Gỗ MDF là gì và gỗ MDF có cấu tạo như thế nào? Có mấy cách để phân loại gỗ MDF? Quy trình sản xuất gỗ công nghiệp MDF cụ thể ra sao? Gỗ MDF có những đặc điểm nào? Hãy cùng Mogi tham khảo ngay một số loại gỗ phổ biến cũng như ứng dụng của nó trong thiết kế nội thất dưới đây
Gỗ MDF là gì?
MDF được viết tắt từ cụm từ tiếng Anh của Medium density fiberboard, dịch ra nghĩa là ván sợi mật độ trung bình. Vậy ván MDF là gì, gỗ MDF là gì?
Gỗ MDF hay còn gọi là ván ép là loại gỗ ép được sản xuất công nghiệp từ các sợi gỗ. MDF được sản xuất bởi quá trình xử lý bằng cách liên kết các sợi lại với nhau bằng những loại hóa chất tổng hợp, hoặc bằng keo đặc dụng.
Trên thực tế, gỗ MDF là tên gọi chung cho các loại sản phẩm ván ép bột sợi có tỷ trọng trung bình và có độ nén sợi chặt cao. Đây là loại gỗ có khả năng chịu lực tốt, độ cứng của gỗ cao nên không bị cong hoặc vênh bởi tác động của thời tiết. Đặc biệt, độ bền của loại gỗ MDF có thể lên đến 10 năm – 20 năm nếu bạn sử dụng và bảo quản tốt.
>>> Tìm hiểu thêm: Tấm Compact Là Gì? Giá Thành Và Ứng Dụng Của Tấm Compact Ra Sao?
Cấu tạo của gỗ MDF
Để phân loại được gỗ MDF thì người ta sẽ dựa vào các thông số độ dày, cơ vật lý và cách để xử lý bề mặt gỗ MDF. Vậy, những thành phần để cấu tạo nên gỗ MDF là gì?
- Bột sợi gỗ tự nhiên, khoảng 75%
- Chất kết dính, khoảng 10% – 15%
- Paraffin wax (hay còn gọi là sáp paraffin)
- Chất bảo vệ gỗ (nhằm chống mốc, chống lại mối mọt gây hư hại cho gỗ)
- Bột độn vô cơ
Những chất này sẽ được trộn lại theo quy trình khô hoặc ướt trong quá trình sản xuất để tạo thành những tấm gốc MDF. Nhờ những chất này mà gốc MDF được đánh giá là có độ bền khá cao, bề mặt gỗ khá nhẵn và phẳng.
Gỗ MDF cũng có giá thành rẻ hơn rất nhiều so với gỗ tự nhiên và thời gian sản xuất gỗ cũng nhanh vì quy trình sản xuất công nghiệp hoàn toàn.
>>> Tìm hiểu thêm: Thạch cao là gì? Ứng Dụng Của Thạch Cao Trong Nội Thất Và Xây Dựng
Những cách phân loại gỗ MDF là gì?
Sau quá trình sản xuất gỗ MDF sẽ được phân loại, bạn có thể tham khảo ngay những cách phân loại gỗ MDF dưới đây
Căn cứ theo trạng thái bên ngoài
Dựa theo trạng thái thực tế của gỗ MDF là gì cũng như kết cấu của lõi mà bạn có thể phân loại gỗ thành gỗ MDF cứng và MDF mềm, cụ thể
Gỗ MDF cứng
Gỗ được sử dụng những mảnh gỗ vụn, gỗ thừa, các cành cây… được nghiền nhỏ và trộn đều với nhau cùng một số loại phụ gia khác, trong đó có chất tạo cứng. Sau khi hỗn hợp trộn đều thì được mang đi nén ép có gia nhiệt kèm áp lực cao để tạo thành những tấm ván gỗ nhiều kích thước.
Gỗ MDF mềm
Là loại gỗ MDF trái ngược với gỗ MDF cứng. Chúng có độ đàn hồi tốt và có thể gia công thành những sản phẩm cần có độ uốn thẩm mỹ nhiều hơn.
Căn cứ theo vật liệu sản xuất và thành phần phụ
Tùy thuộc vào các thành phần phụ có trong quy trình sản xuất cũng như vật liệu xây dựng mà gỗ MDF được chia ra thành những loại sau:
MDF dùng trong nhà
Gỗ MDF phủ Melamin là loại được sử dụng rất nhiều cho các vật dụng trong nhà nhờ màu sắc đa dạng, phong phú. Đây là loại gỗ có tính thẩm mỹ và có sự đồng nhất trong các phong cách khác nhau. Bạn có thể lựa chọn loại gỗ này cho bàn, tủ hoặc giường ngủ…
Đặc biệt, gỗ MDF sử dụng trong nhà có độ bền kết hợp với chân gỗ, khung sắt rất hợp lý, giá thành cũng vừa phải.
