spot_img
Trang chủPhong thuỷCây trúc mây: Đặc điểm và ý nghĩa phong thủy

Cây trúc mây: Đặc điểm và ý nghĩa phong thủy

Với vẻ đẹp tinh khiết nhưng cũng đầy bí ẩn, cây trúc mây không chỉ là một biểu tượng của sự thanh tao mà còn mang trong mình ý nghĩa sâu sắc về tình yêu và sự tương phản trong cuộc sống. Hiện nay, nhiều gia đình lựa chọn trồng cây trúc mây trong chính không gian sống của mình. Hãy cùng Mogi khám phá những đặc điểm và cách chăm sóc cây trúc mây trong bài viết này.

Thông tin về cây trúc mây

Cây trúc mây (tên khoa học là Rhapis Excelsa) còn được biết đến với tên gọi khác như cây trúc xanh hay cây mật cật, thuộc chi Rhapis trong họ Cau (Arecaceae). Đây là một loại cây có nguồn gốc từ Nhật Bản và Trung Quốc, sau đó được nhân giống lan rộng và trở thành một loại cây trồng phổ biến ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam. 

Nhờ vào khả năng thanh lọc không khí, mang đến một không gian xanh thư giãn và thoải mái cùng một số ý nghĩa phong thủy đặc biệt, trong thời gian gần đây, cây trúc mây đã trở thành một trong những loại cây cảnh phổ biến và được sử dụng để trang trí không gian sống tại Việt Nam. 

cây trúc mây
Cây trúc mây được trồng phổ biến tại Việt Nam.

Đặc điểm của cây trúc mây

Cây trúc mây thuộc loại cây bụi có tốc độ phát triển rất nhanh, thường đạt chiều cao trung bình từ 1,2 đến 2,4 mét. Thân cây trúc mây có nhiều đốt đều nhau và rễ cùng chồi bên ngoài, tạo nên hình dáng giống cây trúc. Lá của cây trúc mây có dạng kép chân vịt, được chia thành 5-10 lá phụ dạng dải. Chúng có đầu nguyên hoặc chia thành 2 thùy nông, có màu xanh đậm bóng và  thường dài khoảng 15 đến 20 centimet. 

cây trúc mây
Đặc điểm của cây trúc mây.

Tham khảo thêm: Top 20+ loài cây trang trí quán cafe đẹp mắt, thu hút tài lộc

Ý nghĩa của cây trúc mây trong phong thủy

Bên cạnh việc cung cấp sự trong lành cho cho không gian sống hay là một loại trang trí phù hợp với nhiều góc khác nhau trong ngôi nhà, cây trúc mây còn được yêu thích và lựa chọn nhiều bởi những ý nghĩa phong thủy của nó.

Với dáng đứng thẳng tắp cùng với khả năng sinh trưởng và phát triển ở nhiều môi trường khác nhau, trong các điều kiện khắc nghiệt, cây trúc mây biểu trưng cho sự mạnh mẽ và kiên trì trong việc vượt qua những thách thức trong cuộc sống. Gia chủ trang trí không gian sống bằng cây trúc mây đồng nghĩa với việc nhận được thông điệp sẽ đạt nhiều thành tựu trong sự nghiệp và cuộc sống, xứng đáng với những nỗ lực của bản thân.

cây trúc mây
Cây trúc mây biểu trưng cho sự mạnh mẽ và kiên trì trong việc vượt qua những thách thức trong cuộc sống.

Cây trúc mây còn được coi là thành viên trong bộ tứ Tùng – Cúc – Trúc – Mai – bộ tứ nổi tiếng và được ưa chuộng với những giá trị đặc biệt, không chỉ giúp xua đuổi tà khí mà còn mang lại may mắn và tài lộc cho gia chủ và các thành viên trong gia đình.

