spot_img
Trang chủKiến thức bất động sảnKiến trúcGiếng trời cầu thang - Top 20+ thiết kế giếng trời trên...

Giếng trời cầu thang – Top 20+ thiết kế giếng trời trên cầu thang độc đáo

Trong bối cảnh hiện nay, không gian nhiều ngôi nhà chật hẹp, bị thiếu hụt ánh sáng và trở nên bí bách nên giếng trời được xem là một giải pháp cực hữu hiệu. Trong đó, thiết kế giếng trời cầu thang được xem là một phương pháp phổ biến hơn cả. Và để các bạn hiểu hơn về thiết kế này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ cùng những kinh nghiệm thực tế cần thiết khi xây dựng hạng mục cầu thang này.

Giếng trời là gì ?

Giếng trời là một khoảng không gian được thiết kế với phương thẳng đứng và thông từ mái nhà xuống tầng trệt. Thường những ngôi nhà có thiết kế giếng trời đều mang lại bầu không khí tươi mát và giúp cải thiện môi trường sống cho mọi nhà.

Giếng trời được xem là một hình ảnh và là một bộ phận quen thuộc trong các kiến trúc của ngôi nhà hiện đại. Đặc biệt là với những căn nhà phố đã bị vây kín không có nhiều không gian thoáng.

Loại này có vai trò giống như một tiêu chuẩn thiết kế và nó cũng là xu hướng xây dựng cho các ngôi nhà ở mới hiện nay. Giếng trời được thiết kế với cửa mở mái bằng kính, bằng nhựa mờ hoặc trong suốt để có thể đón ánh sáng ban ngày.

Giếng trời là gì?
Giếng trời là gì?

Cấu tạo giếng trời cầu thang

Giếng Trời được cấu thành từ 3 bộ phận chính, đấy là: Đáy Giếng, Thân Giếng và Đỉnh Giếng. Sau đây là cấu tạo của từng bộ phận mà chúng tôi muốn giới thiệu:

  • Đáy Giếng: Theo thông thường thì đáy giếng sẽ là tầng thấp nhất của ngôi nhà. Giếng Trời vốn có ý nghĩa là giúp lấy ánh sáng và thông khí. Vậy nên, vị trí Đáy Giếng thường kết hợp để có thể thiết kế thành phòng khách hay phòng ăn.
  • Thân Giếng: Phần Thân Giếng sẽ được kéo dài xuyên suốt theo chiều cao của ngôi nhà. Từ đó mà ánh xạ của ánh sáng len lỏi tới khắp tất cả các phòng trong nhà bạn. Và ở vị trí đón trực tiếp nắng gió như thế này; chúng ta có thể thiết kế thêm các giàn cây phong thủy hay bể cá để tăng thêm tính thẩm mỹ.
  • Đỉnh Giếng: Đây là phần cao nhất của ngôi nhà và nó được cấu tạo từ hệ khung mái cùng với phần che. Từ ngoài nhìn vào, Đỉnh Giếng sẽ là thứ đầu tiên mà người ta chú ý đến. Vậy nên, việc thiết kế Đỉnh Giếng như thế nào và lựa chọn chất liệu nào để che phủ cũng là điều rất được quan tâm.
Cấu tạo giếng trời cầu thang
Cấu tạo giếng trời cầu thang

Có nên làm giếng trời cầu thang

Để khắc phục được các vấn đề về ánh sáng và lưu thông không khí; giếng trời chính là sự lựa chọn của rất nhiều gia đình. Đặc biệt, việc thiết kế giếng trời cầu thang lại chính là phương án thiết kế kiến trúc được ưa chuộng nhất hiện nay. Dưới đây là những nguyên nhân mà chúng ta nên thiết kế giếng trời trên cầu thang:

Đảm bảo an toàn mỗi bước chân

Cầu thang là một trong những khu vực ở trong nhà có tầm nhìn quan trọng nhất. Đây chính là nơi kết nối và đi lại của các thành viên trong gia đình. Nếu cầu thang nhà bạn rất tối thì đây được xem là một sự bất tiện và tồi tệ; nó có thể được xem là một mối nguy hiểm trong quá trình sinh hoạt hằng ngày.

Đặc biệt là với những gia đình có người già và trẻ em; việc đi lại hoặc vui đùa có thể bị khuất tầm nhìn. Bởi vậy nên một cầu thang đủ ánh sáng và thông thoáng sẽ đảm bảo được độ an toàn. Và đặc biệt là nguồn ánh sáng tự nhiên từ trên cao rất tốt cho thị lực. Vậy nên ý tưởng giếng trời cầu thang chính là một lựa chọn hay.

Tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà

Ngoài đảm bảo an toàn cho những thành viên trong gia đình thì nó còn có công dụng tăng tính thẩm mỹ. Bởi khu vực cầu thang chính là vị trí trung tâm của ngôi nhà; thường được đặt bên cạnh phòng khách và hướng sự chú ý tới nó. Vậy nên đây cũng có thể được xem là “bộ mặt” cho cả ngôi nhà.

Việc thiết kế giếng trời cầu thang tại đây giúp tạo thêm điểm nhấn và cảnh quan cho không gian. Việc mang ánh sáng cũng như gió trời vào ngôi nhà sẽ tạo thêm nguồn sinh khí; sức sống cho không gian. Bởi vậy, nó mang đến một vẻ đẹp tươi sáng và tinh tế hơn cho căn nhà của bạn.

Bên cạnh đó, nếu được thiết kế thêm hòn non bộ hay cây cảnh xung quanh thì giếng trời có thể tăng thêm tính thẩm mỹ. Điều này giúp cảnh quan được sinh động và mang tới những trải nghiệm thẩm mỹ thú vị cho ngôi nhà.

Tạo không gian thoáng mát, rộng rãi và tươi mới

Việc thiết kế giếng trời trên cầu thang giúp cho ngôi nhà thêm phần thông thoáng và rộng rãi. Bởi khu vực cầu thang thường kín mít và bí bách và thiếu ánh sáng. Vậy nên việc tạo ra một khoảng không gian mở; thu ánh nguồn sáng từ bên ngoài vào sẽ góp phần tạo nên sự rộng rãi và tươi sáng. Từ đó sẽ tránh được tình trạng tối tăm, ngột ngạt và ẩm thấp cho nhà bạn.

Chưa hết, nó cũng giúp tổng thể ngôi nhà được rộng rãi và tràn ngập ánh sáng; thay vì một bức tường bê tông kín, làm che chắn đi tầm nhìn.

Phong thủy tốt lành

Theo phong thủy cho biết, giếng trời có một ý nghĩa rất tâm linh; mang lại nhiều lộc trời và sự may mắn, tiền tài cho gia chủ. Không những vậy, khu vực cầu thang thường được đặt đúng vị trí trung tâm của ngôi nhà; nên khi thiết kế giếng trời trên cầu thang, nó sẽ có ý nghĩa là tập trung phong thủy tốt lành vào trung tâm của ngôi nhà. Điều này mang đến an khang, thịnh vượng cho gia chủ.

Vậy nên, gia chủ cần cân nhắc đến việc xây dựng giếng trời cầu thang. Nếu nhà của bạn nằm tại khu vực thiếu sáng và thông khí không tốt; thì nên xây giếng trời ở khu vực cầu thang. Thiết kế này sẽ giúp cho ngôi nhà bạn được sáng sủa, rộng rãi hơn. Vậy nhưng, khi xây dựng giếng trời cầu thang; bạn nên chú ý tới thiết kế sao cho phù hợp với không gian cũng như mái che giếng trời hợp lý.

Ưu điểm của giếng trời cầu thang

Ưu điểm của giếng trời cầu thang
Ưu điểm của giếng trời cầu thang

Dưới đây là một số ưu điểm của giếng trời cầu thang:

Giúp đón gió, lưu thông không khí

Một trong những chức năng quan trọng của giếng trời đấy chính là lấy gió tự nhiên. Theo đó, giếng trời giúp cho quá trình lưu thông; cũng như trao đổi không khí giữa môi trường bên trong và môi trường bên ngoài ngôi nhà diễn ra đều đặn; giúp cho ngôi nhà trở nên thoáng mát, trong lành và dễ chịu hơn rất nhiều. Đây cũng chính là lý do khiến nhiều gia chủ phải cân nhắc giữa việc có hay không thiết kế giếng trời để ngôi nhà của mình được mát mẻ, đặc biệt là trong mùa hè oi bức.

Thiết kế giếng trời cầu thang giúp đón ánh sáng

Giếng trời chính là một giải pháp kỹ thuật vô cùng tối ưu; nhằm cung cấp nguồn ánh sáng tự nhiên cho ngôi nhà với quá trình chiếu sáng từ phần mái giếng trời xuống phần chân giếng trời. Từ đó, nó giúp nguồn ánh sáng được lan tỏa toàn bộ không gian nội thất; vậy nên rất cần thiết để thiết kế giếng trời cho nhà thiếu sáng tự nhiên. Cũng theo phong thủy; ánh sáng tự nhiên chính là nguồn sinh khí giúp duy trì được sức khỏe và sức sống cho con người. Chính vì vậy mà ánh sáng là một yếu tố không thể thiếu trong căn nhà.

