Khu công nghiệp Bắc Thăng Long là một trong những mô hình KCN đầu tiên tại Hà Nội. Sở hữu giao thông thuận lợi ở đường tiếp giáp cao tốc Hà Nội – Nội Bài cùng với cơ sở hạ tầng đồng nhất, hiện đại. KCN Bắc Thăng Long vẫn nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về dự án này ngay trong bài viết dưới đây.
Tổng quan về khu công nghiệp Bắc Thăng Long
Khu công nghiệp Bắc Thăng Long là dự án KCN tập trung đầu tiên tại Việt Nam. Được xây dựng vào cuối thế kỷ XX và hoàn thành vào năm 1997. Dự án có quy mô lên đến 300ha, tọa lạc tại huyện Đông Anh, Hà Nội. Dự án có chủ đầu tư là liên doanh công ty Sumitomo Corp (Nhật Bản) và công ty cơ khí Đông Anh. Nơi đây sở hữu thiết kế đồng bộ cùng hệ thống giao thông rộng rãi, diện tích cây xanh lớn. Đảm bảo môi trường sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.
KCN Bắc Thăng Long phần lớn tập trung các doanh nghiệp FDI (Foreign Direct Investment) từ Nhật Bản, vốn đầu tư lên đến 660 triệu USD. Bên cạnh đó, với định hướng là khu công nghiệp đa ngành với công nghệ cao chuẩn quốc tế. Bao gồm các lĩnh vực chủ yếu: điện tử, máy tính, xe máy, tàu thủy, dệt may,…
>>>Xem thêm: Thông tin tổng quan dự án và chi phí thuê khu công nghiệp Tân Đô
Đánh giá vị trí khu công nghiệp Bắc Thăng Long
Khu công nghiệp Bắc Thăng Long nằm tại xã Hải Bối, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Đây được coi là vị trí “đắc địa” bởi nằm trên các tuyến đường lớn như: Vành đai 3, đường 5, cầu Vĩnh Tuy,… Giúp cho việc kết nối của khu công nghiệp cùng với các tỉnh thành khác trở nên dễ dàng, nhanh chóng và thuận tiện hơn.
Bên cạnh đó, dự án KCN Bắc Thăng Long chỉ cách trung tâm thành phố Hà Nội gần 15km, và sân bay quốc tế Nội Bài gần 20km. Bên cạnh đó là các lợi thế về vị trí như:
- Phía Đông và phía Bắc: Giáp lô đất trạm xử lý nước sạch, trạm xăng dầu
- Phía Tây: Giáp khu đất xanh
- Phía Nam: Giáp đường giao thông nội bộ rộng, hiện đại của khu công nghiệp
Có thể thấy, KCN Bắc Thăng Long sở hữu vị trí vô cùng “đắc địa”. Vừa thuận tiện để giao lưu với các tỉnh thành lân cận, vừa giúp các doanh nghiệp phát triển kinh doanh quy hoạch.
>>>Xem thêm: Danh sách và thông tin các khu công nghiệp Đà Nẵng mới nhất 2022
Đánh giá cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Bắc Thăng Long
Dù hoàn thành vào năm 1997, nhưng với cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại nên KCN Bắc Thăng Long vẫn là dự án đi đầu thu hút các nhà đầu tư. Dưới đây là chi tiết về cơ sở hạ tầng KCN Bắc Thăng Long để bạn tham khảo:
Đường giao thông nội bộ
Hệ thống giao thông nội bộ tại khu công nghiệp Bắc Thăng Long được thiết kế đồng bộ, hiện đại. Với hệ thống đường trục chính trong khu công nghiệp bao gồm 4 làn đường, có diện tích rộng 40m, đầy đủ vỉa hè hai bên. Thiết kế hiện đại giúp đảm bảo quá trình vận chuyển hàng hóa được lưu thông nhanh chóng, dễ dàng di chuyển,
Bên cạnh đó, là các trục đường chi nhánh trong khu công nghiệp với 2 làn đường rộng 26m. Hệ thống các đường giao thông nội bộ được thi công giám sát chặt chẽ, đảm bảo tiêu chuẩn. Và đảm bảo chất lượng, mỹ quan của toàn bộ khu công nghiệp.
Hệ thống điện
Tại KCN Bắc Thăng Long, sở hữu mạng lưới điện được cấp trực tiếp từ lưới điện Quốc gia. Bao gồm 2 đường dây 110KV vào trạm e1.17 thông qua hệ thống phân phối lưới trung áp 22KV. Đảm bảo cung cấp nguồn điện đầy đủ cho nhu cầu của các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, là các hệ thống cấp điện được chôn ngầm, đảm bảo an toàn.
Hệ thống cấp nước
Hệ thống cấp nước tại KCN Bắc Thăng Long được cung cấp trực tiếp từ nhà máy nước Đông Anh. Với công suất nước là 24.000 m3/ngày, đảm bảo nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của công nhân cũng như là nhà máy.
Hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp Bắc Thăng Long
Bên cạnh các cơ sở hạ tầng điện, nước thì hệ thống xử lý nước thải cũng vô cùng quan trọng. Tại KCN Bắc Thăng Long, nhà máy xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn QCVN TĐ 2/2014. Với công suất từ 8.000 – 11.000 m2/ngày đêm. Đảm bảo quá trình xử lý nước thải của các doanh nghiệp nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu khắt khe của các chủ đầu tư.
