất động sản nhà ở, thương mại – nhà ở, công nghiệp – hạ tầng và đất. Để khám phá sâu hơn về các loại hình bất động sản này, hãy cùng Mogi tìm hiểu thêm qua phần dưới đây!
Bất động sản nhà ở
Loại hình kinh doanh bất động sản nhà ở bao gồm nhà xây dựng mới và nhà mua lại. Ngoài ra, các hoạt động như cho thuê nhà, kinh doanh chung cư, nhà nghỉ, khu căn hộ, cũng thuộc loại hình bất động sản này. Kinh doanh bất động sản nhà ở có thể là nhà đơn hộ hoặc tòa nhà chung cư được phân loại theo cách các loại hình này kết nối với nhà ở lân cận hoặc đất đai.
Hiện nay, các dự án như căn hộ, nhà phố, biệt thự liền kề đang được mọi người săn đón. Vì vậy, bất động sản nhà ở tại các thành phố lớn đang đang được đầu tư và phát triển mạnh mẽ, mang nhiều tiềm năng phát triển và tăng giá.
Bất động sản thương mại
Bất động sản thương mại – dịch vụ là loại hình bất động sản được sử dụng để xây dựng các cơ sở nhằm mục đích kinh doanh trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ. Bao gồm các tòa nhà trung tâm thương mại, khách sạn, văn phòng, dịch vụ y tế, hệ thống giáo dục, và nhiều loại hình khác.
Các dự án phát triển theo loại hình bất động sản này đòi hỏi sự quản lý và vận hành chuyên nghiệp để đảm bảo sự thông suốt và liên kết tốt với các tiện ích trong cùng một khu vực.
Xem thêm: Top 18 công ty bất động sản nổi tiếng nhất và lớn nhất hiện nay
Bất động sản công nghiệp – hạ tầng
Loại hình kinh doanh bất động sản này thường liên quan đến các dự án đầu tư xây dựng khu công nghiệp (KCN), các tòa nhà dành cho nghiên cứu, sản xuất hoặc lưu trữ hàng hóa. Đây là một trong những lĩnh vực được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm đến.
Hiện tại, các dự án KCN, nhà xưởng cho thuê và các dự án đầu tư để phục vụ sản xuất đang nhận được sự quan tâm mạnh mẽ. Phân khúc này đang trở nên khan hiếm do không đáp ứng đủ nhu cầu trong bối cảnh có thêm sự tham gia của các công ty nước ngoài với nguồn vốn và thị trường Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ.
Bất động sản đất
Loại hình bất động sản này thường được gọi là đất nền, đất dự án, trang trại trồng cây, hoa màu hoặc đất chăn nuôi. Mặc dù đất trong nhóm này chưa được đầu tư và phát triển mạnh mẽ, nhưng vẫn nhận được sự thu hút, quan tâm của nhiều nhà đầu tư.
Bất động sản đất ngày càng được yêu thích do tính pháp lý đơn giản cùng với chi phí đầu tư thấp, nhưng vẫn đảm bảo khả năng sinh lời cao. Nhiều nhà đầu tư bất động sản thường mua đất gần các thành phố lớn vì việc xử lý thủ tục cấp phép và bán cho các cá nhân có nhu cầu trở nên dễ dàng hơn.
Nguyên tắc trong kinh doanh bất động sản
Trước khi bước vào giới kinh doanh bất động sản, việc hiểu và áp dụng những nguyên tắc cơ bản là yếu tố quan trọng giúp bạn thành công trong lĩnh vực này. Hãy cùng tìm hiểu qua những nguyên tắc cơ bản để xây dựng nền tảng cho công việc kinh doanh bất động sản.
Cụ thể tại Điều 4 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 quy định về các nguyên tắc kinh doanh bất động sản như sau:
- Bình đẳng trước pháp luật, tự do thỏa thuận trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên thông qua hợp đồng, không trái quy định của pháp luật.
- Bất động sản đưa vào kinh doanh phải có đủ điều kiện theo quy định Luật Kinh doanh bất động sản 2014.
- Kinh doanh bất động sản phải trung thực, công khai, minh bạch.
- Tổ chức, cá nhân có quyền kinh doanh bất động sản tại khu vực ngoài phạm vi bảo vệ quốc phòng, an ninh theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Xem thêm: 17 Cách Kinh Doanh Bất Động Sản Người Mới Bắt Đầu Không Nên Bỏ Qua
Những điều cấm kỵ khi kinh doanh bất động sản
Theo quy định tại Điều 8 của Luật Kinh doanh Bất động sản năm 2014, cá nhân và tổ chức bị nghiêm cấm thực hiện những hành vi sau đây trong quá trình kinh doanh bất động sản:
- Kinh doanh bất động sản mà không đáp ứng đủ các điều kiện quy định trong Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014.