MDF mặt trơn
MDF mặt trơn là loại gỗ mà bề mặt của nó hoàn toàn trơn và nhẵn, chưa được phủ lớp bề mặt. Gỗ được gia công thành hững hình dáng theo nhu cầu và sở thích, sau đó mới được sơn màu. Đây là loại sử dụng phổ biến nhất trong các loại để thiết kế và làm nên các món đồ nội thất khác nhau.
MDF chịu nước
Gỗ MDF chịu nước cũng là loại mặt trơn, nhưng được bổ sung thêm keo chịu nhiệt trong quá trình sản xuất. Đồng thời, chúng còn được sử dụng công nghệ ép nhằm tạo ra được những tấm gỗ có khả năng tiếp xúc với nước hoặc những nơi có độ ẩm cao như dùng cho các vật dụng ngoài trời.
MDF không trơn
Loại gỗ này thì trái ngược lại với MDF trơn, là loại gỗ được sử dụng để tiếp tục dán ván Veneer để tạo ra thành phẩm.
Quy trình sản xuất gỗ MDF
Để sản xuất gỗ MDF thì xưởng sản xuất sẽ thực hiện 2 quy trình là quy trình khô và quy trình ướt, cụ thể dưới đây:
Quy trình sản xuất khô
Ở quy trình sản xuất khô, các chất phụ gia và keo sẽ được phun và trộn vào bột gỗ khô trong máy trộn và sấy sơ bộ. Bột sợi khi đã áo keo sẽ được chuyển ra và trải bằng máy rải rồi cào thành 2 đến 3 tầng, tùy thuộc vào khổ cũng như độ dày của ván đính sản xuất. Những tầng này sau khi cào đều sẽ được chuyển sang máy ép có gia nhiệt.
Ở bước ép nhiệt, máy ép sẽ thực hiện 2 lần với lần lượt như sau:
- Lần 1 là ép sơ bộ cho lớp trên, lớp thứ 2 và lớp thứ 3
- Lần 2 là ép tiếp cả ba lớp gỗ lại với nhau.
Chế độ nhiệt sẽ được cài đặt để đuổi được hơi nước và làm keo hóa rắn từ từ đến khi khô lại. Sau khi ép xong, ván gỗ MDF sẽ được xuất ra, cắt bỏ biên và thực hiện chà nhám rồi phân loại
Quy trình sản xuất ướt
Ở quy trình này, bột gốc sẽ được phun nước làm ướt để kết vón thành dạng vẩy – Mat formation. Sau đó, hỗn hợp này sẽ được cào và rải ra ngay trên mâm ép nhiệt.
Quá trình ép nhiệt sẽ được thực hiện một lần để đạt được độ dày sơ bộ. Sau đó, tấm gỗ sẽ được đưa qua máy cán hơi nước – nhiệt như công đoạn làm giấy để tiến hành nén chặt hai mặt gỗ và thực hiện rút hết lượng nước dư trong gỗ ra.
Những đặc điểm nổi bật của gỗ MDF
Gỗ MDF được sử dụng rất nhiều trong các thiết kế nội thất văn phòng và nhà ở nhờ một số đặc điểm nổi bật sau
- Gỗ MDF đa dạng về chủng loại, đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của khách hàng
- Có độ bền cao với kích thước tấm gỗ lớn
- Bề mặt gỗ MDF phẳng, nhẵn
- Bề mặt gỗ dễ dàng sơn các loại sơn khác lên hoặc sử dụng các chất liệu khác để dán lên như MDF phủ melamine, laminate,…
- Tuổi thọ trung bình của loại gỗ MDF này cũng tương đối cao, từ 10 năm – 15 năm, tùy vào cách sử dụng và bảo quản của bạn
- Chất liệu gỗ thân thiện với môi trường và rất tiện dụng khi sản xuất nội thất
- Giá thành của gỗ ép MDF rẻ hơn nhiều so với những loại gỗ tự nhiên khác như lim, sồi…
- Sản xuất công nghiệp nên thời gian sản xuất gỗ khá nhanh với số lượng lớn…
Tuy nhiên, cũng có một nhược điểm lớn của gỗ MDF là dễ bị phồng khi thấm nước, vì cấu tạo của nó chủ yếu là bột gỗ và keo. Tuy nhiên, với công nghệ hiện đại thì các nhà sản xuất cũng đã và đang dần khắc phục nhược điểm này để nâng cao chất lượng gỗ lên.
