Ký hiệu CLN là đất trồng cây lâu năm thuộc nhóm đất Nông Nghiệp của Việt Nam, trên bản đồ địa chính. Để hiểu hơn về loại đất này, hãy cùng Mogi.vn tìm hiểu qua về khái niệm đất trồng cây lâu năm và giải quyết những thắc mắc xoay quanh vấn đề lên đất thổ cư cho đất CLN, chi phí lên thổ cư và rủi ro khi mua đất này.
Ký hiệu CLN là đất trồng cây lâu năm?
Theo quy định của Luật đất đai 2013, được giải thích bởi thông tư 25/2014/TT-BTNMT cho biết, CLN là kí hiệu của đất trồng cây lâu năm, loại cây trồng một lần để thu hoạch trong nhiều năm. Trong đó, cây lâu năm được chia 4 bốn loại bao gồm:
- Cây công nghiệp lâu năm: Ca cao, cà phê, cao su, chè, hồ tiêu, cây điều, dâu tằm và cây mắc ca.
- Cây ăn quả lâu năm: Cam, chanh, bưởi, quýt, chôm chôm, măng cụt, nhãn, bơ, sầu riêng, xoài, vải, mít, hồng, mãng cầu, vú sữa, ổi, thanh long.
- Cây dược liệu lâu năm: Đinh lăng, hoàn ngọc, quế khâu, trinh nữ hoàng cung, bạc hà, gấc, hà thủ ô, nhào, chùm ngây.
- Cây lâu năm khác: Gồm những loại dùng để lấy gỗ, tạo bóng mát và tạo cảnh quan cho khu vực xung quanh.
Xem thêm: DDT là gì? Những thông tin chi tiết về đất DDT mà bạn cần biết
Đất CLN có lên thổ cư được không? Chi phí chuyển đổi như thế nào?
Đất CLN có lên thổ cư được không?
Về cơ bản, việc lên đất thổ cư nghĩa là chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất xây dựng nhà ở hoặc công trình. Như vậy, theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013 cho phép chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Tuy nhiên, việc cấp phép phải được thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyền chẳng hạn như Ủy ban Nhân dân (UBND) cấp huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất.
Ngoài ra, người yêu cầu chuyển đổi cũng cần phải thực hiện theo các bước trong quy trình xin chuyển mục đích sử dụng sang đất thổ cư, bao gồm:
- Bước 1: Viết đơn, chuẩn bị hồ sơ xin chuyển đổi
- Bước 2: Nộp hồ sơ lên cơ quan chức năng
- Bước 3: Đóng phí theo quy định
- Bước 4: Nhận kết quả
Chi phí chuyển đổi lên đất thổ cư là bao nhiêu?
Khi thực hiện chuyển đổi lên đất thổ cư, người làm hồ sơ chuyển cần đóng các khoản phí sau: tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ, lệ phí cấp Giấy chứng nhận, phí thẩm định hồ sơ.
Tiền sử dụng đất
- Trường hợp 1: Đất ở và đất nông nghiệp xen lẫn nhau, thì người dân phải đóng tiền sử dụng đất, bằng 50% tiền sử dụng đất theo đất ở và tiền sử dụng đất theo đất nông nghiệp. Tính từ thời điểm có quyết định chuyển đổi của cơ quan chức năng.
Công thức: Tiền sử dụng đất = (A – B) x 50%
Trong đó:
A: Tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở
B: Tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp
- Trường hợp 2: Việc chuyển đổi đất nông nghiệp được nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở, thì tiền sử dụng đất được tính như sau:
Công thức: Tiền sử dụng đất = A – B
Trong đó:
A: Tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở
B: Tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp
Thời hạn nộp tiền chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày thông báo, người dân phải nộp ít nhất là 50%, chậm nhất là 90 ngày người dân phải nộp đủ 50% còn lại.
Lệ phí trước bạ
- Lệ phí trước bạ = (Giá đất tại bảng giá đất x Diện tích) x 0.5%
- Thời hạn nộp là 30 ngày, kể từ ngày phát hành thông báo.
Lệ phí cấp Giấy chứng nhận: Dao động từ 10.000 – 500.000 đồng, tùy thuộc vào danh mục thu, các cấp xã, phường, tổ chức và mức thu của từng tỉnh thành.
Phí thẩm định hồ sơ: Do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định. Vì vậy, không phải tỉnh nào cũng có thu loại phí này hoặc nếu có thu cũng sẽ không giống nhau.
Xem thêm: Quy định về giá chuyển đổi đất vườn sang đất ở năm 2024
Rủi ro khi mua đất trồng cây lâu năm CLN
Đất là một loại tài sản có giá trị lớn, đặc biệt là đất trồng cây lâu năm thường có diện tích rộng. Do đó, khi mua các chủ đầu tư cần quan tâm và tìm hiểu thật kỹ các lô đất, người mua dễ gặp phải các rủi ro như:
Khó đổi sang đất thổ cư
Ở phần “Đất CLN có lên thổ cư được không?” thì Mogi đã giải đáp được cho bạn đọc rằng, người dân có quyền chuyển đổi đất CLN thành đất thổ cư. Tuy nhiên, có thể thấy việc chuyển đổi mất khá nhiều thời gian và thủ tục rườm rà, phải nộp đơn yêu cầu rồi chờ được phê duyệt. Không chỉ thế, người yêu cầu chuyển đổi cũng phải đóng các khoảng phí có liên quan và không nhỏ để lên được đất thổ cư.
Xây nhà trên đất trồng cây lâu năm có thể bị xử phạt
Theo khoản 1 Điều 170 Luật Đất đai 2013 có quy định: “Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan” . Do đó, đất trồng cây lâu năm thì chỉ được trồng cây lâu năm.
Như vậy, việc xây nhà trên đất trồng cây công nghiệp lâu năm là hoàn toàn bất hợp pháp, sử dụng sai mục đích của đất. Để tránh những rắc rối không đáng có trong tương lai, chủ đầu tư cần thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng, tức đổi thành đất thổ cư nếu muốn xây nhà.
Đất trồng cây lâu năm bị vướng quy hoạch
Đất trồng cây lâu năm có thể bị thu hồi bởi các kế hoạch, quy hoạch của nhà nước như thu hồi để xây dựng nên các khu du lịch, công trình công cộng,… Nếu người dân mua phải những lô đất có vướng đến quy hoạch, khả năng cao người mua có thể mất đất hoặc phải chấp nhận bồi thường với giá trị thấp.
Xem thêm: Ký hiệu DYT là gì? Những quy định về việc sử dụng đất cơ sở y tế
Bài viết trên đã cung cấp đến bạn đọc những thông tin có liên quan đến Đất CLN là đất trồng cây lâu năm, bên cạnh đó là giải quyết được những khúc mắc còn tồn đọng trong việc chuyển đổi lên đất thổ cư. Mogi.vn hy vọng rằng, thông qua bài viết này có thể giúp các chủ đầu tư trong tương lai hiểu rõ và tránh được các rủi ro về đất CLN trong tương lai và khi mua đất.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xem thêm một vài loại đất nông nghiệp khác, mà bạn có thể quan tâm:
- RDD là đất rừng đặc dụng? Những điều cần biết về đất rừng đặc dụng
- LUA là đất trồng lúa? Những điều cần biết về đất trồng lúa
- Đất LNK Là Gì? Quy Định Và Lưu Ý Khi Sử Dụng Đất LNK