Đường về nhà Bác Hồ, hoa sen thơm ngát dọc đường theo chân người về quê Bác. Bước chân vào khuôn viên nhà Bác, một không gian cổ kính hiện ra trước mắt, ngôi nhà năm gian lợp tranh, vách nứa. Ngôi nhà là món quà do nhân dân Làng Sen xây dựng bằng công quỹ, với tấm lòng thành kính và ngưỡng mộ, mang lại sự tôn trọng đối với tài năng của cụ thân sinh Bác Hồ – Cụ Nguyễn Sinh Sắc, người đã đỗ Phó Bảng.
Sơ lược về Bác Hồ
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ tài ba của Việt Nam, với đường lối dẫn dắt sáng suốt đưa Việt Nam về với độc lập, tự do. Cuộc đời và sự nghiệp của người cống hiến trọn vẹn cho dân tộc. Trái với những vị lãnh tụ khác, Bác Hồ có lối sống ẩn dật và vô cùng giản dị.
Quê nội của Bác nằm ở Làng Sen thuộc xã Kim liên, Nam Đàn, Nghệ An. Còn quê ngoại thỉ ở Làng Chùa (làng Hoàng Trù), cũng thuộc xã Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An.
Nếp sống của gia đình Bác
Từ nhỏ, nếp sống của gia đình Bác đã giản dị và không phô trương. Và có lẽ chính từ cuộc sống giản dị ấy, đã sớm hun đúc cho Người một đức tính cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, phục vụ nhân dân.
Nhà Bác Hồ ở quê hương
Nhà Bác Hồ ở đâu?
Đây là một trong bốn di tích lịch sử quan trọng, là niềm tự hào của những người con đất học – Nghệ An. Cách thành phố Vinh khoảng 16km theo tỉnh lộ 49, tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An là Làng Sen quê Bác. Lúc sinh thời, Bác sinh sống ở nơi đây. Cũng chính nơi này đã nuôi dưỡng nên một người con ưu tú, trở thành vị lãnh tụ vĩ đại của nước nhà.
Hình ảnh giản dị ở làng Kim Liên
Về thăm quê Bác mới thấy được cây đa, giếng Cốc, nhà thờ họ Nguyễn Sinh, đặc biệt là nơi mà bác Hồ đã gắn bó trong những năm tháng thiếu thời, chính nơi đây đã chứng kiến quá trình mà Bác Hồ học tập, trưởng thành, nuôi dưỡng con người ưu tú của dân tộc Việt Nam, khởi nguồn của tinh thần yêu nước, cho ý chí của người anh hùng dân tộc.
Ngôi nhà thân thương đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt Nam. Nơi ấy đẹp như một bức tranh tĩnh lặng, với những mái tranh dưới lũy tre làng, tiếng võng đong đưa trưa hè, kèm theo lời ru của mẹ, câu ca dao xúc động,… Đây cũng là nơi sinh ra vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
Sau này, trải qua hơn 50 năm bôn ba xa cách tìm đường cứu nước, đưa đất nước thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp, Bác mới có dịp trở về thăm quê nhà vào những năm 1957 và 1961.
>>>Xem thêm: Nhà Xuân Bắc – Biệt phủ nhà vườn hoành tráng mà yên bình ở Hà Nội
Tham quan một số góc nhà Bác Hồ
Không gian bên ngoài
Ngôi nhà gỗ 5 gian, lợp mái tranh nhỏ bé và mộc mạc. Đây chính là nơi ở của cả gia đình Bác. Ngôi nhà là biểu tượng điển hình cho những ngôi nhà làng quê nông thôn Việt Nam, với kèo gỗ, tấm phên tre nứa, mái hiên, cổng ngõ cùng hàng râm bụt xanh cắt tỉa thẳng tắp.
Con người Bác vốn toát lên phong cách thanh cao, thanh bạch và đầy giản dị, yêu thích thiên nhiên. Ngôi nhà nhỏ bé, giản dị giữa thiên nhiên, cây cỏ, mái lá đơn sơ, vườn cây ao cá cũng như chính cuộc đời đầy thanh bạch, giản dị của Bác vậy.
>>>Xem thêm: Khám phá những điều thú vị về dinh vua Mèo – dinh thự trăm tỷ Hà Giang
Không gian trong nhà
Hai gian nhà phía ngoài là nơi đề thờ tổ tiên và tiếp khách, đàm đạo. Gian thứ ba là nơi ở của bà Nguyễn Thị Thanh – chị cả của Bác Hồ. Hai gian còn lại là nơi nghỉ và sinh hoạt của gia đình. Gian thứ tư kê phản gần cửa sổ là nơi cụ Nguyễn Sinh Sắc thường nằm đọc sách. Gian thứ năm kê bản là nơi nghỉ của hai anh em Bác Hồ.