Cây trúc mây hợp với người mệnh Mộc và Hỏa, do đó, đây sẽ là loài thực vật mang đến may mắn, tài lộc và sự thăng tiến trong công việc và sự nghiệp cho những người thuộc hai mệnh này. Dưới đây là các năm sinh tương ứng với mệnh Mộc và Hỏa:

  • Mạng Mộc: 1942, 1943, 1950, 1951, 1958, 1959, 1972, 1973, 1980, 1981, 1988, 1989.
  • Mạng Hỏa: 1926, 1927, 1934, 1935, 1948, 1949, 1956, 1957, 1964, 1965, 1978, 1979, 1986, 1987, 1994, 1995, 2008, 2009.
cây trúc mây
Cây trúc mây hợp với người mệnh Mộc và Hỏa.

Tham khảo thêm: Mệnh mộc hợp cây gì? 13 loại cây mang lại may mắn, tài lộc

Cách trồng và chăm sóc cây trúc mây

Để có những cây trúc mây đẹp nhất, bạn cần lựa chọn một phương pháp trồng phù hợp, đồng thời sau đó cần chăm sóc cây đúng cách để cây được phát triển trong một điều kiện sống tốt nhất. Mogi sẽ chia sẻ cho bạn các cách trồng và chăm sóc cây hiệu quả nhất:

Cách trồng cây trúc mây

Hiện nay, có nhiều phương pháp trồng cây trúc mây được áp dụng. Dưới đây là 3 cách trồng cây hiệu quả nhất được nhiều người đã trải nghiệm chia sẻ:

  • Phương pháp tách bụi:
cây trúc mây
Trồng cây trúc mây bằng phương pháp tách bụi.

Bước 1: Chọn ra cây mẹ khỏe mạnh, không bị sâu bệnh hoặc vàng úa để tách.

Bước 2: Chuẩn bị đất trồng giàu dinh dưỡng (có thể sử dụng phân hữu cơ, phân chuồng,…) và chậu cây có khả năng thoát nước tốt để tránh úng rễ cây.

Bước 3: Tách cây con ra khỏi bụi mẹ, loại bỏ đất ở rễ cây và đặt cây con vào chậu đã chuẩn bị trước đó. Sau đó, tưới nước để cây nhanh chóng phát triển và bén rễ.

  • Phương pháp gieo hạt:
cây trúc mây
Gieo hạt cây trúc mây.

Bước 1: Chọn hạt giống lớn, đều, không bị sâu mọt tấn công.

Bước 2: Ngâm hạt giống trong nước khoảng 10 đến 12 tiếng, sau đó đặt hạt trong vải ướt để ủ.

Bước 3: Gieo hạt vào luống trồng. Trước khi gieo, có thể rắc một lớp mùn lên phía trên để giữ ẩm cho hạt nảy mầm và hạn chế chim và côn trùng tấn công.

Bước 4: Sau khoảng nửa tháng đến một tháng, cây sẽ nảy mầm. Lúc này, tiến hành chăm sóc bình thường và đợi cây đạt chiều cao khoảng 15-20cm trước khi trồng vào chậu để trang trí.

  • Cách trồng cây trúc mây:
cây trúc mây
Trồng và phát triển cây trúc mây từ cây con.

Bước 1: Chọn đất trồng giàu chất hữu cơ, pha cát và xơ dừa. Đất có khả năng giữ ẩm tốt là lựa chọn tốt nhất.

Bước 2: Trồng cây con đã được nhân giống. Đặt xỉ than hoặc một ít phân vào đáy chậu trước, sau đó đặt cây con vào đất cao khoảng nửa chậu.

Bước 3: Sau khi đặt cây con vào chậu, thêm đất để cố định cây. Ấn chặt xung quanh gốc cây để đảm bảo cây được vững chắc. Cuối cùng, tưới ít nước để cây nhanh chóng bén rễ và phát triển.