Đặc biệt là trong những ngôi nhà ống có mặt tiền nhỏ hẹp và có kích thước chiều sâu lớn; thì việc mang lại nguồn ánh sáng tự nhiên cho không gian nội thất; là điều rất cần thiết khi sử dụng biện pháp thiết kế giếng trời.

Tiết kiệm điện năng

Nhờ có giếng trời mà không gian nội thất được trở nên sáng sủa và mát mẻ hơn. Và cũng nhờ đó mà chúng ta tiết kiệm được một năng lượng điện đáng kể; cho các hệ thống đèn chiếu sáng và làm mát, từ đó mang lại hiệu quả kinh tế.

Gia tăng tính thẩm mỹ

Từ thời kỳ phục hưng, giếng trời được xuất hiện ở châu Âu; cụ thể là tại các nhà thờ lớn, bảo tàng cổ và được cách tân qua nhiều thời kỳ; từ đó mang lại sự phù hợp hơn với nhu cầu sử dụng.

Vị trí giếng trời hợp phong thủy

Xét theo phong thủy nhà ở, giếng trời không những giúp gia chủ tận hưởng nguồn không khí ánh sáng tự nhiên; mà nó còn có tác dụng mang đến sức khỏe cũng như sự thịnh vượng và tài lộc cho cả gia đình.

Nhược điểm của giếng trời cầu thang

Bên cạnh những ưu điểm trên thì giếng trời cầu thang cũng có một số nhược điểm dưới đây:

Tiếng vang âm thanh

Được thiết kế sâu và có những nét tương đồng với giếng nước thông thường; nhược điểm rõ nhất của Giếng Trời đấy chính là khuếch đại âm thanh. Chắc rằng với bất cứ ai cũng vậy, bạn sẽ chẳng vui vẻ gì khi những câu chuyện cần riêng tư; thì lại có tiếng vang văng vẳng khắp nhà. Khi bạn nói chuyện ở tầng một nhưng tiếng vang có thể phát lên cả tận tầng trên vẫn nghe thấy rõ.

Cách khắc phục:

  • Có thể tăng độ dày của tường bằng cách ốp đá tự nhiên, ốp gạch, sơn gai,… để tiêu âm.
  • Ở phần Đáy Giếng nên thiết kế tiểu cảnh.
  • Trồng những loại cây có thể sống trong nhà và cây leo tường.

Ứ đọng nước mưa

Giếng Trời với thiết kế đặc biệt là phần Đỉnh Giếng nằm ở vị trí cao nhất của ngôi nhà. Vậy nên đây là nơi đầu tiên hứng chịu bất cứ sự thay đổi nào của thời tiết. Nếu phần Đáy Giếng không được xây dựng một cách hợp lý; thì ngôi nhà sẽ phải đối mặt với những “thảm họa” vào mỗi mùa mưa lũ tới.

Cách khắc phục: Nghiên cứu cũng như thiết kế hệ thống thoát nước tốt và hiện đại nơi Đáy Giếng.

Nóng gay gắt vào mùa hè

Nóng gắt vào mùa hè là điều không ai mong muốn cả. Và trong ngôi nhà của mình cũng có rất nhiều nhu yếu phẩm; cần phải tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Chưa kể đến còn nhiều vật dụng cá nhân như quần áo nếu tiếp xúc với nắng; sẽ gây ra tình trạng bị bai màu nhanh. Vào mùa hè, lượng ánh sáng nóng mà Giếng Trời đón vào nhà là rất lớn. Kéo theo đó là sự giảm tuổi thọ của những đồ vật trong gia đình bạn.

Cách khắc phục:

  • Sử dụng chất liệu tốt để có thể che Đỉnh Giếng; từ đó có thể chủ động hơn trong việc hạn chế nguồn năng lượng ánh nắng gắt, có hại.
  • Không nên tích trữ quá nhiều vật dụng trong nhà, chúng ta chỉ nên mua đồ với số lượng cần thiết.