Hiện vật trong ngôi nhà cho đến tận ngày nay vẫn còn được giữ lại gần như nguyên vẹn. Khách du lịch đến đây không thể không ấn tượng bởi sự giản dị và đơn sơ, vật dụng đều gần gũi, mộc mạc. Điều này là minh chứng lịch sử cho một thời kỳ gian khó của cả dân tộc Việt Nam, cho lòng quyết tâm dứt áo ra đi tìm đường cứu nước của Bác.
Bộ phản gỗ, nơi nghỉ ngơi của cụ Phó Bảng và hai con trai. Chiếc giường nhỏ của con gái. Rương, mâm gỗ,… Vật dụng trong nhà đơn sơ, giản dị tạo nên không gian yên bình cho du khách đến thăm.
Khi có dịp về với đất học Nghệ An, đừng quên ghé thăm làng Sen quê Bác để có dịp hiểu và thêm yêu quý mảnh đất miền Trung nơi đây. Đồng thời, trân trọng nhân cách lớn của vị lãnh tụ vĩ đại trong lịch sử Việt Nam – Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nhà sàn Bác Hồ
Nhà sàn của Bác ở đâu?
Nhà Bác Hồ nằm trong khu Phủ Chủ Tịch, thuộc quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Bên cạnh nhà Bác Hồ, Phủ Chủ Tịch gồm 15 công trình có giá trị khác như Đường mòn Bác Hồ, Ao Cá Bác Hồ, Nhà 54, nhà 67,…
Nhà sàn của Bác của gì đặc biệt?
Bề dày lịch sử
- Vào tháng 10 năm 1954, khi hòa bình trờ lại miền Bắc, chủ tịch Hồ Chí Minh trờ về thủ đô từ chiến khu Việt Bắc.
- Cuối tháng 12 năm 1954, Bác Hồ chuyển về sống tại Phủ Chủ Tịch, làm việc tại đây cho đến lúc lìa đời. Đây là giai đoạn quyết định sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Đó là lý do khu di tích Phủ Chủ Tịch là di tích quốc gia – trong đó có nhà sàn của Bác.
- Sau khi Bác qua đời, Chính phủ có chủ trương giữ gìn những hiện vật của bác, lưu truyền ngàn đời sau.
Kiến trúc nhà Bác Hồ
Nhà sàn Bác Hồ được xây dựng theo nét kiến trúc của dân tộc Tày, Thái theo nguyện vọng của Bác. Nét kiến trúc này là điều bác vô cùng yêu quý vì nó mang đậm dấu ấn ở chiến khu Việt Bắc. Ngôi nhà làm hoàn toàn bằng gỗ, lợp mái ngói, kết cấu gồm có 2 tầng.
Nhà có diện tích khoảng 65m2, 2 tầng được phân chia như sau:
- Tầng trên có 2 phòng: phòng ngủ và phòng làm việc cá nhân của Bác
- Tầng dưới dùng làm phòng khách, đây thường là nơi gặp mặt của các cán bộ trong bộ Chính Trị.
>>>Xem thêm: Nội thất gỗ – Xu hướng trường tồn với thời gian
Ngôi nhà sàn giản dị, nằm giữa lòng Sài thành, nép mình dưới những tán cây xanh tươi cùng hồ nước trong xanh. Xung quanh nhà Bác Hồ là vườn hoa, cây ăn quả tạo nên không gian thư giãn và tĩnh lặng.
Ý nghĩa nhà sàn Bác Hồ
Di tích nhà Bác Hồ không chỉ mang ý nghĩa dân tộc to lớn, mà còn là di sản văn hóa, kiến trúc thể hiện tư tưởng, phẩm chất của Hồ chủ tịch. Hiện nay, nhà sàn Bác Hồ đang là địa điểm tham quan nổi bật tại Hà Nội, là niềm tự hào của con dân đất Hà Thành nói riêng và con dân đất Việt nói chung.
Một số lưu ý khi tham quan nhà Bác Hồ
Vì đây là di tích lịch sử, mang tính chất trang nghiêm, thế nên bạn cần lưu ý những điều này khi tham quan nhà của Bác:
- Trang phục phải thật nghiêm túc, không nên mặc quần áo quá ngắn, có tính chất phản cảm. Quần áo chỉnh tề thể hiện sự tôn trọng của bạn đối với vị lãnh tụ vĩ đại đã khuất.
- Thái độ văn minh, lịch sự, không nên nói chuyện quá lớn, gây mất trật tự.
Trên đây là một số thông tin tổng hợp về nhà Bác Hồ cùng những điềm nổi bật về nơi Người từng sinh sống. Mong rằng bài viết trên cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết. Đừng quên đón đọc nhiều bài viết hữu ích khác trên Mogi.vn nhé.
>>>Xem thêm: Pháo Đài Láng – dấu ấn lịch sử trong lòng phố sầm uất