Trong xây dựng, diện tích thông thuỷ là gì? Đây là một khái niệm quan trọng, được nhiều người nhắc đến. Nếu bạn đang tìm hiểu về xây dựng, khái niệm diện tích trong xây dựng, đọc ngay bài viết này. News Mogi sẽ mang tới cho bạn những thông tin chính xác đấy.
Diện tích thông thuỷ là gì?
Những thông tin dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về khái niệm này. Cùng tìm hiểu nhé.
Khái niệm diện tích thông thuỷ
Thông thuỷ là cách tích diện tích thường được áp dụng đối với căn hộ. Nó đo theo những nơi nước có thể lan toả được. Hiểu đơn giản, đó chính là diện tích sử dụng được của căn hộ. Trong đó bao gồm cả phần diện tích tường ngăn các phòng. Cùng với đó là diện tích logia, ban công gắn liền với căn hộ đó.
Diện tích thông thuỷ của căn hộ thường không được tính phần tường bao quanh ngôi nhà. Tường phân chia giữa các căn hộ, diện tích sàn có cột, hộp kỹ thuật nằm bên trong căn hộ cũng không được tính gộp vào phần diện tích thông thuỷ.
Không chỉ tại Việt Nam, trên thế giới cách tính diện tích thông thuỷ cũng rất phổ biến. Nó còn được biết đến với tên gọi khác là diện tích trải thảm căn hộ. Điều này đồng nghĩa với việc ở đâu trải được thảm thì sẽ được tính diện tích trong cách tính này.
Một lưu ý nhỏ mọi người cần chú ý khi tính diện tích thông thuỷ là nếu tính diện tích ban công thì tính toàn bộ diện tích sàn. Trường hợp ở ban công có diện tích tường chung thì bắt đầu tính diện tích từ vạch mép trong của tường chung đó là bao nhiêu.
>>> Xem thêm: Thủ tục xin giấy phép xây dựng mới nhất 2020 mà bạn nên chú ý.
Công thức tính diện tích thông thuỷ là gì?
Hiện tại, công thức tính diện tích thông thuỷ của các căn hộ đã được áp dụng chung. Cụ thể, nó sẽ được tính theo công thức dưới đây.
- Diện tích thông thuỷ = {Diện tích tường ngăn phòng + diện tích ban công, logia + diện tích ở} – {Diện tích tường bao quanh + tường phân chia căn hộ + diện tích sàn có cột + hộp kỹ thuật}
Như vậy, qua những thông số diện tích được cung cấp bạn có thể dễ dàng tính được diện tích thông thuỷ. Từ đó, nhanh chóng có được thông tin mình cần.
Phân biệt diện tích thông thuỷ với diện tích tim tường là gì
NGoài diện tích thông thuỷ, trong xây dựng còn phổ biến khái niệm diện tích tim tường. Vậy hai loại diện tích này khác nhau như thế nào?
Trước tiên, hãy cùng tìm hiểu về khái niệm diện tích tim tường để tìm hiểu điều này nhé.
Diện tích tim tường là gì?
Dưới đây, cùng tìm hiểu về khái niệm diện tích tim tường trong xây dựng là gì nhé.
Khái niệm
Tim tường, diện tích tim tường chính là cách tính diện tích đặc biệt, khác với diện tích thông thuỷ. Theo đó, diện tích tim tường sẽ được tính theo cách khác biệt. Đó chính là đo từ tâm tường ở trung tâm căn hộ. Cách này còn được gọi với tên khác là đo diện tích sàn xây dựng.
Trong diện tích tim tường, bạn sẽ tính cả phần diện tích tường bao xung quanh căn hộ, ngôi nhà đó. Tường phân chia các căn hộ, không gian cũng được tính. Đặc biệt, phần có cột, hộp kỹ thuật của căn hộ đó cũng được xem là một phần của diện tích tim tường.
>>> Xem thêm: Palm Garden – Dự án mang những ưu điểm vàng khiến nhiều người thèm muốn.
Cách tính diện tích tim tường
Để so sánh diện tích tim tường và thông thuỷ, cách đơn giản nhất chính là tìm hiểu công thức. Dưới đây là công thức tính diện tích tim tường của một không gian.
- Diện tích tim tường = diện tích tường ngăn phòng + diện tích sử dụng để ở + diện tích ban công/ logia.
Hiện tại, công thức này đã được công nhận tính chính xác. Đồng thời, áp dụng rộng rãi trong xây dựng với nhiều ưu điểm cũng như ý nghĩa hoàn toàn riêng biệt.
Phân biệt diện tích tim tường và diện tích thông thuỷ
Từ hai khái niệm, thông tin kể trên, bạn đã có được những cái nhìn rõ nét nhất về diện tích tim tường và diện tích thông thuỷ. Có thể thấy rằng, diện tích tim tường khi tính tổng thể sẽ lớn hơn so với diện tích thông thuỷ.
Tuy nhiên, diện tích thông thuỷ mới chính là diện tích ở. Và nó thể hiện rõ nhất phần diện tích mọi người có thể sử dụng để bài trí, sinh hoạt hàng ngày.
