Nóc nhà và móng nhà được xem là hai vị trí đặc biệt quan trọng với công trình nhà ở. Nhất là khi ngôi nhà sắp hoàn thiện, cất nóc nhà càng được chú trọng hơn. Vậy cất nóc nhà mái tôn là gì? Làm lễ cất nóc nhà cần lưu ý những gì? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
Cúng cất nóc nhà mái tôn được hiểu đơn giản là ngày lợp mái cho công trình xây dựng nhà. Nó có tầm quan trọng tương đương như khi làm lễ đổ móng nhà.
Theo đó, nguồn gốc của ngày lễ cất nóc nhà không bắt nguồn từ Trung Quốc. Nó chịu ảnh hưởng từ các công trình kiến trúc Âu Mỹ. Khi làm lễ cất nóc nhà mái tôn, gia chủ cần lưu ý đến địa điểm tổ chức, thời gian tổ chức… Cũng như đảm bảo các yếu tố phong thuỷ nhà đất theo tuổi sao cho lễ cất nóc diễn ra suôn sẻ, thuận lợi nhất. Với những công trình xây dựng lớn, việc tổ chức nghi lễ Thượng Lương cần chuẩn bị kỹ lưỡng hơn. Như vậy, mới thể hiện được tầm nhìn sứ mệnh của đơn vị thi công.
Ý nghĩa của lễ cất nóc nhà mái tôn
Dù công trình xây dựng quy mô nhỏ hay lớn đều không được bỏ qua lễ cất nóc. Thông thường, mỗi công trình chỉ làm lễ cúng cất nóc nhà mái tôn một lần. Tuy nhiên, nó ý nghĩa của nó với các bậc thần linh và gia chủ rất to lớn.
Đầu tiên, lễ cất nóc nhà là một nghi thức ý nghĩa để thông báo với bậc thần linh đang ở đó rằng sắp hoàn thành công trình xây dựng. Đây là nghi thức văn hoá lâu đời của người dân Việt Nam. Cũng là để phát huy. gìn giữ và mở rộng nghi thức này về sau.
Tiếp đến, cúng cất nóc nhà còn thể hiện lòng coi trọng, sự thành kính của gia chủ với các bậc thần linh đang cai quản khu vực xây dựng đó. Thần linh ở đây sẽ phù hộ cho gia chủ gặp nhiều may mắn, mọi sự hanh thông. Tuỳ vào điều kiện cũng như tấm lòng, mỗi gia chủ sẽ chuẩn bị lễ vật khác nhau. Tóm lại, cất nóc nhà đã là truyền thống văn hoá lưu truyền bao đời không thể thay thế.
>>>Xem thêm: Lễ tạ đất và 3 quan trọng nhất bạn nên biết
Lễ cất nóc nhà có bắt buộc không?
Với các dự án công trình xây dựng cất nóc nhà bắt buộc phải thực hiện. Đặc biệt, những công trình lớn thì lễ cất nóc lại càng quan trọng hơn. Nó sẽ đánh dấu “cột mốc” hoàn thiện được 1 phần của dự án.
Lúc này, khi thực hiện lễ cất nóc, chủ đầu tư, cổ đông và khách hàng sẽ trực tiếp tham gia. Nghi thức chuẩn bị lễ vật, thời gian, địa điểm… cất nóc rất quan trọng. Nhìn chung, với những ý nghĩa mà lễ cất nóc đã nêu ở trên thì nghi thức này bắt buộc phải thực hiện.
Cất nóc nhà mái tôn có phải cúng không?
Cất nóc nhà mái tôn có phải cúng không? Là băn khoăn của rất nhiều người, nhất là những công trình xây dựng lớn. Đây không phải là một nghi lễ đơn thuần, làm cho có lệ. Nó bắt buộc phải thực hiện theo các bác.
Việc chuẩn bị các khâu cho cúng cất nóc nhà mái tôn cũng rất quan trọng. Cúng cất nóc nhà mái tôn đúng cách sẽ thể hiện sự thành tâm của gia chủ, của chủ dự án tới thần cai quản. Đây cũng là cách để cầu mong bình an, cầu phước, cầu sức khỏe cho mọi người.
Chọn người cúng cất nóc nhà rất quan trọng. Không phải ai cũng có thể thực hiện nghi thức này. Theo đó, người thực hiện cúng cất nóc nhà mái tôn sẽ là chính gia chủ. Hoặc là chủ đầu tư của dự án. Hay người hợp tuổi phong thuỷ với gia chủ, chủ dự án hay năm dựng nhà.
Lưu ý, không thực hiện lễ cúng cất nóc với những người kỵ tuổi. Nếu không sẽ mang đến những điều xui xẻo, tai hoạ cho gia chủ. Tốt nhất, nên nhờ thầy xem ngày sinh bát tự của gia chủ để chọn người làm lễ cất nóc phù hợp nhất.
>>>Xem thêm: Cách đặt bàn thờ ông Địa, Thần Tài giúp thu hút tài lộc và may mắn
Lưu ý khi làm lễ cất nóc nhà mái tôn
Chú ý thời gian và trang phục làm lễ cất nóc nhà
Khi làm cúng cất nóc nhà mái tôn bạn cần lưu ý chọn thời gian và trang phục làm lễ. Để chọn đúng ngày đẹp cần dựa vào nhiều yếu tố khác nhau. Là tuổi, năm xây nhà, vận mệnh gia chủ và hướng nhà. Có như vậy mới thu hút vận khí tốt, mọi sự hanh thông cho gia chủ.