Một số lưu ý khi thiết kế giếng trời trên cầu thang

Một số lưu ý khi thiết kế giếng trời trên cầu thang
Một số lưu ý khi thiết kế giếng trời trên cầu thang

Bên cạnh những ưu điểm thì khi thiết kế giếng trời cầu thang; gia chủ cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Cách đặt giếng trời hợp phong thuỷ
  • Khi đặt giếng trời, bạn hãy đặt nó ở cung Tài Lộc hoặc Thiên mạng.
  • Tránh đặt giếng trời ở trước nhà.
  • Trung tâm ngôi nhà chính là vị trí nên đặt giếng trời.
  • Nếu nhà bạn thiếu mặt bằng thì hãy đặt giếng trời tại góc méo; để có thể hóa giải sát khí.
  • Nên trang trí giếng trời cầu thang bằng cách đặt cây xanh và nước ở xung quanh.

Kích thước giếng trời

Kích thước giếng trời cầu thang cần đảm bảo theo nguyên tắc 5%; có nghĩa là diện tích của giếng sẽ không được vượt quá 5% so với diện tích của sàn nhà. Điều này sẽ đảm bảo được tính thẩm mỹ; cũng như tính tiện ích trong quá trình sinh hoạt. Ngoài ra, với các ngôi nhà có ít cửa sổ làm cho không gian trở nên bí bách và chật chội; thì tỉ lệ phần trăm này có thể lên 15%.

Thông thường, những thiết kế giếng trời trên cầu thang; đều có kích thước thông dụng là 4 – 6m2 và chúng được thiết kế theo những hình dáng đa dạng; chẳng hạn như hình tròn, hình vuông hình elip,… phụ thuộc vào sở thích cũng như đặc điểm của ngôi nhà.

Mái che giếng trời

Như đã nói trên, giếng trời được chia làm 3 bộ phận là phần đáy giếng, phần thân và đỉnh giếng. Trong đó, bộ phần đỉnh giếng sẽ nắm một vai trò rất quan trọng trong việc mang đến độ thẩm mỹ; cũng như tính an toàn của giếng. Với thiết kế giếng trời trên cầu thang, phần đỉnh giếng lại nắm giữ một vai trò quan trọng hơn; nó có công dụng bảo vệ bởi đây là khu vực đi lại và thường xuyên di chuyển của các thành viên trong gia đình. Vậy nên gia chủ cần chú ý tới vài điểm sau:

Khi lựa chọn vật liệu cho phần mái che của đỉnh giếng; bạn cần đặc biệt quan tâm. Tấm lấy sáng hay tấm polycarbonate chính là vật dụng thông dụng nhất; dùng để làm mái che cho giếng trời. Chúng có các đặc điểm như trong suốt, bền bỉ, anh toàn và hấp thu được nguồn ánh sáng; vừa đủ cho không gian trong ngôi nhà. Ngoài ra,những loại vật liệu khác như bạt, kính hoặc tole cũng có thể sử dụng để thay thế vô cùng tốt.

Mái che cố định hay mái che di động đều rất phù hợp. Phụ thuộc vào nhu cầu và sở thích sử dụng của từng gia đình mà chọn lựa. Nếu bạn là người yêu thiên nhiên và lâu lâu lại muốn được ngắm nhìn bầu trời qua giếng trời; hay thu được hứng toàn bộ ánh sáng bên ngoài; thì chiếc mái che di động chính là lựa chọn hoàn hảo; nó sẽ giúp bạn làm điều đó. Còn nếu không thì một chiếc mái che cố định lại là lựa chọn vừa an toàn lại tiết kiệm hơn.

Trang trí vách cầu thang và giếng trời như thế nào

Giếng trời là một chiếc ống dài xuyên suốt ngôi nhà; với mục đích để lấy gió và lấy sáng cho không gian. Vậy nên nó thường sẽ rất đơn điệu và không mang lại nhiều tính thẩm mỹ. Bởi vậy nên gia chủ cần trang giếng trời cầu thang nếu muốn ngôi nhà được trở nên đẹp hơn. Vậy nhưng, không phải ai muốn trang trí nội thất cho giếng đều được. Và dưới đây là một số lưu ý mà gia chủ cần biết khi trang trí giếng trời để cầu thang:

Những chậu cây hay đèn trang trí “lủng lẳng” bên trên thân giếng là những thứ mà gia chủ không nên treo. Bởi cầu thang là khu vực thường xuyên diễn ra hoạt động qua lại; nếu bạn trang trí giếng trời với những món đồ như vậy; thì sẽ gây ra cảm giác không được chắc chắn và không an toàn cho mọi người.

Không những thế, tình trạng hỏng hóc hay rơi rớt bất thường là điều mà chúng ta khó để có thể kiểm soát được, điều này thật sự nguy hiểm.

Hệ thống đèn led chất lượng là thứ mà bạn nên lựa chọn cho giếng trời. Những thứ này sẽ dễ dàng hơn trong việc thay đổi nếu chúng xảy ra tình trạng hỏng hóc.