Trong xây dựng và mua bán căn hộ, việc đo thông thuỷ sẽ mang lại lợi ích cho người mua hơn. Nhưng cách thức đo diện tích tim tường cũng rất quan trọng. Nó giúp thực thi quyền chủ sở hữu của người nắm quyền. Do đó, cách đo tim tường thường được xem là phương án tốt để hạn chế tranh chấp trong thực tế.
>>> Xem thêm: Phân hạng chung cư là gì? Ý nghĩa của việc phân hạng chung cư là gì?
Lưu ý cần ghi nhớ về cả hai phương thức đo diện tích thông thuỷ và đo tim tường
Nếu bạn thực hiện đo tim tường, diện tích căn hộ, không gian sẽ lớn hơn. Tuy nhiên, giá bán tính trên từng mét vuông sẽ giảm đi so với cách đo thông thuỷ.
Hợp đồng mua bán nhà thường là hợp đồng dân sự. Chính vì vậy, hai bên có thể thoả thuận kỹ lưỡng về việc sử dụng cách đo nào. Từ đó, có được lựa chọn tốt nhất, đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên.
Khi đó, sẽ biết nên giữ thước thông thuỷ hoặc đo tim tường. Từ đó, mang lại thuận lợi cho việc sở hữu nhà và hạn chế tranh chấp không đáng có trong mua bán.
Một số khái niệm liên quan tới diện tích thông thuỷ là gì
Trong lĩnh vực đo diện tích thông thuỷ, có một số khái niệm cần chú ý. Dưới đây, hãy cùng tìm hiểu về chúng để biết cách tính toán tốt nhất trong thực tế.
Diện tích thông thuỷ cửa là gì?
Khái niệm
Khái niệm này còn được biết đến với tên gọi kích thước thông thuỷ cửa, kích thước lọt sáng. Hiểu đơn giản, nó chính là khoảng cách giữa hai cạnh đối diện xuất hiện trong không gian kiến trúc.
Đây được xem là một thuật ngữ quan trọng, có ý nghĩa lớn trong ngành xây dựng. Nó giúp mọi người nắm được đặc điểm lọt sáng, thông thuỷ cửa của căn hộ.
Cách thức đo kích thước thông thuỷ cửa
Trong thực tế, kích thước này thường được đo bằng thước thông thuỷ, thước Lỗ Ban. Mọi người sẽ cần trú trọng lựa chọn những kích thước thuộc các cung đẹp. Từ đó, mang lại nhiều ý nghĩa may mắn trong phong thuỷ.
Dưới đây là một vài con số đẹp về cả mặt thẩm mỹ lẫn phong thuỷ. Bạn hãy tham khảo nhé.
Ký hiệu quan trọng:
- RTT: Rộng thông thuỷ.
- RPB: Rộng phủ bì.
- CTT: Cao thông thuỷ.
- CPB: Cao phủ bì.
Gợi ý những kích thước gợi ý dành cho bạn khi đo thông thuỷ cửa:
- Thông thuỷ cửa đi mở quay: RTT = RPB – 132mm; CTT = CPB – 66mm;
- Cửa đi chia vách: RTT = RPB – 132; CTT = CPB – 38;
- Cửa sổ mở quay: RTT = RPB – 100; CTT = CPB – 100;
- Cửa đi trượt: RTT = RPB – 68; CTT = CPB – 65;
- Cửa sổ trượt ray bằng: RTT = RPB – 68; CTT = CPB – 65;
- Cửa sổ trượt ray lệch: RTT = RPB – 68; CTT = CPB – 80;
- Cửa xếp trượt: RTT + 8,4mm cho cả hai bên; CTT + 7cm duy nhất cho cạnh trên. Lưu ý ở đây là phần dưới cửa sẽ sử dụng âm sàn.
Diện tích thông thuỷ cầu thang là gì?
Thông thuỷ cầu thang chính là phần diện tích sàn tương ứng được dùng để xây dựng cầu thang. Nó thường được tính theo diện tích hình chiếu của cầu thang lên mặt sàn thay vì diện tích của toàn bộ cầu thang. Bạn nên lưu ý điều này để tính toán thật kỹ diện tích thông thuỷ trong các căn hộ, căn nhà của mình.
Lời kết
Như vậy, bạn đã có những thông tin cần thiết để biết diện tích thông thuỷ là gì. Có thể thấy, khái niệm này mang nhiều ý nghĩa và có ảnh hưởng rất lớn trong phong thuỷ cũng như xây dựng.
Nếu bạn đang tìm hiểu về lĩnh vực xây dựng, đây thực sự là một khái niệm quan trọng. Trong trường hợp có bất kỳ điều gì băn khoăn, hãy liên hệ ngay với chúng tôi. News Mogi sẽ mang tới cho bạn nhiều thông tin hữu ích đấy.
Lan Nguyễn – Content Writer
>>> Xem thêm: Quy hoạch 1/500 là gì và những điều bạn nên biết.