Địa chỉ cư trú là gì? Những ai được cấp địa chỉ cư trú? Làm thế nào để đăng ký địa chỉ cư trú một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất? Hãy cùng Mogi tìm hiểu những thông tin cần thiết qua bài viết sau đây nhé!
Địa chỉ cư trú là gì?
Địa chỉ nơi cứ trú là gì? Cư trú được quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật Cư trú 2020. Đó là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã.
Vậy địa chỉ cư trú là gì? Địa chỉ cư trú bao gồm địa chỉ thường trú và địa chỉ tạm trú. Trong đó:
- Địa chỉ thường trú: nơi công dân sinh sống thời gian ổn định, lâu dài. Và công dân đã đăng ký thường trú với cơ quan có thẩm quyền.
- Địa chỉ tạm trú: nơi mà công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú. Và công dân đã đăng ký tạm trú với cơ quan có thẩm quyền.
Công dân có thể lựa chọn điền nơi tạm trú hoặc thường trú khi hoàn thiện thông tin về địa chỉ cư trú. Pháp luật công nhận và bảo vệ thông tin về địa chỉ cư trú cho từng cá nhân.
>>>Xem thêm: Nơi thường trú là gì? Phân biệt nơi thường trú, nơi cư trú, nơi tạm trú
Trường hợp không có địa chỉ cư trú và cách khai báo cư trú
Công dân không đủ điều kiện đăng ký thường trú, tạm trú. Điều này dẫn đến không xác định được nơi thường, tạm trú thì nơi cư trú được quy định là nơi ở hiện tại của người đó.
Nếu công dân không có chỗ ở cụ thể thì nơi cư trú được xác định là nơi thực tế công dân đang sinh sống ở đơn vị hành chính cấp xã.
Công dân cần khai báo thông tin về nơi cư trú của mình với cơ quan đăng ký cư trú tại nơi ở hiện tại nếu người đó không có nơi tạm trú, thường trú.
Cách khai báo cư trú
Bước 1: Khai báo cư trú tại cơ quan có thẩm quyền
Cơ quan nơi công dân có thể đến để khai báo cư trú gồm:
- Công an xã/ phường/ thị trấn;
- Công an quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh/thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã.
Bước 2: Khai báo thông tin cá nhân
Công dân cung cấp thông tin cá nhân của mình với cơ quan quản lý cư trú. Ví dụ: họ và tên, số định danh cá nhân, giới tính, quốc tịch, nơi ở hiện tại…
Cơ quan đăng ký cư trú sẽ xác thực thông tin của người khai báo cư trú bằng cách thu thập thông tin. Hoặc trao đổi với người thân của người đó. Hoặc cơ quan quản lý sẽ đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, xác minh thông tin mà công dân cung cấp.
Bước 3: Nhận số định danh, giấy xác nhận địa chỉ cư trú
Nếu công dân chưa có số định danh cá nhân thì sau khi kiểm tra, xác minh thông tin của công dân và xác nhận đó là thông tin chính xác, cơ quan đăng ký cư trú sẽ tiến hành thủ tục cần thiết để đơn vị quản lý Cơ sở dữ liệu thực hiện việc xác lập và cấp số định danh cá nhân cho công dân.
Sau đó, cơ quan thực đăng ký cư trú sẽ cập nhật thông tin cá nhân của công dân vào Cơ sở dữ liệu về cư trú. Và thông báo, cấp giấy xác nhận địa chỉ cư trú cho công dân.
Bước 4: Khi đủ điều kiện, công dân đăng ký thường trú, tạm trú
Ngay khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về cư trú, công dân được cấp giấy xác nhận thông tin về cư trú có trách nhiệm đăng ký tạm trú hoặc thường trú.
Những quy định về quyền cư trú
Cá nhân
Hẳn là bạn đã có cho mình câu trả lời về địa chỉ cư trú là gì? Vậy đối với một công dân Việt Nam, pháp luật quy định về quyền cư trú ra sao? Xác định địa chỉ cư trú hiện tại là gì với từng cá nhân? Hãy cùng Mogi tìm hiểu nhé!
Nơi một người thường xuyên sinh sống được xác định là nơi cư trú của người đó. Trong trường hợp không xác định được nơi người đó thường xuyên sinh sống thì nơi người đó đang sinh sống chính là địa chỉ cư trú.
>>> Xem thêm: DHT là đất gì? Có được mua bán đất DHT hay không?
Cách xác định địa chỉ cư trú là gì? Đó là xác định theo đơn vị hành chính mà công dân sinh sống. Ví dụ: xã, phường, quận, huyện…
Nơi cư trú là nơi công dân thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự. Là nơi khi công dân chết thì mở thừa kế. Nơi xác định tình trạng mất tích hoặc đã chết của cá nhân. Nơi tống đạt các giấy tờ. Cũng là nơi thẩm quyền giải quyết các vụ kiện dân sự của tòa án mà bị đơn là công dân.
Trong quan hệ dân sự, nếu một bên thay đổi địa chỉ cư trú gắn liền với việc thực hiện quyền và nghĩa vụ thì cần thông báo nơi cư trú mới cho bên kia.
