spot_img
Trang chủTin bất động sảnThị trườngRPH là đất rừng phòng hộ phải không? Những quy định về...

RPH là đất rừng phòng hộ phải không? Những quy định về việc sử dụng đất RPH

Trên các bản đồ địa chính thường xuyên xuất hiện các ký hiệu đại diện cho từng loại đất khác nhau như LUC, BHK, RPH, NTS, … Trong đó có ký hiệu về RPH là đất rừng phòng hộ và có những quy định riêng về sử dụng đất RPH. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về các thông tin liên quan ngay tại bài viết này nhé.

RPH là đất gì?

Kí hiệu viết tắt RPH đại diện cho đất rừng phòng hộ. Theo Luật Lâm nghiệp 2017 tại khoản 3 Điều 5, đất rừng phòng hộ là loại đất chủ yếu sử dụng cho mục đích bảo vệ nguồn nước, đất nhằm chống tình trạng xói mòn, sạt lỡ, lũ lụt và hạn chế thiên tai, giúp điều hòa khí hậu. Ngoài ra, đất rừng phòng hộ còn góp phần trong bảo vệ môi trường, du lịch sinh thái, nghĩ dưỡng.

Đất RPH là một tài nguyên quý giá của đất nước, vì đây là môi trường sống của nhiều loài động thực vật giúp duy trì và cân bằng hệ sinh thái, bảo vệ các loài quý hiếm nên cần được bảo vệ và sử dụng bền vững.

Đất rừng phòng hộ được chia làm 2 nhóm bao gồm:

  • Nhóm 1: rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư; rừng phòng hộ biên giới.
  • Nhóm 2: rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển.

Một số đất rừng phòng hộ tại Việt Nam như Rừng Sơn Động tại Bắc Giang, vườn quốc gia Mũi Cà Mau, rừng phòng hộ ven biển Nhà Mát ở Bạc Liêu, khu rừng ngập mặn ven biển tại huyện Giao Thủy – Nam Định,… cùng nhiều rừng phòng hộ đang được triển khai tại Tây Bắc.

RPH là đất rừng phòng hộ phải không? Những quy định về việc sử dụng đất RPH.
Rừng phong hộ ở Quãng Ngãi

Xem thêm: NTD là đất gì? Mục đích và nguyên tắc sử dụng đất NTD

Đặc điểm của đất RPH

Sau khi đã nắm được khái niệm về RPH là đất gì, tiếp đến, hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm của từng loại đất RPH. Tùy thuộc vào từng loại đất rừng phòng hộ sẽ có các đặc điểm khác nhau, cụ thể như sau:

Đất rừng phòng hộ đầu nguồn: Rừng phòng hộ đầu nguồn thuộc lưu vực của sông, hồ, có địa hình đồi núi với vai trò hạn chế lũ lụt, điều tiết nguồn nước, giúp chống xói mòn. Ngoài ra còn đảm nhận vai trò cung cấp nước cho các dòng chảy và hồ vào mùa khô. Đất của rừng phòng hộ thường là loại đất cát có độ dày tầng đất dưới 70 cm, hoặc là đất thịt nhẹ có độ dày khoảng 30 cm.

Đặc điểm của đất RPH
Rừng phòng hộ ven khu vực sông

Rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư: Căn cứ theo khoản 2 Điều 7 của Nghị định 156/2018/NĐ-CP, rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư sẽ trực tiếp cung cấp nguồn nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất của cộng đồng, được cộng đồng bảo vệ và sử dụng.

Rừng phòng hộ biên giới: Thông thường sẽ nằm trong khu vực vành đai biên giới, được thành lập theo đề nghị của cơ quan quản lý biên giới nên sẽ gắn liền với các khu vực trong yếu của quốc phòng an ninh.

Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay:

Do dùng để chắn gió, chắn cát bay nên loại đất rừng này thường nằm ở các khu vực giáp biển hoặc phía sau đai rừng. Tùy thuộc vào tình trạng của khu vực mà đất rừng phòng hộ chắn gió, chắc cát sẽ có chiều dài khác nhau.

Ví dụ như với bờ biển bị xói lở thì đất rừng phòng hộ phải đạt tối thiểu 300m về chiều rộng. Hoặc với bờ biển bình thường không bị xói lở, chiều rộng tối thiểu tính từ mực nước với thủy triều cao nhất hằng năm trong đất liền là 200m.

Đặc điểm của đất RPH
Rừng phòng hộ chắn cát, chắn gió

Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển:

Tùy thuộc vào từng khu vực, đất rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển sẽ có các đặc điểm khác nhau về chiều rộng. Với khu vực bờ biển sẽ được phân thành 2 loại, bờ biển ổn định sẽ có chiều dài từ 300 đến 1.000 mét còn bờ biển bị xói lở thì chiều dài tối thiểu phải 150 mét.

