spot_img
Trang chủLuật nhà đấtXây dựng - Hoàn côngThủ tục cưỡng chế xây dựng trái phép hiện nay như thế...

Thủ tục cưỡng chế xây dựng trái phép hiện nay như thế nào?

Hiện nay, tình trạng xây dựng trái phép đang là một hiện tượng khá là phổ biến ở hầu hết các tỉnh thành ở Việt Nam, đặc biệt là tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Vậy, thủ tục cưỡng chế xây dựng trái phép hiện nay như thế nào? Hãy cùng Mogi.vn theo dõi những thông tin sau để hiểu về vấn đề này một cách khách quan nhất.

Thủ tục cưỡng chế xây dựng trái phép

Công trình xây dựng trái phép cần được tháo dỡ dựa vào luật cưỡng chế xây dựng trái phép ban hành. Sau đây là một ví dụ minh họa cụ thể mà Mogi.vn đưa ra để bạn hình dung được vấn đề này:

Bà A xây dựng nhà trái phép trên phần đất đã được cơ quan nhà nước thu hồi và bồi thường cho ông B vào ngày 10/11/2009. Mục đích thu hồi đất là để mở rộng cầu và làm đường dân sinh. Nhưng tháng 10/2015 bà A có hành vi chiếm đất và cất nhà cấp IV trái phép ở trên phần đất công trình xây dựng còn dư (hành lang bảo vệ công trình).

UBND xã đã lập biên bản nghiêm cấm tuyệt đối, không không cho cất nhà, nhưng bà A này vẫn cố tình vi phạm, bất chấp sự vận động và nghiêm cấm của UBND cấp xã và kết quả là công trình xây dựng hoàn thành.

Ngày 08/11/2016 Đoàn công tác của huyện tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính, đến ngày 16/11/2016 (sau 7 ngày làm việc) thì UBND huyện ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng theo Nghị định 121/2013/NĐ-CP (không xử phạt trong lĩnh vực đất đai theo Khoản 4 Điều 10 Nghị định 102/2014/NĐ-CP). Công trình của bà A không thể tồn tại được cần phải tổ chức phá dỡ.

Cần hỗ trợ tư vấn:

Nhờ Luật sư hỗ trợ giúp trình tự cưỡng chế thi hành QĐXPVPHC và cưỡng chế phá dỡ. Đưa ra kế hoạch cưỡng chế xây dựng trái phép. Do công trình đã hoàn thành huyện không có Quyết định đình chỉ thi công, vậy có cưỡng chế phá dỡ được hay không?

Đó là ví dụ cụ thể khi hỏi về luật cưỡng chế xây dựng trái phép của bà A. Vậy, nếu phá dỡ được thì thủ tục cưỡng chế xây dựng trái phép như thế nào?

Nội dung này được theo luật cưỡng chế xây dựng trái phép tư vấn cụ thể như sau:

cưỡng chế xây dựng trái phép
Công trình thi công trái phép sẽ bị tháo dỡ

Theo quy định Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì một trong những biện pháp khắc phục hậu quả của hành vi vi phạm hành chính đó là buộc phải tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép.

Cụ thể:

Điều 30 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép như sau: “Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép, nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.”

Việc thực hiện tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng trái phép khi xử phạt hành chính trong lĩnh vực xây dựng thực hiện theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 và Thông tư 02/2014/TT-BXD cụ thể như sau:

  • Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền có trách nhiệm lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định.
  • Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi lập biên bản, tổ chức, cá nhân nếu vẫn tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm thì người có thẩm quyền có trách nhiệm ban hành quyết định đình chỉ thi công xây dựng công trình vi phạm đó.
Hàng loạt công trình cưỡng chế xây dựng trái phép
Hàng loạt công trình vi phạm thi công trái phép cần được tháo dỡ
  • Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính (trừ trường hợp vụ việc phức tạp theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính), người có thẩm quyền xử phạt hành chính có trách nhiệm ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt có trách nhiệm phải gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm.

Xử lý vi phạm hành chính

Hết thời hạn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà tổ chức hay cá nhân vi phạm không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt hành chính ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt đồng thời thông báo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình.

Trong thời hạn 01 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm ra quyết định cưỡng chế phá dỡ.

Đó là kế hoạch cưỡng chế xây dựng trái phép bạn có thể tham khảo để có thêm kiến thức hữu ích trong lĩnh vực xây dựng nhà cửa.

Đặc biệt nên nhớ:

Còn đối với công trình xây dựng thuộc thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng của Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Sở Xây dựng thì người có thẩm quyền xử phạt gửi hồ sơ đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện để ban hành quyết định cưỡng chế tháo dỡ công trình.  Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ.

Trường hợp công trình xây dựng đã hoàn thành thì không cần phải có quyết định đình chỉ thi công trong việc thực cưỡng chế.

cưỡng chế xây dựng trái phép
Tiến hành tháo dỡ công trình trái phép

Tuy nhiên, để chắc chắn hơn bạn nên xem lại quyết định xử phạt hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, đối với hành vi của bà A phải là hành vi lấn chiếm đất trái phép, ra quyết định xử phạt hành chính căn cứ vào Điều 10 Nghị định 102/2014/NĐ-CP.

Trên đây là tư vấn hữu ích về thủ tục cưỡng chế xây dựng trái phép hiện nay.  Bạn nên tham khảo chi tiết Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 để nắm rõ quy định này một cách cụ thể nhất. Mogi.vn hy vọng những chia sẻ về luật cưỡng chế xây dựng trái phép sẽ giúp bạn xử lý tình huống một cách chuẩn nhất đúng theo pháp luật.

>>> Xem thêm: Xử trí thế nào khi mua nhầm nhà trọ xây trái phép

Võ Hương
Võ Hương
Minh Hương Pynie - Hiện là Content Marketer Manager của báo Mua&Bán - ấn phẩm thông tin quảng cáo phía nam của báo công thương, Bộ Công Thương Việt Nam.
spot_img

TIN LIÊN QUAN