spot_img
Trang chủKiến thức bất động sảnĐộ sụt bê tông là gì? Cách đo lường và kiểm soát...

Độ sụt bê tông là gì? Cách đo lường và kiểm soát hiệu quả

Độ sụt bê tông là thuật ngữ chuyên dùng trong xây dựng nhưng liệu rằng bạn đã hiểu rõ ý nghĩa của cụm từ này? Độ sụt bê tông là gì? Đo lường độ sụt bê tông như thế nào? Tất cả câu trả lời sẽ được Mogi.vn giải đáp cho bạn qua bài viết dưới đây, cùng theo dõi nhé!

Độ sụt bê tông là gì?

Độ sụt bê tông là độ cứng của hỗn hợp bê tông tươi cả tính lỏng và ẩm ướt. Đây là thuật ngữ được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng. Hiểu đơn giản, đo độ sụt bê tông chính là đo độ cao của một hỗn hợp bê tông sau khi đỗ vào nón sụp giảm so với những mẫu khác.

Độ sụt bê tông là gì?
Độ sụt bê tông là gì?

Tại sao cẩn phải kiểm tra độ sụt bê tông?

Việc kiểm tra độ sụt bê tông nhằm đo lường sự đồng nhất của hỗn hợp bê tông và đảm bảo các mẫu trong một mẻ có sự tương đồng nhất quán với nhau. Bên cạnh đó còn xác định khả năng “dễ thi công” của một bê tông, nếu như độ sụt của mẫu bê tông đó không đạt được yêu cầu, mẫu bê tông có khả năng không đảm bảo được chất lượng và cần được chỉnh sửa hoặc thay thế một mẫu khác.

Quy trình kiểm tra độ sụt của bê tông chuẩn xác

Để kiểm tra độ sụt của một mẻ bê tông có đảm bảo yêu cầu hay không, các kỹ sư đo đạc thường thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị và cố định nón sụt (nón Abrams)

Để có thể bắt đầu quy trình kiểm tra độ sụt bê tông, bạn cố định nón sụt bằng hai chân. Cho hỗ hợp bê tông vào một phần ba của nón, dùng thanh thép đầm chặt mỗi lớp 25 lần theo chuyển động tròn, lưu ý không được khuấy.

Chuẩn bị và cố định nón sụt
Bước 1: Cố định nón sụt bê tông

Xem thêm: Mật Độ Xây Dựng Là Gì? Cách Tính Mật Độ Xây Dựng Nhà Ở Chuẩn Nhất

Bước 2: Tiến hành đổ bê tông vào nón

Tiến hành đổ thêm hỗn hợp vào để đánh dấu hai phần ba và lặp lại bước nén 25 lần. Tiếp tục lặp lại quá  trình này đến khi nón sụt được lắp đầy hỗn hợp bê tông. Trường hợp hỗn hợp bê tông không đủ để đầm nén, hãy thêm tiếp hỗn hợp và tiếp tục đầm chặt như trước.

Sau đó, bạn dùng thanh thép để gạt bỏ phần bê tông còn thừa trên nón sụt để đảm bảo tạo bề mặt phẳng. Tiến hành rút nón sụt theo chiều thẳng đứng và không quá 5 giây, đảm bảo mẫu bê tông không bị dịch chuyển sang chỗ khác.

Tiến hành đổ sụt bê tông
Đổ bê tông vào nón và cách rút bê tông khỏi nón sụt sao cho chuẩn

Bước 3: Tiến hành đo độ sụt

Sau khi đã hoàn thành rút nón sụt bê tông, hãy chờ mẫu bê tông sụt lại khoảng 5 giây. Tiếp đến, khi bê tông ổn định, chuyển hình nón ngược sụt xuống đặt bên cạnh các mẫu, đặt que thép nén trên nón sụt giảm và sử dụng thước đo chuyên dùng để đo độ sụt của bê tông.

Tiến hành đo độ sụt
Đo độ sụt của bê tông ngay sau khi rút nón sụt

Bước 4: Đánh giá sau khi đo

Sau khi đo lường, bạn tiến hành đánh giá so sánh kết quả thu được với các tiêu chuẩn của độ sụt bê tông chuẩn.

Cách tính độ sụt bê tông

Độ sụt bê tông được xác định theo TCVN 3105-93 hoặc ASTM C143-90A. Có ký hiệu là SN (cm) với công thức tính như sau:

Độ sụt = 305 – (Chiều cao của bê tông tươi)

Dựa vào độ sụt hiện nay có trên thị trường, bê tông có thể chia làm 3 loại sau:

  • Loại cứng SN
  • Loại dẻo SN < 8
  • Siêu dẻo có SN = 10-22cm

Độ sụt như thế nào là chuẩn trong xây dựng nhà đất?