Đối với khu vực đầm phá ven biển, chiều rộng của đai rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển tối thiểu phải 100 mét với nơi có đê và 250 mét với khu vực không có đê. Tại vùng cửa sông, đai rừng phòng hộ có chiều rộng tối thiểu là 20 mét tình từ chân đê và thường có từ 3 hàng cây trở lên.

Những quy định về đất RPH

  • Đất RPH sẽ được Nhà nước giao cho các cá nhân, tổ chức quản lý rừng quản lý, trồng rừng và bảo vệ rừng theo kế hoạch sử dụng.
  • Các cá nhân, tổ chức và hộ gia đình sẽ được Nhà nước giao đất rừng phòng hộ nếu có nhu cầu hoặc khả năng tài chính để bảo vệ và phát triển diện tích rừng. 
  • Các cá nhân hoặc tổ chức được Nhà nước giao đất rừng phòng hộ có quyền và nghĩa vụ thực hiện bảo vệ và phát triển hệ sinh thái rừng theo đúng quy định của Pháp luật.

Có được xây dựng trên đất RPH không?

Căn cứ theo quy định của pháp luật, đất RPH – đất rừng phòng hộ không được phép xây dựng bất kì công trình hoặc nhà cửa dân dụng và chỉ được phép xây dựng nhà cửa phục vụ đời sống trên nhóm đất thổ cư.

Những quy định về đất RPH
Có được xây dựng trên đất RPH không?

Xem thêm: Đất Thổ Cư Là Gì? Tất Tần Tật Những Điều Cần Biết Về Đất Thổ Cư

Đất rừng phòng hộ có lên thổ cư được không?

Tại Điều 57 Luật Đất đai 2013 có quy định, đất rừng phòng hộ không được chuyển sang nhóm đất phi nông nghiệp mà chỉ được chuyển đổi sang đất nông nghiệp. Khi chuyển đổi, bạn cần lưu ý phải được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Đất rừng phòng hộ có được cấp sổ đỏ?

Do được sử dụng với mục đích đất nhận khoán thuộc quỹ công ích, việc cấp sổ đỏ cho đất RHP sẽ phải phụ thuộc vào việc người sử dụng đất có đáp ứng được đầy đủ điều khiện về việc cấp giấy chứng nhận và đảm bảo không thuộc các trường hợp cấm theo Pháp luật. Khi đất RHP thuộc các trường hợp cấm, không những không được cấp sổ đỏ mà còn không được chuyển nhượng đất rừng phòng hộ.
 
Trong trường hợp đất đã có quyết định thu hồi để phục vụ cho các công trình xây dựng hoặc nằm trong các trường hợp bị giới hạn khác sẽ không được cấp sổ đỏ. Các trường hợp bị giới hạn được đề cập tại Điều 99 của Luật đất đai 2013.
Những quy định về đất RPH
Đất rừng phòng hộ có được cấp sổ đỏ không?

Giá đền bù đất RPH

Một số trường hợp khi đất rừng phòng hộ được hỗ trợ tiền đền bù khi nhà nước thu hồi nhằm phục vụ cho hoạt động kinh tế, an sinh xã hội, quốc phòng như:

  • Các cá nhân, hộ gia đình được Nhà nước giao đất rừng phòng hộ và có thu tiền sử dụng đất sẽ được hoàn lại số tiền sử dụng đất ban đầu mà Nhà nước đã thu.
  • Cá nhân, hộ gia đình minh chứng được các khoản chi phí đầu tư mà mình đã dùng để làm cải thiện tình trạng và màu mỡ đất, giúp đất tốt hơn khi bàn giao lại cho Nhà nước.

Giá trị đền bù sẽ do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét dựa vào giá trị của đất ở thời điểm thu hồi.

Có nên mua đất rừng phòng hộ hay không?

Đất rừng phòng hộ RPH có ý nghĩa rất quan trọng, được sử dụng để bảo vệ đất, phòng chống thiên tai và giúp điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường nên có một số hạn chế trong việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Người sở hữu chỉ được trao tặng hoặc chuyển nhượng cho các cá nhân đang sinh sống tại khu vực rừng phòng hộ. Vì vậy, việc đầu tư mua đất rừng phòng hộ là lựa chọn không được an toàn và nên cân nhắc trước khi quyết định.

Những quy định về đất RPH
Nên mua đất RPH không?

Bài viết trên đã tổng hợp toàn bộ thông tin liên quan và giải đáp về đất RPH là đất rừng phòng hộ. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đất rừng phòng hộ. Ngoài ra, bạn có thể truy cập ngay Mogi.vn để xem thêm nhiều thông tin bổ ích khác.

Nguồn tham khảo: Tổng hợp 
Có thể bạn quan tâm:

spot_img

TIN LIÊN QUAN