- Quyết định đầu tư vào dự án bất động sản không phù hợp với các quy hoạch và kế hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Không công khai hoặc công khai không đầy đủ, trung thực thông tin về các giao dịch bất động sản.
- Gian lận, lừa dối trong quá trình kinh doanh bất động sản.
- Huy động, sử dụng vốn trái phép hoặc sử dụng vốn huy động không đúng mục đích theo cam kết với các tổ chức, cá nhân và bên mua, bên thuê, hoặc bên thuê mua bất động sản dự kiến hình thành trong tương lai.
- Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
- Cấp và sử dụng chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản không tuân thủ quy định của Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014.
- Thu phí, lệ phí và các khoản tiền liên quan đến kinh doanh bất động sản mà không tuân thủ quy định của pháp luật.
Xem thêm: Tổng Hợp Các Dự Án Chung Cư TP.HCM Hot Nhất Năm Nay
Mách bạn cách kinh doanh bất động sản thông minh và hiệu quả
Để kinh doanh bất động sản một cách thông minh và hiệu quả, cần phải áp dụng các chiến lược và kỹ thuật chuyên sâu trong lĩnh vực này. Hãy cùng tìm hiểu qua những bí quyết và phương pháp hiệu quả để thành công qua phần dưới đây!
Triển khai chiến dịch kinh doanh
Trước khi bắt tay vào bất kỳ dự án bất động sản nào, việc triển khai chiến dịch kinh doanh đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng và chuẩn bị tỉ mỉ. Điều này bao gồm việc xác định rõ ràng mục tiêu kinh doanh, thiết lập kế hoạch hành động chi tiết về tiếp thị, bán hàng và quản lý dự án. Quá trình này không chỉ giúp định rõ hướng đi mà còn giúp tối ưu hóa nguồn lực và giảm thiểu rủi ro.
Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường bất động sản là bước quan trọng để hiểu rõ bức tranh tổng thể và định hình chiến lược kinh doanh của bạn. Phân tích chuyên sâu về nhu cầu và xu hướng của khách hàng, đánh giá về vị trí, giá cả, tiềm năng phát triển của khu vực sẽ giúp bạn xác định đúng hướng đi và tạo ra các sản phẩm phù hợp với thị trường.
Tìm hiểu đối thủ
Để cạnh tranh hiệu quả trong ngành bất động sản, việc tìm hiểu đối thủ đòi hỏi sự tỉ mỉ và chi tiết. Điều tra và đánh giá chiến lược kinh doanh, điểm mạnh và yếu của đối thủ giúp bạn hiểu rõ về thị trường và xác định lợi thế cạnh tranh của mình. Từ đó, bạn có thể điều chỉnh chiến lược kinh doanh một cách linh hoạt và hiệu quả.
Xây dựng thương hiệu
Thương hiệu chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp bạn nổi bật và thu hút khách hàng trong ngành bất động sản. Việc xây dựng thương hiệu mạnh mẽ, đáng tin cậy và độc đáo sẽ tạo ra sự ấn tượng và lòng tin từ phía khách hàng. Đầu tư vào việc xây dựng uy tín, chất lượng và hình ảnh tích cực sẽ giúp bạn tạo ra sự khác biệt và giữ chân khách hàng.
Báo cáo tài chính theo mỗi quý
Trong chiến lược đầu tư bất động sản, việc hiểu rõ nguồn vốn và tình hình tài chính là yếu tố then chốt. Kế hoạch kinh doanh thông minh giúp nhà đầu tư biết cách sử dụng nguồn vốn hiệu quả và tìm kiếm nguồn vốn bổ sung từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm kêu gọi vốn hoặc vay vốn từ ngân hàng. Báo cáo tài chính chi tiết hỗ trợ nhà đầu tư định hình chiến lược đầu tư và tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực tài chính.
Xem thêm: 10+ Sách Bất Động Sản Hay, Ai Kinh Doanh Bất Động Sản Cũng Nên Đọc!
Quảng bá hình ảnh của thương hiệu
Quảng bá hình ảnh của thương hiệu giúp bạn tạo ra sự nhận thức và hấp dẫn từ khách hàng tiềm năng. Sử dụng các phương tiện truyền thông hiệu quả, xây dựng chiến dịch quảng cáo sáng tạo và liên tục cập nhật thông tin về sản phẩm và dự án sẽ giúp bạn tạo ra sự ấn tượng và thu hút khách hàng một cách hiệu quả.
