Giới thiệu tổng quan về hồ Con Rùa
Hồ Con Rùa quận 3 hay còn được gọi là công trường Quốc tế, là nơi giao nhau của ba con đường sầm uất gồm Võ Văn Tần, Phạm Ngọc Thạch và Trần Cao Vân tạo thành nút giao thông kiểu vòng xoay. Hãy cùng Mogi tìm hiểu những thông tin về hồ con rùa qua nội dung tiếp theo đây.
Địa chỉ Hồ Con Rùa
Hồ Con Rùa nằm ngay nút giao thông giữa ba con đường là Võ Văn Tần, Phạm Ngọc Thạch và Trần Cao Vân thuộc quận 3 thành phố Hồ Chí Minh. Bạn có thể dễ dang di chuyển đến đây bằng nhiều phương tiện khác nhau như xe máy, xe ô tô, hay xe buýt. Nếu bạn đi xe máy đến hồ con rùa bạn có thể gửi xe tại trụ sở cơ quan đối diện với hồ con rùa theo hướng đường Phạm Ngọc Thạch hoặc bạn có thể gửi tại Nhà văn hóa Thanh niên cách đó khoảng 300m.
Nếu như bạn lựa chọn phương tiện xe buýt để di chuyển đến hồ con rùa quận 3 thì bạn có thể tham khảo các tuyến xe buýt như tuyến xe 03, 05, 06, 14, 28, 30, 36, 93 và 150.
Giải mã các bí ẩn về Hồ Con Rùa Quận 3
Lịch sử hình thành
Trải qua hàng trăm năm, cho đến nay không ai biết chắc chắn thời gian hình thành hồ Con rùa chính xác vào thời điểm nào. Theo một số nguồn thông tin, năm 1790, Hồ Con Rùa từng là cổng thành Khảm Khuyết của Thành Bát Quái hay còn được gọi là thành Quy. Đến những năm 1833-1835, khi có cuộc nổi loạn của Lê Văn Khôi, vua Minh Mạng đã ra lệnh phá hủy thành và xây dựng thành mới lấy tên là thành Phụng hay còn gọi thành Gia Định.
Cho đến khi quân Pháp chiếm Sài Gòn vào năm 1859, đã cho phá hủy toàn bộ thành Phụng để xây một tháp nước mục đích phục vụ việc cấp nước sạch để uống. Đến năm 1912, tháp nước này đã bị phá bỏ, hai bên đường được mở rộng và đã trở thành giao lộ giữa các tuyến đường như ngày nay. Để tưởng nhớ công lao của các binh sĩ trong cuộc xâm chiếm thành công, Pháp đã cho xây dựng tượng đài ba binh sĩ.
Đến năm 1956, tượng đài đã được phá hủy bởi chính quyền Việt Nam Cộng Hòa và đổi tên thành Công trường Chiến sĩ. Và đến khi nước Pháp hoàn toàn rút lui khỏi Việt Nam, vị trí của hồ Con Rùa trở thành vòng xoay giao thông của các tuyến đường Trần Qúy Cáp (đường Võ Văn Tần ngày nay) và con đường lớn Duy Tân (đường Phạm Ngọc Thạch ngày nay).
Trải qua nhiều lần trùng tu, nay hồ Con Rùa đã thêm 5 cột bê tông cao, hình dạng giống bàn tay xòe ra như một đóa hoa nở rộ rực rỡ. Ngoài ra, tại hồ Con Rùa còn có một bia đá dựng trên lưng con rùa được làm bằng đồng, có lẽ do đó mà đến nay người dân vẫn quen gọi nơi đây là Hồ Con Rùa. Nhưng tiếc thay, vào năm 1976, một vụ nổ đã phá vỡ tấm bia và con rùa này.
Xem thêm: Đường Bùi Viện: Vị trí, tiện ích cùng tình hình bất động sản hiện tại
Giai thoại trấn yểm long mạch của hồ Con Rùa
Hồ Con Rùa quận 3 là một trong những địa điểm nổi tiếng của Sài Gòn. Vậy bạn đã bao giờ nghe qua hay hiểu về giai thoại trấn yểm long mạch của hồ Con Rùa chưa?
Theo một giai thoại trong cuốn sách “Vụ án Hồ Con rùa” của tác giả Huỳnh Bá Thành, năm 1967 khi ông Nguyễn Văn Thiệu lên làm tổng thống của chế độ Việt Nam Cộng Hòa đã cho mời một thầy phong thủy người Hoa xem xét về vị trí của dinh Độc Lập. Thầy phong thủy này cho rằng dinh Độc Lập được xây dựng trên long mạch và có con rồng trú ngụ bên dưới. Đầu rồng nằm ở dinh Độc Lập còn đuôi rồng nằm tại Công trường Chiến sĩ (vị trí hồ Con Rùa ngày nay).
Thầy phong thủy còn cho rằng, con rồng này vũng vẫy quá mạnh đã ảnh hưởng đến sự nghiệp của vị tổng thống không ổn định và đã đề xuất cúng yếm nó bằng đúc một con rùa lớn tại vị trí đuôi rồng để giữ sự ổn định và thành công cho tổng thống.
Do đó, ông Nguyễn Văn Thiệu đã cho xây dựng hồ Con Rùa theo thiết kế hình bát quái, đây là mọt biểu tượng trong phong thủy. Con rùa được đúc bằng đồng và đặt giữa hồ. Một vài người cho rằng, những tháp cao tại hồ giống những thang gươm được đóng xuống để giữ chặt đuôi của con rồng, đảm bảo sự ổn định cho vị tổng thống.
