Xây nhà là một việc hệ trọng cần được tính toán và xây dựng một cách tỉ mỉ, thận trọng. Đặc biệt là việc xác định và ước tính lượng vật tư sử dụng. Điều này giúp bạn dự đoán mức chi phí xây nhà hợp lý, tránh tình trạng thừa hoặc thiếu vật tư trong quá trình xây dựng. Trong bài viết này, Mogi sẽ hướng dẫn bạn cách tính gạch xây nhà một cách đơn giản, dễ hiểu và chính xác nhất. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Gạch xây tường thường là những loại gạch nào?
Gạch là vật liệu không thể thiếu trong mỗi công trình xây dựng. Trên thị trường hiện nay có đa dạng các loại gạch phù hợp với từng công trình. Dưới đây là một số loại gạch phổ biến được sử dụng rộng rãi mà bạn có thể tham khảo:
Gạch ống
Gạch ống hay còn được gọi là gạch đất nung, được chế tạo từ hỗn hợp đất sét và nước. Hỗn hợp này được trộn đều rồi tiến hành đúc khuôn, sấy khô và nung ở nhiệt độ cao trong lò nung với thời gian nhất định.
Gạch ống có độ bền cao, không quá nặng, dễ tìm kiếm và giá thành rẻ. Do đó, chúng được sử dụng phổ biến trong xây dựng. Tuy nhiên, khả năng chịu lực của loại gạch này không tốt nên dễ bị vỡ lẹm gây thiếu hụt nguyên liệu.
>>>Xem thêm: Gạch Tuynel là gì? Kinh nghiệm ứng dụng gạch Tuynel trong xây nhà
Gạch thẻ
Gạch thẻ cũng được sử dụng nhiều trong xây dựng cấu trúc tường nhà. Loại gạch thẻ này được làm từ đất sét nung kết hợp với bột đá và các chất phụ gia.
Có nhiều loại gạch thẻ với kích thước khác nhau: gạch thẻ đặc, gạch thẻ 2 lỗ, gạch thẻ 4 lỗ… khá giống với các loại gạch truyền thống. Tuy nhiên, loại gạch này có điểm ưu việt hơn là chống thấm và chịu lực tốt hơn.
Ngoài ra, gạch thẻ còn được dùng để ốp tường trang trí cho ngôi nhà. Ưu điểm của loại gạch này là có độ cứng và khả năng chống thấm tốt, bền màu nên sử dụng được lâu dài. Do đó, gạch thẻ có thể được dùng để ốp tường trong cả nội thất và ngoại thất.
Gạch 6 lỗ
Gạch 6 lỗ thực chất là loại gạch đất nung. Tuy nhiên, gạch 6 lỗ được sản xuất từ loại đất sét chất lượng cao, ủ trong 3-6 tháng, sau đó đem nung ở nhiệt độ cao với kỹ thuật chuyên môn.
Vì vậy, loại gạch này sẽ có trọng lượng nhẹ hơn gạch nung truyền thống. Điều này giúp cho quá trình xây dựng được nhẹ nhàng và nhanh chóng hơn. Gạch 6 lỗ cũng có giá thành tương đối rẻ nên được sử dụng rộng rãi. Đồng thời, 6 lỗ rỗng giúp loại gạch này dễ dàng tản nhiệt giúp ngôi nhà hạn chế tác động của thời tiết bên ngoài.
Gạch block
Gạch block, còn được gọi là gạch không nung, gạch bê tông, là loại gạch được tạo ra từ các nguyên liệu chủ yếu là xi măng và cát. Tiến hành trộn đều các nguyên liệu rồi đổ khuôn định hình, chúng sẽ tự đóng rắn mà không cần qua nhiệt độ.
Gạch block cũng có nhiều loại với mẫu mã phong phú: gạch block bê tông rỗng, gạch block bê tông đặc, gạch ống, gạch polymer hóa…
Gạch block có độ bền tốt, có thể đáp ứng các tiêu chuẩn chịu lực, độ nén, nhiệt độ… Tuy nhiên, gạch block lại có trọng lượng nặng hơn so với các loại gạch khác.
Những nhân tố ảnh hưởng đến cách tính gạch theo m2
Để tính toán chính xác lượng gạch cần trong công trình, bạn cần phải nắm rõ những yếu tố ảnh hưởng đến cách tính. Dưới đây là một số nhân tố ảnh hưởng đáng kể đến cách tính gạch xây nhà:
Kích thước từng viên gạch
Mỗi loại gạch đều được sản xuất với rất nhiều kích thước khác nhau. Khi sử dụng các loại gạch có kích thước lớn thì số lượng gạch sử dụng để xây được 1m2 tường sẽ ít hơn. Vậy nên, trước tiên bạn cần lựa chọn được loại gạch cùng kích thước phù hợp với ngôi nhà của bạn. Sau đó, dựa trên bản thiết kế đưa ra cách tính gạch xây nhà để ước lượng chính xác.