Người nước ngoài
Nơi cư trú nghĩa là gì? Ngoài công dân Việt Nam, trên lãnh thổ Việt Nam vẫn có người nước ngoài sinh sống và làm việc. Liệu rằng đối với người mang quốc tịch nước khác, quy định pháp luật về địa chỉ cư trú của họ là sao? Có gì khác so với người Việt Nam?
Pháp luật định nghĩa người nước ngoài thường trú tại Việt Nam như sau: là người không có quốc tịch Việt Nam, mang quốc tịch của một nước khác cư trú, làm việc và sinh sống tại Việt Nam.
Nếu muốn được phép cư trú tại Việt Nam, họ phải xin cấp thẻ thường trú.
Đăng ký địa chỉ cư trú ở cơ quan có thẩm quyền nào
Cơ quan có thẩm quyền làm thủ tục đăng ký địa chỉ cư trú được quy định tại Khoản 4 Điều 2 Luật Cư trú 2020. Gồm: “Công an xã, phường, thị trấn; Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã”.
>>>Xem thêm: Tra cứu số thửa đất – Cách tra cứu thông tin thửa đất nhanh nhất
Hồ sơ khi đăng ký địa chỉ cư trú
- Hồ sơ đăng ký thường trú đối với công dân sở hữu nhà ở hợp pháp, gồm:
+ Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (mẫu CT01).
+ Tài liệu, giấy tờ về quyền sở hữu chỗ ở hợp pháp.
- Hồ sơ đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp, không thuộc quyền sở hữu của cá nhân (vợ về ở với chồng; con về ở với cha, mẹ; chồng về ở với vợ;…), gồm:
+ Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (mẫu CT01).
+ Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ thân nhân với chủ hộ. Trường hợp đã có thông tin thể hiện trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc Cơ sở dữ liệu chuyên ngành, quy định tại điều 6, Nghị định số 62/2021/NĐ-CP thì không cần.
+ Giấy tờ có liên quan chứng minh điều kiện người khuyết tật, người già…
- Điều 20, 21 Luật Cư trú quy định những trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ thì hồ sơ đăng ký hộ khẩu đối với người thuê nhà gồm có:
+ Tờ khai thay đổi thông tin cư trú. Trong đó nếu chưa có ý kiến đồng ý bằng văn bản, cần ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp được cho ở nhờ, cho mượn hoặc cho thuê. Hoặc người được ủy quyền.
+ Hợp đồng cho ở nhờ, cho mượn, cho thuê. Hoặc văn bản đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật;
+ Giấy tờ, tài liệu chứng minh diện tích nhà ở để đăng ký thường trú.
Điều kiện để đăng ký địa chỉ cư trú
Điều kiện để đăng ký địa chỉ cư trú được quy định rõ tại Điều 20 Luật cư trú 2020.
>>>Xem thêm: 1 hecta bằng bao nhiêu m2? Hướng dẫn quy đổi hecta qua đơn vị khác
Quyền lợi khi có địa chỉ cư trú của công dân
Địa chỉ cư trú hiện tại là gì? Đối với một công dân, quyền lợi được hưởng khi đăng ký địa chỉ cư trú là gì? Điều này được thể hiện rõ nét tại Điều 8 Luật Cư trú 2020 như sau:
1. Lựa chọn, quyết định nơi cư trú của mình, đăng ký cư trú phù hợp với quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Được bảo đảm bí mật thông tin cá nhân, thông tin về hộ gia đình trong Cơ sở dữ liệu về cư trú, trừ trường hợp cung cấp theo quy định của pháp luật.
3. Được khai thác thông tin về cư trú của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; được cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của mình xác nhận thông tin về cư trú khi có yêu cầu.
4. Được cơ quan đăng ký cư trú cập nhật, điều chỉnh thông tin về cư trú của mình trong Cơ sở dữ liệu về cư trú khi có thay đổi hoặc khi có yêu cầu.
5. Được cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc thực hiện quyền tự do cư trú của mình khi có yêu cầu.
6. Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện biện pháp bảo vệ quyền tự do cư trú.
Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với hành vi vi phạm pháp luật về cư trú theo quy định của pháp luật
Một số lưu ý khi đăng ký địa chỉ cư trú
Công dân có quyền tự do lưu trú, tuy nhiên có 3 trường hợp dưới đây cần phải lưu ý khi đăng ký địa chỉ cư trú. Đó là:
- Thứ nhất. Cá nhân đang bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế, sử dụng quyền tố tụng hoặc bị cấm di chuyển khỏi nơi cư trú.
- Thứ hai. Cá nhân bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án, đang trong thời gian hưởng án treo. Hoặc trường hợp xem xét tạm dừng, trì hoãn, chưa thi hành án hoặc áp dụng các hình thức phạt tù. Cá nhân đang bị quản chế cấm di chuyển khỏi địa phương.
- Thứ ba. Cá nhân đang trong thời gian chấp hành các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở chữa bệnh, giáo dục nhưng đang tạm đình chỉ hoặc hoãn chấp hành.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn một số thông tin về địa chỉ cư trú là gì? Hãy cập nhật Mogi thường xuyên để đón đọc những bài viết mới nhất nhé!