Gọi hồ Con Rùa quận 3 là nơi “trấn yểm long mạch” thoạt nghe có vẻ nghiêm trọng nhưng người dân nơi đây sớm xem nó là nơi vui chơi vào thời gian rảnh. Không những thế, nơi đây còn thu hút được nhiều khách du lịch ghé thăm.
Vì sao gọi là hồ Con Rùa?
Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao nơi đây lại có tên Hồ Con Rùa mà không phải một cái tên nào khác chưa?
Khoảng những năm 1965-1967, hồ Con Rùa được xây dựng dưới sự thiết kế của kiến trúc sư Nguyễn Kỳ, sau lần tùng tu từ năm 1970-1974 đã có thêm một bức tượng con rùa bằng hợp kim trên lưng là tấm bia đá lớn. Kể từ đó, người dân đã gọi nơi đay là hồ Con Rùa. Tuy con rùa và tấm bia đã bị phá hủy trong vụ nổ lớn nhưng người dân vẫn quen gọi nơi này với tên Hồ Con Rùa.
Đến Hồ Con Rùa chơi gì?
Nếu bạn còn đang chần chừ, phân vân không biết đến Hồ Con Rùa quận 3 ăn gì và chơi gì? Thì bạn đừng lo bởi xung quanh đây như một thường đường ẩm thực và có vô số các quán tại đây.
Ăn vặt xung quanh Hồ Con Rùa
- Bánh tráng nướng: Có thể nói đây là món ăn vặt quá quen thuộc với giới trẻ và được người dân ở đây khá yêu thích. Với các nguyên liệu quen thuộc như trứng cút, tép, hành lá, xúc xích, phô mai,.. kết hợp với tương ớt và sốt béo tạo ra mùi thơm và hương vị tuyệt vời, rất hợp khẩu vị của nhiều người nhất là giới trẻ.
- Bánh tráng trộn: Bánh tráng trộn là một trong những món ăn vặt phổ biến với giới trẻ ngày nay. Với sự kết hợp nhiều nguyên liệu như tôm khô, mực khô, khô bò, rau răm, bánh tráng cắt sợi hoặc xé nhỏ cùng với nhiều nguyên liệu khác trộn lại với nhau tạo nên món ăn vặt ngon và độc đáo.
- Các xe cá viên, hồ lô nướng, xoài lắc, bắp xoài: Những đến ăn vặt không thể bỏ qua các xe cá viên chiên, xoài lắc mát lạnh, hồ lô nướng hấp dẫn và bắp xoài thơm ngon. Đây là một lựa chọn không thể bỏ qua với những tín đồ thích ăn vặt.
- Gỏi khô bò A Fon: Có nguồn gốc từ người Hoa, gỏi khô bò là một món ăn vô cùng độc đáo. Là sự kết hợp giữa thịt bò khô với bún tươi cùng với các loại rau sống và gia vị đã tạo nên một món ăn hấp dẫn và ngon mắt.
Xem thêm: Phố đi bộ Nguyễn Huệ ở đâu? Khám phá “trái tim” của Sài Gòn sầm uất
Những quán cafe sát vách Hồ Con Rùa
Cộng Cà phê
Cộng Cà phê là một trong những quán được yêu thích nhất, do đó mà dù là ngày cuối tuần hay trong tuần nơi đây lúc nào cũng đầy ấp tiếng nói của khách hàng.
Nhờ vào cách thiết kế thu hút với nét vintage độc đáo đã tạo nên không gian thú vị và thu hút nhiều người. Sự đa dạng trong menu cũng là một điểm cộng giúp Cộng Cà phê lúc nào cũng được nhiều khách hàng lựa chọn ghé đến.
- Giờ mở cửa: T2-CN từ 7:00 – 22:00
- Địa chỉ: Lầu 2, 08 Bis, Công trường Quốc tế, Quận 3.
Highlands
Thương hiệu Highlands Coffee không còn xa lạ đối với khách hàng. Chính vì thế, Highlands Coffee gần hồ con rùa luôn thu hút được lượng khách nhất định đến quán để thưởng thức những món ngon tại đây. Không gian quán được thiết kế rộng rãi, tỉ mỉ cả không gian tầng trệt và tầng lửng. Để tạo điều kiện cho khách hàng có thể ngắm nhìn khung cảnh xung quanh hồ Con rùa, quán còn bố trí nhiều dãy bàn ngoài trời.
- Giờ mở cửa: T2 – CN từ 7:00 – 22:00
- Địa chỉ: 2 Bis, Công trường Quốc tế, Quận 3.
Phúc Long Coffee & Tea Express
Cái tên cuối cùng và cũng là thương hiệu cà phê quen thuộc với các bạn trẻ chỉnh là Phúc Long. Là quán có view ngắm cực đẹp khi nằm đối diện với hồ Con Rùa. Cũng giống như những quán khác của thương hiệu Phúc Long, nơi đây cũng được bố trí nội thất khá sang trọng, rộng rãi và menu các món nước đa dạng, đặc trưng của mình.
- Giờ mở cửa: T2 – CN từ 7:00 – 23:00
- Địa chỉ: 42 Trần Cao Vân, Phường 6, Quận 3, Hồ Chí Minh
- Thảo Cầm Viên Sài Gòn: Gợi ý lịch trình khám phá trọn vẹn trong ngày
- Chợ Bến Thành: Lịch sử hình thành, hướng dẫn lịch trình khám phá
- Cầu Ánh Sao – Điểm check-in siêu xịn ngay trung tâm quận 7