Gia chủ có thể xây dựng hòn non bộ ở phần đáy giếng và để thêm những cây cảnh giúp cảnh quan được sinh động hơn. Đây cũng sẽ là điểm nhấn rất ấn tượng cho khu vực cầu thang này.

Nên ốp những viên gạch sần nhám ở phần thân giếng; để giúp nâng cao tính thẩm mỹ và làm giảm tải tình trạng vang vọng âm thanh trong căn nhà.

Tổng hợp 20 mẫu thiết kế giếng trời trên cầu thang đẹp, độc đáo

Dưới đây là tổng hợp những xu hướng thiết kế giếng trời đẹp 2022:

Ảnh 1: Những ô thông gió với màu xanh nước biển sẽ làm giảm bớt độ chói của ánh sáng tự nhiên, từ đó giúp cho nguồn ánh sáng khi vào nhà sẽ trở nên dịu mát hơn.

Mẫu thiết kế giếng trời cầu thang số 1
Mẫu thiết kế giếng trời cầu thang số 1 

Ảnh 2: Ở thành phố đông đúc, nhiều gia đình chỉ có đủ không gian để xây nhà ống với lòng có chiều sâu và chiều ngang hẹp. 

Mẫu thiết kế giếng trời đơn giản
Mẫu thiết kế giếng trời đơn giản

Ảnh 3: Cầu thang lan can kính chưa thực sự được sử dụng nhiều trong kiến trúc gia đình Việt Nam. Nhưng đây lại là sự phối hợp giếng trời cạnh cầu thang vô cùng hoàn hảo. 

Mẫu thiết kế giếng trời cầu thang số 3
Mẫu thiết kế giếng trời cầu thang số 3

Ảnh 4: Cầu thang bê tông là một thiết kế khá mới lạ ở Việt Nam. Nếu gia chủ nào yêu thích sự độc đáo và muốn tạo chất riêng cho nhà mình thì sự kết hợp với giếng trời như hình dưới đây. 

Mẫu thiết kế giếng trời cầu thang số 4
Mẫu thiết kế giếng trời cầu thang số 4

Ảnh 5: Với giếng trời có mái kính cạnh cầu thang, nhiều người sẽ lầm tưởng rằng nó chỉ có chức năng chống mưa và lấy ánh sáng.

Mẫu thiết kế số 5
Mẫu thiết kế số 5

Ảnh 6: Không gian ngôi nhà được tràn ngập ánh sáng khi được thiết kế giếng trời cầu thang. 

Mẫu thiết kế giếng trời cầu thang số 6
Mẫu thiết kế số 6

Ảnh 7: Bậc cầu thang đá hoa cương được kết hợp với ánh sáng xuyên qua mái che 

Mẫu thiết kế số 7
Mẫu thiết kế số 7

Ảnh 8: Xét về phong thủy thì việc đặt bể thủy sinh ngay dưới chân cầu thang là chưa đúng. 

Mẫu thiết kế số 8
Mẫu thiết kế số 8

Ảnh 9: Thiết kế giếng trời cầu thang đơn giản 

Mẫu thiết kế số 9
Mẫu thiết kế số 9

Ảnh 10: Mẫu giếng trời kết hợp với cầu thang xoắn. 

Mẫu thiết kế số 10
Mẫu thiết kế số 10

Tổng kết

Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp cho bạn giải đáp những thắc mắc về giếng trời cầu thang và đưa ra quyết định rằng có nên xây giếng trời hay không. Chúng tôi mong rằng đây là những thông tin vô cùng hữu ích giúp bạn có được những những ý tưởng thiết kế giếng trời ưng ý nhất nhé.

Và để tìm hiểu thêm các thông tin một cách cụ thể hơn nữa, bạn có thể liên lạc ngay với Mogi.vn để được nhân viên tư vấn một cách nhanh chóng nhất.

Xem thêm bài viết: 

  • Những ý tưởng thiết kế quán cafe nhỏ đẹp giá rẻ cực chất
  • Nhà cấp 4 là gì? Quy định về nhà cấp 4 và cách phân biệt
  • Top 15 mẫu phòng tắm nhỏ 3m2 đẹp nhất năm 2022
Võ Hương
Võ Hương
Minh Hương Pynie - Hiện là Content Marketer Manager của báo Mua&Bán - ấn phẩm thông tin quảng cáo phía nam của báo công thương, Bộ Công Thương Việt Nam.
spot_img

TIN LIÊN QUAN