Trong thời đại công nghệ ngày nay, việc tiếp cận khách hàng trong lĩnh vực bất động sản trở nên dễ dàng hơn với Cold Calling, Google AdWords, Facebook Ads và mạng xã hội. Kết hợp với các công cụ quảng cáo thông minh này sẽ giúp tạo dựng thương hiệu mạnh mẽ và tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả, tạo ấn tượng sâu sắc và thu hút sự quan tâm từ đối tượng mục tiêu
Một số câu hỏi liên quan đến kinh doanh bất động sản
Hãy cùng Mogi giải đáp những câu hỏi thường gặp liên quan đến lĩnh vực kinh doanh bất động sản để quá trình đầu tư, kinh doanh BĐS diễn ra thuận lợi:
Điều kiện để kinh doanh bất động sản là gì?
Để tham gia vào kinh doanh bất động sản, bạn cần tuân thủ một số điều kiện sau:
- Giấy phép xây dựng: Cần có giấy phép xây dựng được cấp phép bởi cơ quan chức năng.
- Chứng minh quyền sử dụng đất và hồ sơ dự án đầy đủ: Phải sở hữu giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất và hồ sơ dự án đầy đủ và hợp lệ.
- Bản vẽ thiết kế thi công đã được phê duyệt: Bản vẽ thiết kế thi công cần được chính quyền địa phương phê duyệt.
- Chứng từ nghiệm thu hoàn thành hạ tầng kỹ thuật: Cần có giấy tờ chứng minh việc nghiệm thu hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo tiến độ dự án.
- Biên bản nghiệm thu phần móng (đối với nhà chung cư và nhà hỗn hợp dành cho mục đích ở): Chỉ khi có biên bản nghiệm thu xác nhận việc hoàn thành phần móng của tòa nhà, nhà chung cư và nhà hỗn hợp mới được đưa vào kinh doanh.
Trong trường hợp thiếu bất kỳ điều kiện nào trên, người mua nhà có quyền yêu cầu chủ đầu tư bổ sung để tránh tình trạng giao dịch trở nên vô hiệu.
Nghị định hướng dẫn luật kinh doanh bất động sản là gì?
Nghị định hướng dẫn về kinh doanh bất động sản là các văn bản được chính phủ ban hành định rõ hướng dẫn về các vấn đề chưa được quy định trong luật hoặc pháp lệnh. Đồng thời, chúng xác định quyền và nghĩa vụ của người dân theo Hiến pháp và luật Quốc hội. Cụ thể, các nghị định này đi vào chi tiết về các điều khoản của Luật Kinh doanh bất động sản, bao gồm các điều kiện kinh doanh, hợp đồng mẫu, chuyển nhượng và thủ tục. Dưới đây là một số nghị định hướng dẫn kinh doanh bất động sản:
- Nghị định 76/2015/NĐ-CP, thay thế cho Nghị định 153/2006/NĐ-CP.
- Nghị định 117/2015/NĐ-CP về quản lý thông tin bất động sản.
- Nghị định 11/2013/NĐ-CP về quản lý đầu tư đô thị.
Điều kiện khi người nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam?
Khi mua nhà ở hoặc kinh doanh bất động sản tại Việt Nam, người nước ngoài phải tuân thủ các điều kiện sau đây, được quy định trong Luật Kinh doanh Bất động sản và Nghị định 99/2015/NĐ-CP:
Người nước ngoài chỉ được phép sở hữu nhà ở từ chủ đầu tư của dự án và không được sở hữu quá 30% tổng số căn hộ trong một tòa nhà chung cư hoặc quá 30% tổng số căn hộ trong nhiều tòa nhà chung cư thuộc cùng một đơn vị hành chính cấp phường.
Bài viết trên Mogi đã cùng bạn giải đáp thắc mắc ” kinh doanh bất động sản là gì“. Hy vọng những thông tin trên giúp ích cho bạn trong quá trình tham gia vào kinh doanh bất động sản. Đừng quên truy cập ngay Mogi.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin mới nhất về bất động sản, nhà đất, phong thủy và mẹo vặt nhé!
Xem thêm:
- Trình Tự Cấp Giấy Chứng Nhận Sở Hữu Nhà Cho Người Nước Ngoài
- Quy hoạch là gì? Phân loại và chính sách quy hoạch
- Đầu tư bất động sản là gì? Các chiến lược đầu tư bất động sản