Một vài loại gỗ MDF phổ biến
Trên thị trường hiện nay, gỗ MDF có khá nhiều loại nhằm đáp ứng được nhu cầu sử dụng của khách hàng. Bạn có thể tham khảo một số loại gỗ MDF phổ biến nhất dưới đây
Gỗ MDF thường
Ưu điểm
- Gỗ không bị co ngót hoặc không bị cong vênh như các loại gỗ tự nhiên
- Có nhiều màu sắc và họa tiết vân khác nhau nhờ sử dụng được các loại sơn, hoặc dán các chất liệu khác trên bề mặt
- Được sản xuất số lượng nhiều với kích thước đồng đều
- Giá thành gỗ MDF rẻ hơn các loại gỗ tự nhiên
- Thời gian gia công gỗ MDF nhanh vì được sản xuất công nghiệp
Nhược điểm
- Khả năng chịu nước kém nhất trong các loại gỗ MDF
- Gỗ MDF thường không có độ dẻo dai
- Không thực hiện được các chi tiết chạm trổ trên gỗ như các loại gỗ tự nhiên
- Độ dày của gỗ MDF cũng bị giới hạn nên nếu bạn cần làm những vật dụng có độ dày cao thì cần ghép nhiều tấm lại với nhau
Gỗ MDF lõi xanh chống ẩm
Gỗ MDF lõi xanh chống ẩm có phần cốt gỗ màu xanh rất đặc trưng. Ngoài ra, nó sẽ có thêm những ưu và nhược điểm riêng, cụ thể như:
Ưu điểm
- Là gỗ MDF chống ẩm nên có khả năng chống ẩm, chống mối và chống mọt tốt
- Gỗ MDF lõi xanh có độ co giãn và đàn hồi tốt khi chịu sự ảnh hưởng của nhiệt độ
- Có nhiều kích thước và độ dày khác nhau để bạn chọn tùy theo nhu cầu sử dụng và loại sản phẩm
Nhược điểm
- Giá thành cao hơn so với loại MDF thông thường vì chúng sở hữu những ưu điểm nổi bật trên
Gỗ MDF chống cháy
Gỗ MDF chống cháy có phần cốt gỗ màu đỏ để nhận diện và phân loại dễ hơn. Một số ưu nhược điểm riêng của gỗ MDF là gì?
Ưu điểm
- Đặc tính chống cháy tốt đúng như tên gọi, nhờ thêm vào các phụ gia là xi măng và thạch cao. Do đó, thời gian bắt lửa lâu hơn và khi cháy cũng không tạo ra ngọn lửa lớn
Nhược điểm
- Giá thành của gỗ MDF chống cháy cũng cao hơn so với loại gỗ MDF thông thường
So sánh các loại ván gỗ công nghiệp MDF, MFC, HDF
MDF, MFC, HDF là những loại gỗ công nghiệp được sử dụng và bày bán khá nhiều trên thị trường. Dưới đây là bảng so sánh các loại gỗ để bạn tham khảo
Độ bền gỗ | Khả năng chịu lực | Độ chống ẩm của gỗ | Tính thẩm mỹ | Giá thành | |
Gỗ MFC | Kém | Kém | Kém | Có khoảng 80 màu sắc | Rẻ |
Gỗ MDF | Cao | Cao | Tốt | Có khoảng 80 màu sắc | Bình thường |
Gỗ HDF | Cao nhất | Cao nhất | Tốt nhất | Có khoảng 40 màu sắc | Đắt nhất |
Như vậy, trong 3 loại gỗ trên thì gỗ HDF được đánh giá là có chất lượng tốt nhất và thấp nhất là gỗ MFC. Gỗ MDF ở mức độ trung bình và có giá thành phù hợp nhất với đa số người tiêu dùng.
>>> Tìm hiểu thêm: Một số ý tưởng trang trí phòng ngủ nhỏ cho nữ không giường đẹp
Ứng dụng của gỗ MDF trong thiết kế nội thất hiện nay
Gỗ MDF được sử dụng nhiều trong quá trình sản xuất nội thất cũng như thiết kế nội thất văn phòng, nhà ở. Nó được sử dụng để thay thế cho gỗ tự nhiên đang ngày càng bị khan hiếm đi. Tùy vào mục đích sử dụng khác nhau để bạn dùng gỗ sản xuất ra các sản phẩm nội thất cụ thể.
Nhược điểm của gỗ MDF là khả năng chịu nhiệt kém. Tuy nhiên, gỗ không bị đàn hồi hoặc không bị co ngót nếu bạn sử dụng và bảo quản đúng. Bên cạnh đó, giá thành sản phẩm thấp hơn so với những loại gỗ tự nhiên, ván có khổ lớn được cắt đồng đều nhau. Bạn có thể sử dụng gỗ này để làm nội thất gia đình, văn phòng, thiết kế ra các kiểu bàn, tủ, kệ sách…
Như vậy, bạn đã tìm hiểu xong gỗ MDF là gì cũng như các ưu, nhược điểm của nó. Bên cạnh đó, nếu bạn muốn tìm hiểu thêm các chia sẻ về nhiều lĩnh vực khác, hãy truy cập ngay website Mogi.vn. Những thông tin hữu ích nhất luôn được cập nhật mới nhất mỗi ngày trên website đang chờ đón bạn!
>>> Xem thêm:
Ngọc Ánh – Chuyên viên phân tích thông tin Bất động sản