Lưu ý, nên tránh các ngày Sát chủ, Tam nương, Nguyệt kỵ, Thụ tử và Dương công kỵ. Đây đều là những ngày cực kỳ xấu, không tốt. Bạn có thể nhờ thầy chùa hoặc thầy phong thuỷ xem ngày đẹp để làm lễ cất nóc. Ngoài ra, nếu không tìm được ngày đẹp thì hãy xem tuổi người thân hợp mệnh gia chủ, hợp năm dựng nhà.
Một yếu tố khi làm thực hiện nghi thức này cần quan tâm chính là thời tiết. Dù ngày đẹp, hợp phong thuỷ thì bạn cũng không thể lợp mái nhà trong điều kiện thời tiết mưa bão được.
Về trang phục làm lễ cúng cất nóc nhà mái tôn, hãy chọn trang phục lịch sự. Như vậy là để thể hiện lòng thành, sự kính trọng của gia chủ với thổ công. Không chọn những trang phục không chỉn chu. Không khí của buổi cất nóc cũng phải nghiêm túc. Tuyệt đối tránh cười đùa, nói to tiếng trong lúc làm lễ.
>>>Xem thêm: Cúng động thổ xây nhà cần chuẩn bị và lưu ý gì
Vật cúng lễ cất nóc nhà mái tôn
Nhìn chung, tuỳ vào điều kiện kinh tế cũng như lòng thành của gia chủ, mỗi nơi sẽ có cách chuẩn bị vật cúng cất nóc nhà mái phù hợp nhất. Một mâm cất nóc nhà mái tôn được cho là chỉn chu, đầy đủ gồm có:
- 1 bát gạo, 1 bát nước, 1 đĩa muối, 1 đĩa xôi và 1 con gà
- Rượu trắng, chè khô và thuốc lá
- 5 lá trầu, 5 quả cau, 5 chiếc oản đỏ, 5 lễ vàng tiền
- 1 bộ quần áo Quan Thần Linh, 1 bộ đinh vàng hoa, kiếm trắng, mũ
- 9 bông hoa hồng đỏ
Lưu ý: gà luộc bạn có thể thay thế bằng heo quay. Xôi có thể thay thế bằng bánh chưng. Bạn có thể bổ sung thêm lễ vật tuỳ vào tín ngưỡng mỗi vùng. Miễn sao buổi cất nóc nhà mái diễn ra thuận lợi, suôn sẻ nhất.
Thêm nữa, với những công trình nhà ở thì gia chủ hãy chuẩn bị lễ vật theo vùng miền. Còn các công trình xây dựng lớn nên nhờ đến sự hỗ trợ của thầy cúng. Như vậy mới đảm bảo đầy đủ, tránh sự sai sót.
Chuẩn bị vật liệu lợp cất nóc nhà mái tôn chất lượng
Ngoài lưu ý về thời gian, trang phục, lễ vật… thì chuẩn bị vật liệu lợp mái phù hợp gia chủ cần cân nhắc thật kỹ. Chọn đúng vật liệu lợp mái sẽ đảm bảo tính thẩm mỹ. Nó cũng đảm bảo công trình được che chắn tốt nhất. Đồng thời, cũng mang lại vượng khí, vận may cho gia chủ. Tùy vào sở thích mỗi người sẽ lựa chọn mái lợp nóc nhà phù hợp nhất. Đó có thể là lợp mái nhà bằng tôn, bằng ngói, bằng nhựa… Miễn sao, gia chủ cảm thấy phù hợp và nó mang lại may mắn cho gia đình là được.
Văn khấn cất nóc nhà chuẩn cho lễ cúng
Các bài văn khấn cho lễ cúng cất nóc nhà sẽ được gia chủ hoặc thầy cúng chuẩn bị. Tuy nhiên, để thể hiện lòng thành tâm, gia chủ hãy chuẩn bị bài khấn. Bạn có thể tham khảo các mẫu văn khấn lễ cất nóc trên Internet. Sau đó, in ra giấy và đọc theo hoặc học thuộc để ghi nhớ. Nội dung của bài văn khấn cho lễ cúng nóc nhà cụ thể như xem chi tiết theo ảnh dưới đây. Bạn có thể tải ảnh về điện thoại và photo ra giấy cho dễ đọc và ghi nhớ.
Trên đây là bài viết giải đáp thắc mắc lễ cất nóc nhà mái tôn là gì. Hy vọng qua bài viết này bạn đã hiểu thêm về cất nóc nhà mái tôn. Cũng như chuẩn bị đồ cúng, thời gian, địa điểm… cất nóc nhà phù hợp nhất. Thường xuyên truy cập Mogi.vn để cập nhật thông tin nhà đất, kiến thức phong thuỷ nhà đất hữu ích nhất nhé!
>>> Xem thêm:
- Lễ nhập trạch là gì? Cúng nhập trạch cần chuẩn bị những gì?
- Sắp xếp bàn thờ thần tài chuẩn phong thuỷ, chiêu tài đón lộc