Kiểu xây
Kiểu xây cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn đến cách tính gạch xây nhà theo m2. Chẳng hạn như, gạch xây theo chiều dọc sẽ khác hoàn toàn so với chiều ngang. Bởi diện tích tiếp xúc khác nhau dẫn đến lượng vữa sử dụng không giống nhau. Ngoài ra, kiểu xây dọc hay ngang cũng ảnh hưởng đến cấu trúc, độ chắc chắn và ổn định của bức tường cũng như cách tính gạch xây nhà.
Độ dày của mạch vữa
Bên cạnh cách tính gạch xây nhà chuẩn thì độ dày của mạch vữa sẽ phụ thuộc vào độ đều tay của người thợ xây. Số lượng gạch đã ước tính sẽ khá chính xác khi thợ xây quét vữa đều với độ dày lý tưởng. Mạch vữa ngang nên có độ dày khoảng 12mm và mạch vữa dọc là 10mm. Nếu mạch vữa mỏng sẽ cần nhiều lượng gạch hơn. Ngược lại, mạch vữa dày sẽ cần ít lượng gạch hơn.
>>>Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách tính giá nhân công xây dựng trên 1m2
Cách tính gạch xây nhà
Cách tính gạch xây nhà chuẩn sẽ tùy từng loại gạch. Ví dụ gạch ống 2 lỗ kích thước khoảng 200x95x55mm, khi xây với độ dày mạch vữa 10mm, thì kích thước mỗi viên gạch là 220x115x75mm. Khi đó, tiết diện của gạch bằng 0.075*0.22 = 0.0165 (m2). Lượng gạch cần xây 1m2 là 1/tiết diện gạch. Đối với gạch ống, số lượng cần xây 1m2 là 1/0.0165 = 60.61 viên.
Cứ thế từng loại gạch sẽ có những đặc điểm khác nhau, bên cạnh đó loại tường cũng ảnh hưởng đến cách tính gạch xây nhà. Cùng tìm hiểu cách tính gạch chi tiết, đầy đủ dưới đây:
Cách tính gạch xây tường theo từng loại
Hiện nay, trên thị trường có 4 loại gạch được sử dụng phổ biến là: gạch ống, gạch thẻ, gạch 6 lỗ và gạch block.
Do đó, Mogi sẽ hướng dẫn bạn cách tính gạch xây nhà đơn giản và chính xác nhất với từng loại gạch này.
Gạch ống
Cách tính gạch xây nhà là gạch ống được sản xuất với nhiều loại kích thước khác nhau. Cụ thể, gạch ống 2 lỗ có kích thước khoảng 200x95x55mm, loại 3 lỗ có kích thước 220x60x105mm, loại 4 lỗ có kích thước 80x80x180mm… Người ta thường sử dụng loại gạch ống 2 lỗ để xây tường 110.
Cách tính gạch xây nhà theo gạch ống như sau:
Ban đầu, gạch ống 2 lỗ có kích thước khoảng 200x95x55mm. Sau khi xây kết hợp với độ dày mạch vữa khoảng 10mm thì kích thước mỗi viên gạch sẽ tăng lên thành 220x115x75mm. Khi đó, tiết diện của gạch được tính bằng 0.075*0.22 = 0.0165 (m2).
Lượng gạch cần xây 1m2 tường sẽ được tính là 1/tiết diện gạch. Vậy, đối với gạch ống, số lượng cần xây 1m2 là 1/0.0165 = 60.61 viên. Suy ra thực thế cần khoảng 61 viên. Với loại tường 220 thì cần sử dụng lượng gạch gấp đôi.
Gạch thẻ
Cách tính gạch xây nhà là gạch thẻ hay được sử dụng trong xây dựng thường có hình chữ nhật. Mỗi loại sẽ được thiết kế với kích thước khác nhau.
- Gạch thẻ đặc có kích thước khoảng 195x90x55mm.
- Gạch thẻ 2 lỗ có kích thước khoảng 180x80x45mm.
- Gạch thẻ 4 lỗ có kích thước khoảng 180x80x80mm.
- Gạch thẻ 6 lỗ có kích thước khoảng 195x135x90mm.
Tương tự cách tính như gạch ống, bạn sẽ tính được để xây được 1m2 tường 110, gạch thẻ đặc cần 62 viên, gạch thẻ 2 lỗ cần 77 viên, gạch thẻ 4 lỗ cần 50 viên và gạch thẻ 6 lỗ cần 43 viên.
Gạch 6 lỗ
Cách tính gạch xây nhà là gạch 6 lỗ. Người ta thường sử dụng gạch 6 lỗ với kích thước 210x100x150mm trong xây nhà. Vẫn áp dụng công thức tương tự như gạch ống, với 1m2 tường 110 sẽ cần khoảng 25 viên và tường 220 cần khoảng 50 viên.
Gạch block
Cách tính gạch xây nhà là gạch block. Gạch block có kích thước và trọng lượng tương đối lớn hơn so với các loại gạch khác. Kích thước thông dụng của gạch block thường là 600x150x150 mm. Do đó, lượng gạch block cần sử dụng để xây 1m2 sẽ ít hơn.