Trên thị trường hiện nay, những loại bê tông được sản xuất với một số mác như 200, 250, 300, 350 hoặc 400… Tùy thuộc vào quy mô của công trình mà sử dụng các loại bê tông khác nhau. Sau đây là một số cách lựa chọn loại bê tông bạn có thể tham khảo:

Cách chọn độ sụt bê tông hợp lý

Để có thể chọn được độ sụt bê tông hợp lý, phù hợp với công trình hoặc yêu của, bạn có thể tham khảo qua một số cách chọn độ sụt bê tông sau:

  • Với nhà dưới 3 tầng: sử dụng mác bê tông 200, dùng mác 250 với nhịp giữa các dầm lớn.
  • Với nhà từ 4 đến 6 tầng: dùng mác bê tông 250 và dùng mác 300 với nhịp giữa các dầm lớn.
  • Với nhà từ 6 đến 10 tầng: sử dụng mác bê tông 300.
Độ sụt bê tông hợp lý với nhà dân dụng là 10±2 (tối đa 12±2 khi lên cao) khi dùng bơm để đổ bê tông, nếu không dùng bơm mà đổ trực tiếp độ sụt hợp lý là 6±2.
Với các công trình công nghiệp có quy mô lớn, tùy vào mỗi công trình sẽ có những độ sụt hợp lý khác nhau:
  • Với các nhà công nghiệp nhịp lớn, silô, bể chứa: từ 300 – 400

  • Các móng nhà cao tầng, nhà kho, nhà xưởng: từ 300 – 400

  • Các cọc bê tông đúc sẵn, cọc nhồi: từ 300 trở lên

  • Các mố, dầm cầu, trụ cầu, dầm dự ứng lực: tà 350 trở lên.

Cách đo độ sụt bê tông
Cách chọn độ sụt bê tông hợp lý

Bảng tiêu chuẩn độ sụt bê tông

Để dễ dàng tham chiếu và đo lường chi tiết hơn, dưới đây là bảng tiêu chuẩn độ sụt bê tông do Mogi.vn tổng hợp mà bạn có thể tham khảo:

Cường độ bê tông (mác) Tiêu chuẩn Độ sụt (mm) Đơn vị tính
100 Đá 1×2 120 ± 20 m3
150 Đá 1×2 120 ± 20 m3
200 Đá 1×2 120 ± 20 m3
250 Đá 1×2 120 ± 20 m3
300 Đá 1×2 120 ± 20 m3
350 Đá 1×2 120 ± 20 m3
400 Đá 1×2 120 ± 20 m3
450 Đá 1×2 120 ± 20 m3
500 Đá 1×2 120 ± 20 m3

Những lưu ý khi đo độ sụt bê tông nên biết

Trong quá trình đo độ sụt bê tông bạn cần phải lưu ý những điều sau để giúp cho sai số đo lường và kết luận chính xác, tránh rủi ro đến thành quả công trình:

Những lưu ý khi đo độ sụt bê tông
Đo độ sụt bê tông và những lưu ý cần biết
  • Nón Abrams cần được làm sạch trước khi đo: Bạn phải chắc chắn nón Abrams đã được làm sạch trước khi quy trình đo được bắt đầu để đảm bảo nó không làm thay đổi kết quả đo.
  • Nâng nón từ từ theo phương thằng đứng: Khi bạn nâng nón thử độ sụt bê tông, đảm bảo nóng được nâng lên theo hướng thẳng đứng, chậm rãi và tuyệt đối không được chuyển động theo chiều ngang.
  • Tiến hành đo độ sụt ngay khi bỏ nón sụt ra: Bạn phải tiến hành kiểm tra ngay sau khi bỏ nón sụt ra khỏi bê tông.
Trên đây là những thông tin Mogi.vn muốn cung cấp đến người đọc để hiểu rõ hơn về độ sụt là gì? Cách kiểm tra và đo lường độ sụt. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm những kiến thức cần thiết về chủ đề này. Bên cạnh đó, nếu bạn quan tâm đến các tin tức về thị trường bất động sản, mua bán nhà đấtcăn hộ, chung cư, phong thủy,… mời bạn truy cập trang Mogi.vn nhé!

Có thể bạn quan tâm: 
 
 
spot_img

TIN LIÊN QUAN