Cách chăm sóc cây

Sau khi đã lựa chọn phương pháp trồng cây hiệu quả và phù hợp với điều kiện đất và khí hậu, bạn cần lưu ý một số cách chăm sóc dưới đây để đảm bảo cây được phát triển nhanh nhất:

  • Về việc tưới nước: cây trúc mây có rễ chùm phát triển, do đó, cây cần lượng nước khá nhiều để phát triển. Trung bình nên tưới nước cho cây từ 3 đến 4 lần mỗi tuần, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết.
  • Vấn đề tỉa cành: Lá của cây trúc mây xum xuê và dễ khô do thiếu chất dinh dưỡng. Do đó, thường xuyên tỉa bỏ những lá khô héo để cây trở nên thẩm mỹ hơn.
  • Đảm bảo lượng ánh sáng hấp thụ: Bạn nên đặt cây trúc mây gần cửa sổ, ban công để cây nhận đủ ánh sáng cần thiết cho sự phát triển. cây trúc mây thích ánh sáng ban ngày.
  • Nguồn dinh dưỡng cho cây: Vì cây trúc mây không cần quá nhiều chất dinh dưỡng, nên bạn chỉ cần bón phân cho cây khoảng 3 đến 6 tháng một lần là đủ. Khi bón phân, hòa phân với nước để tưới sẽ giúp cây dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng tốt nhất.
  • Phòng ngừa sâu bệnh: cây trúc mây ít gặp sâu bệnh, nhưng thường gặp vấn đề lá vàng hoặc khô do thiếu nước. Trong quá trình chăm sóc, chỉ cần tưới đủ nước và bón thêm lớp vôi vào đất để khử nấm bệnh. Điều này sẽ giúp phòng ngừa sâu bệnh cho cây.
cây trúc mây
Các lưu ý chăm sóc cây trúc mây để đảm bảo cây được phát triển tốt nhất.

Lưu ý khi trồng và chăm sóc, cây trúc mây dễ gặp các bệnh như sâu bệnh hại và bệnh phấn trắng. Bạn có thể sử dụng các biện pháp thân thiện với môi trường như lấy khăn thấm cồn để loại bỏ phấn trắng thay vì sử dụng thuốc trừ sâu. 

Tham khảo thêm: Mệnh Thủy hợp cây gì? Top 13 cây phong thủy để bàn thu hút tài lộc, may mắn

Một số hình ảnh về cây trúc mây trong cuộc sống

Để hiểu rõ được đặc điểm và cách bố trí cây trúc mây trong không gian sống và sinh hoạt của bạn, Mogi gợi ý một số hình ảnh đẹp và chân thực về loại cây này để bạn có thể tham khảo:

cây trúc mây
Hình ảnh cây trúc mây nổi bật.
cây trúc mây
Trang trí không gian sống bằng cây trúc mây.
cây trúc mây
Hình ảnh cây trúc mây đẹp.
cây trúc mây
Tham khảo cách bố trí cây trúc mây.
cây trúc mây
Hình ảnh cây trúc mây trong cuộc sống.

Lời kết

Bài viết trên Mogi đã đưa ra cho bạn đọc các thông tin thú vị về cây trúc mây – một loại cây độc đáo mang nhiều ý nghĩa phong thủy. Hy vọng đây sẽ là một sự lựa chọn phù hợp để giúp không gian sống của bạn trở nên xanh và đẹp hơn. Xem thêm những bài viết chia sẻ kinh nghiệm khác tại Mogi để có thêm nhiều kiến thức bổ ích khác nhé.

Đọc thêm:

 

Gia Hân
Gia Hân
Mình là Gia Hân Huỳnh hiện đang là một Content Creator. Với gần 2 năm kinh nghiệm sáng tạo và tìm hiểu các bài viết liên quan đến bất động sản, phong thủy... hy vọng rằng có thể mang đến những giá trị ý nghĩa cho bạn đọc qua Mogi.
spot_img

TIN LIÊN QUAN