Áp dụng cách tính như trên, xây 1m2 tường 110 chỉ cần 12 viên và tường 220 cần 24 viên.
Cách tính gạch xây nhà cho từng loại tường
Mỗi loại tường sẽ có kích thước khác nhau. Do đó, lượng gạch cần sử dụng để xây được 1m2 cũng sẽ khác nhau. Hiện nay, người ta thường xây theo 2 loại tường là 110 và 220.
Cách tính 1m2 bao nhiêu viên gạch tường 10, 110
Tường 110, còn được gọi ngắn gọn là tường 10, có cấu tạo gồm 1 hàng gạch. Có sự khác biệt khi tính lượng gạch xây dựng tường 110 giữa miền Bắc và miền Nam. Ở miền Bắc, độ dày tường 110 rơi vào khoảng 110mm, còn miền Nam chỉ khoảng 100mm. Do đó, lượng gạch sử dụng có sự chênh lệch nhỏ giữa hai miền.
Tường 110 có ưu điểm là dễ xây dựng, số lượng gạch ít. Số lượng gạch xây được 1m2 tường 110 sẽ tùy thuộc vào từng loại gạch như đã nói ở trên.
Do chỉ có 1 hàng gạch nên tường 110 có khả năng chịu lực không tốt. Bởi vậy, người ta sẽ rất ít khi sử dụng gạch lỗ để xây tường 110. Tường 110 thường chỉ được sử dụng trong công trình nhỏ, nhà cấp 4 để đảm bảo độ chắc chắn cho công trình.
>>>Xem thêm: Móng nhà cấp 4: Tiêu chuẩn lựa chọn loại móng trong xây nhà cấp 4
Cách tính gạch cho 1m2 tường 20, 220
Tường 220, còn được gọi với tên ngắn gọn là tường 20, có cấu tạo gồm 2 hàng gạch. Vậy nên, độ dày tường 220 sẽ gấp đôi tường 110 rơi vào khoảng 220mm.
Với 2 hàng gạch, tường 220 có khả năng chịu lực và độ chắc tương đối tốt. Vậy nên, thường được sử dụng để xây nhà có diện tích lớn, 2 tầng, chung cư mini…
Tuy nhiên, loại tường này cần lượng gạch lớn đồng thời yêu cầu diện tích khá lớn để xây dựng. Vậy 1m2 tường 220 cần bao nhiêu viên gạch? Tường 220 có 2 hàng gạch, gấp đôi tường 110. Do đó, lượng gạch cần trong xây dựng tường 220 cũng thường gấp đôi tường 110.
Một số lưu ý cần biết khi xây tường gạch
Để công trình xây dựng được thuận lợi, bạn nên biết một số lưu ý dưới đây khi xây tường gạch:
Chọn gạch chất lượng cao
Lựa chọn loại gạch phù hợp là một trong những quyết định quan trọng nhất cho cấu trúc tường nhà. Bạn nên ưu tiên đến trực tiếp cơ sở để kiểm tra chất lượng gạch tốt nhất. Hãy lựa chọn loại gạch chất lượng cao, độ chịu lực tốt để ngôi nhà chắc chắn và ít chịu tác động bởi các yếu tố bên ngoài.
Tính toán kỹ số lượng gạch cần thiết
Sau khi lựa chọn được loại gạch phù hợp, bạn cần phải tính toán kỹ lưỡng số lượng gạch cần thiết để xây dựng. Điều này giúp cho bạn dự đoán chi phí cần thiết đồng thời chủ động trong quá trình xây dựng.
Dựa trên cách tính gạch xây nhà bên trên, bạn hãy tính toán cẩn thận, tránh sai sót gây lãng phí hay thiếu hụt gạch trong quá trình xây dựng.
Không nên dùng gạch vỡ
Gạch đã bị vỡ chứng tỏ nó có khả năng chịu lực kém hơn. Do đó, bạn không nên tận dụng gạch vỡ khi xây, đặc biệt là những khu vực cần đảm bảo độ ổn định và chắc chắn. Khi tính gạch xây nhà, bạn nên dự trù thêm một chút số lượng gạch vỡ để đảm bảo đủ số lượng cần thiết khi xây.
Tóm lại, cách tính gạch xây nhà chính xác tương đối đơn giản. Mỗi loại gạch với kích thước khác nhau sẽ cần lượng gạch khác nhau. Bạn hoàn toàn có thể tự mình tính toán và dự đoán chi phí xây dựng ngay cả khi không phải thợ xây. Hãy lựa chọn loại gạch chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện của bạn. Đừng quên truy cập Mogi thường xuyên để đọc thêm nhiều kiến thức bổ ích về xây dựng, kiến trúc, phong thủy nhà đất nhé!
>>>Xem thêm: Công thức tính diện tích đất đơn giản và chính xác nhất 2022