Ngoài ra, các chất thải rắn sẽ được thu gom và phân loại đến khu vực xử lý riêng, tránh gây ô nhiễm môi trường dự án.
Hệ thống bưu chính – viễn thông
Với định hướng phát triển dự án theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì khu công nghiệp Bắc Thăng Long còn sở hữu hệ thống cáp thông tin liên lạc với tiêu chuẩn quốc tế. Là hệ thống kết nối giữa trung tâm liên lạc và bưu chính viễn thông tốc độ cao. Đảm bảo nhu cầu liên lạc, cung ứng dịch vụ Internet diễn ra tốt nhất.
Hệ thống phòng cháy chữa cháy
Khu công nghiệp Bắc Thăng Long còn sở hữu hệ thống phòng cháy chữa cháy. Bao gồm: chuông báo cháy, bình bọt, tiêu lệnh, họng nước,… Tuân thủ theo quy định khắt khe về phòng cháy chữa cháy của các nhà xưởng, khu công nghiệp.
Danh sách những công ty lớn tại đây
Với tổng số vốn đầu tư lên đến 660 triệu USD, KCN Bắc Thăng Long không chỉ đem đến sự đồng bộ về cơ sở hạ tầng mà còn là các doanh nghiệp lớn. Bao gồm hơn 67 doanh nghiệp sản xuất và 20 phòng đại diện. Dưới đây là các công ty lớn ở trụ sở tại khu công nghiệp Bắc Thăng Long để bạn tham khảo:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn Kanayama Precision Việt Nam
- Công ty trách nhiệm hữu hạn Atsumitec Việt Nam
- Chi nhánh công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cơ bản
- Công ty trách nhiệm hữu hạn Toyoda Van Moppes
- Shimizu Corporation – TC
- Công ty Nakano Corporation
- Công ty trách nhiệm hữu hạn Nissei Electric Hà Nội
- Công ty trách nhiệm hữu hạn Toho Việt Nam
- Văn phòng đại diện Koshin Co.LTD
- Công ty TNHH Tokyo Micro
- Văn phòng đại diện Tomita Asia Co.LTD
- Công ty trách nhiệm hữu hạn Tomita
- Công ty trách nhiệm hữu hạn Sanoh Việt Nam
- Công ty trách nhiệm hữu hạn Hirayama Việt Nam
- Công ty trách nhiệm hữu hạn FCC Việt Nam
- Công ty trách nhiệm hữu hạn Hal
- Công ty TNHH Toto Việt Nam
- Công ty Cổ phần Y.H Seiko
Chi phí mua bán đất và cho thuê nhà xưởng khu công nghiệp Bắc Thăng Long
Khu công nghiệp Bắc Thăng Long với định hướng phát triển thành KCN hiện đại, đồng bộ hóa. Đảm bảo đáp ứng được các nhu cầu của nhà đầu tư với nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Và dưới đây là chi phí mua bán đất và cho thuê nhà xưởng của KCN Bắc Thăng Long để bạn có thể tham khảo:
Chi phí thuê đất
Hiện nay, chi phí thuê đất, mặt bằng tại khu công nghiệp Bắc Thăng Long có giá khoảng 12tr – 15tr/m2. Tùy vào các khu vực mặt bằng thì mức giá cũng sẽ giao động khác nhau.
Chi phí thuê xưởng
Chi phí thuê xưởng tại khu công nghiệp Bắc Thăng Long có mức giá khá cao. Bởi đã bao gồm nhiều chi phí lắp đặt. Mức phí giao động từ 20tr – 25tr/m2. Tùy vào quy mô nhà xưởng mà bạn có thể lựa chọn khu vực ưng ý nhất.
Phí quản lý
Đối với doanh nghiệp muốn thuê nhà xưởng tại khu công nghiệp Bắc Thăng Long thì cần phải chi trả phí quản lý. Đây là khoản phí mà nhà đầu tư phải trả hàng năm vào tháng đầu tiên của năm. Phí quản lý của khu công nghiệp là 1 USD/m2/năm.
Phí điện, nước
Bên cạnh các khoản phí quản lý thì doanh nghiệp cần chi trả phí điện, nước sử dụng. Phí điện nước sẽ được trả theo quy định của EVN và quy định hiện hành của UBND. Vì thế, tùy theo số điện, nước mà doanh nghiệp sử dụng thì sẽ phải trả một mức phí nhất định.
Phí nước thải
Phí nước thải tại khu công nghiệp Bắc Thăng Long sẽ được quy định theo hiện hành UBND và ban quản lý của khu công nghiệp.
Dù là khu công nghiệp tập trung đi đầu tại Việt Nam, nhưng khu công nghiệp Bắc Thăng Long vẫn là dự án đi đầu được các nhà đầu tư quan tâm. Hy vọng với những chia sẻ ở trên sẽ giúp cho bạn hiểu thêm về dự án này. Ngoài ra, đừng quên truy cập Mogi.vn để cập nhật tin tức mới nhất về các dự án khu công nghiệp, bất động sản mỗi ngày nhé.
>>>Xem thêm:
- Khu đô thị An Hưng có điểm gì nổi bật? Giá bán hiện nay bao nhiêu?
- Khu đô thị Văn Khê Hà đông có gì hot? Giá bán chi tiết mới nhất