spot_img
Trang chủPhong thuỷTết nguyên đán 2019 (Phần I): Cách chuẩn bị nghi lễ cúng...

Tết nguyên đán 2019 (Phần I): Cách chuẩn bị nghi lễ cúng Giao thừa đúng chuẩn phong thủy

Trong mỗi dịp Tết nguyên đán, việc cúng giao thừa được coi là nghi lễ không thể nào thiếu trong mỗi gia đình người Việt. Tuy vậy, tập tục này sẽ có sự khác nhau tuỳ theo phong tục tập quán của người dân 3 miền Bắc – Trung – Nam. Cùng Mogi.vn tìm hiểu xem nghi lễ và mâm cỗ cúng giao thừa tại những nơi này có đặc trưng gì nhé!

1. Ý nghĩa của mâm cỗ cúng Giao thừa ngày Tết nguyên đán

Các nhà nghiên cứu văn hoá dân gian cho rằng: “Lễ cúng đêm Giao thừa còn có tên gọi khác là Lễ Trừ tịch, nghi lễ này được thực hiện với ý nghĩa tiễn đưa những điều xui xẻo của năm cũ và đón những điều tốt đẹp, may mắn trong năm mới”.

Tết nguyên đán 2019
Mâm cỗ cúng Giao thừa đặc biệt có ý nghĩa trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới

Còn theo tục lệ cổ truyền của người Việt thì Giao thừa là khoảnh khắc vô cùng thiêng liêng, thời điểm mà các gia đình khoản đãi 12 vị thiên binh đang đi thị sát dưới hạ giới. Chính bởi vậy mà trong lễ cúng Giao thừa, luôn có 2 mâm cỗ cúng khác nhau được đặt trong nhà và ngoài sân để dễ dàng tiếp đón, đồng thời bày tỏ lành thành kính của mình với người nhà Trời. Tập tục tốt đẹp này vừa thể hiện sự tri ân báo đức của gia đình người Việt trong mỗi dịp Tết nguyên đán, vừa bày tỏ lòng mong ước mang tới cho gia đình sự bình an, ấm no và hạnh phúc.

Tuỳ vào phong tục tập quán riêng của từng miền mà mâm cúng Giao thừa ở ngoài được chuẩn bị những món lễ vật khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết đều phải có các món lễ chủ yếu bao gồm: Gà trống luộc, bánh chưng, hoa quả, trầu cau, mứt kẹo, vàng mã, rượu nước và gạo muối. Trong đó, gà trống được coi là món lễ vật quan trọng nhất bởi chúng thể hiện các đức tính mẫu mực mà một người nên có là văn, võ, dũng, nhân và tín.

Cỗ cúng Giao thừa ở miền Bắc bao gồm những gì?

Ở miền Bắc, mâm cỗ cúng đêm Giao thừa thường được chuẩn bị khá chu đáo với mâm Ngũ quả và cỗ mặn. Theo đặc trưng miền, mâm Ngũ quả được bày biện đẹp mắt với các loại quả như Phật thủ hoặc bưởi, nải chuối xanh còn nguyên núm ở đầu quả, cam sành và quất. Những loại trái cây được lựa chọn để bày biện Ngũ quả trong đêm cúng Giao thừa phải già, chín, mọng và đặc biệt là còn tươi mới để gia chủ bày tỏ được lòng thành kính của mình khi dâng lên thần linh, tổ tiên và thổ địa.

mâm cỗ cúng đêm Giao thừa tại miền Bắc
Hình ảnh tượng trưng về sự khác nhau cơ bản giữa mâm Ngũ quả tại hai miền Bắc – Nam

Ngoài ra, mâm cỗ cúng đêm Giao thừa tại miền Bắc còn có thêm các món ăn quen thuộc trong đời sống hàng ngày, đó là bánh chưng, xôi đỗ xanh, giò chả, đĩa xào và bát canh,…Những món ăn này không cần chuẩn bị quá cầu kỳ nhưng nhất thiết phải đảm bảo sạch sẽ và bày biện đẹp mắt một chút. Đặc biệt, trong mâm cỗ cúng Giao thừa dịp Tết nguyên đán của các gia đình miền Bắc sẽ không thể nào thiếu được sự hiện diện của một con gà trống luộc.

chuẩn bị mâm cỗ cúng đêm Giao thừa tại miền Bắc
Gà trống luộc là món cỗ không thể nào thiếu trong mâm cúng đêm Giao thừa của gia đình ở miền Bắc

Lý giải cho đặc trưng khác biệt này, TS. Trần Hữu Sơn chia sẻ: “Gà trống là con vật có thể gọi mặt trời lên; tiếng gà gáy có ý nghĩa thiêng liêng trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới; sự xuất hiện của chúng mang tới ánh dương và luồng sinh khí mới đến với cả gia đình”.

Cũng theo quan niệm của người Việt, đêm Giao thừa (Trừ tịch) sẽ là đêm mặt trời ngủ sâu nhất, chính bởi vậy mà tập tục cúng gà trống thường mang hy vọng rằng con gà sẽ cất cao tiếng gáy của mình để đánh thức mặt trời dậy, cả năm mới sẽ luôn tràn ngập ánh sáng, mưa thuận gió hoà và cầu cho con đường tiền tài, sức khoẻ của các thành viên trong gia đình cũng đồng thời được rạng rỡ, sáng sủa đúng như ý nguyện.

mâm cỗ cúng Giao thừa
Việc chuẩn bị chu đáo mâm cỗ cúng Giao thừa dịp Tết nguyên đán 2019 là thể hiện lòng thành kính với thần linh và ông bà tổ tiên

Theo quan niệm từ ông cha để lại, vì Giao thừa (Trừ tịch) là đêm mà mặt trời ngủ sâu nhất. Bởi thế, nên các cụ ta thường hay cúng gà trống với hy vọng con gà sẽ cất cao tiếng gáy đánh thức mặt trời dậy để cả năm được tràn ngập ánh sáng, mưa thuận gió hòa, con đường tiền tài, sức khỏe… được rạng rỡ, sáng sủa.

mâm lễ mặn và mâm Ngũ quả
Ngoài mâm lễ mặn để cúng Giao thừa, gia đình bạn có thể chuẩn bị thêm lễ chay và lễ ngọt

Ngoài mâm lễ mặn và mâm Ngũ quả ra thì trong dịp Tết nguyên đán, các gia đình ở miền Bắc còn chuẩn bị thêm một mâm lễ ngọt và chay bao gồm có hương, hoa, đèn nến, mứt Tết và các loại bánh kẹo,…Cầu kỳ hơn, một số gia đình còn cúng thêm quả trứng luộc để chung với chút gạo, muối cùng một bát cháo trắng. Điều đó tuỳ thuộc vào tập tục riêng của từng địa phương và truyền thống của gia đình.

(còn tiếp)

Tổng hợp: Thảo Trần

Xem thêm

Võ Hương
Võ Hương
Minh Hương Pynie - Hiện là Content Marketer Manager của báo Mua&Bán - ấn phẩm thông tin quảng cáo phía nam của báo công thương, Bộ Công Thương Việt Nam.
spot_img

TIN LIÊN QUAN